Nguồn gốc và ý nghĩa của tập tục múa lân Trung Thu

05/09/2023 18:39:45 735 lượt xem

Tết Trung thu tổ chức vào ngày rằm tháng 8 âm lịch với nhiều hoạt động như múa lân sư tử, trông trăng, rước đèn… Trong đó, tập tục múa lân trung thu có từ ngàn đời luôn được người lớn và trẻ con háo hức đón chờ nhưng ít ai biết tục độc đáo này có từ khi nào. Đọc ngay bài viết dưới đây để biết về nguồn gốc và ý nghĩa của tập tục độc đáo này nhé!

Nguồn gốc múa lân

Theo truyền thuyết kể rằng, tục múa lân trung thu có nguồn gốc từ sự tích Phật Di Lặc xuống trần gian để chế ngự kỳ lân nhằm bảo vệ người dân. Cụ thể, thuở sơ khai một con thú dữ cứ vào ngày rằng tháng 8 lại đến quấy phá khiến dân làng hoảng sợ. Ngày nọ, Đức Phật Di Lặc hoá thân thành một người bụng to, mặc đồ màu đỏ rực rỡ, tay cầm quạt thần xua đuổi ác thú, những người xung quanh khua chiêng dồn dập làm con ác thú khiếp sợ. Ông cho con ác thú ăn linh chi sau đó thu phục nó trở thành một con thú hiền lành, chỉ ăn cỏ cây và không còn phá dân làng nữa. Kể từ đó, hằng năm cứ vào dịp Tết Trung thu, ông Địa lại cùng lân hạ trần vui lễ cùng với mọi người và đem theo những may mắn, phước lành cho người dân. Nơi nào lân đi qua đất đai đều trở nên màu mỡ, tà ma bị đẩy lùi, người dân ấm no hạnh phúc.

Ý nghĩa của tập tục múa lân

Việt Nam sở hữu nền văn minh lúa nước hàng nghìn năm nay, thời xưa nhà nhà đều trồng lúa nên chỉ tranh thủ thời điểm kết thúc mùa vụ vào dịp Trung thu để nghỉ ngơi, hội họp với gia đình và người thân. Đây là lúc những chú lân kéo đến như lời cầu chúc, xua đuổi xui xẻo, cầu mong cho một vụ mùa bội thu, nửa năm khởi sắc. Do đó, cứ đến dịp Tết trung thu với rực rỡ sắc màu của đèn ông sao, đèn lồng, đèn kéo quân và tiếng cười vui của trẻ em, người lớn, không thể thiếu tiếng trống, tiếng chiêng của đội múa lân trung thu vang lên khắp xóm làng. Ngày nay, múa lân sư rồng còn xuất hiện ở những dịp như Tết Nguyên đán, khai trương với mong muốn những điều tốt đẹp sẽ đến.

Những đặc điểm của tập tục múa lân

Ngày nay, tuỳ theo vùng miền mà tập tục múa lân trung thu có tên gọi khác nhau. Tại miền Bắc thường được gọi là múa sư tử, miền Nam gọi là múa lân. Hoạt động múa lân sư rồng trung thu thường được diễn ra từ đêm ngày 12, 13 âm lịch và sôi động nhất trong đêm 14, 15 tháng 8 âm lịch.

Âm nhạc, nhạc cụ

Tục múa lân trung thu biểu diễn theo nhịp điệu riêng, lúc thì rộn ràng gấp gáp khi lại thong thả để mô tả chân thực quá trình thu phục kỳ lân của Đức Phật Di Lặc. Một số nhạc cụ không thể thiếu là trống, chiêng được những người nam khỏe mạnh đảm nhiệm để tạo ra những âm thanh sống động nhất. Mỗi quốc gia sẽ có một bài nhịp khác nhau dành cho bài múa lân sư rồng trung thu. Hiện nay, nhiều nơi đơn giản hoá chỉ cần phát nhạc thông qua một chiếc loa kéo phát nhạc cho đội múa lân rằm trung thu.

Trang phục

Đội múa lân rằm trung thu gồm một người đội chiếc đầu lân được làm bằng giấy bồi với những họa tiết vẽ tay thủ công sặc sỡ múa theo nhịp khua chiêng, trống gõ. Ngày nay ở một số nơi cải tiến đầu lân hiện đại với đôi mắt có thể nhấp nháy rất sinh động. Phần đuôi lân được làm bằng vải dài do một hoặc nhiều người phía sau phất theo nhịp múa của đầu lân. Những người thuộc đội múa lân đều mặc trang phục giống nhau tạo nên một thể thống nhất và đồng điệu trong từng nhịp di chuyển. Đội múa lân sư thường mặc trang phục màu đỏ hoặc màu vàng. Theo quan niệm của người Á Đông, màu vàng tượng trưng cho sự tươi mới, lạc quan, giác ngộ và tích cực. Trong khi đó, màu đỏ thể hiện cho sự hạnh phúc, may mắn, mang đến những điều an lành.

Các nhân vật đi kèm

Trong đội múa lân trung thu, không chỉ có những người điều khiển lân rồng mà còn một nhân vật rất quan trọng là ông Địa. Đây là nhân vật đầu hói, bụng phệ, đeo mặt nạ giấy bồi, tay cầm quạt phe phẩy, đùa giỡn với lân sư và người đến xem. Bên cạnh đó là những người cầm cờ ngũ sắc, cầm côn đi hộ vệ đầu lân. Đội múa lân sư rồng trung thu đi đến đâu là náo nhiệt đến đó, là trẻ em, người lớn ùa ra xem rồi cùng hoà vào dòng người chơi trăng đêm rằm.

Có thể thấy, dù xã hội ngày càng phát triển với nhiều hoạt động giải trí mới lạ nhưng dịp Tết đoàn viên không bao giờ có thể thiếu tục múa lân trung thu và được nhiều người háo hức đón xem. Hy vọng với những thông tin trên bạn sẽ hiểu, yêu thêm những phong tục truyền thống và có ý thức lưu giữ, phát triển các giá trị nhân văn này.

50 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Nghi thức tụng kinh Kim Cang

Kiến thức 27/08/2024 15:59:35

Nghi thức tụng kinh Kim Cang

Kiến thức 27-08-2024 15:59:35

Kinh Kim Cang Bát-nhã Ba-la-mật (Vajrachedikā Prajñāpāramitā) là một bài kinh ngắn khoảng 6.000 từ, tiêu biểu cho Phật giáo Đại thừa và phổ biến ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, cùng Đông Nam Á.
95 lượt xem 0 Bình luận

Cách tụng kinh Trường Thọ Diệt Tội

Kiến thức 27/08/2024 15:47:19

Cách tụng kinh Trường Thọ Diệt Tội

Kiến thức 27-08-2024 15:47:19

Kinh Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni bảo vệ trẻ em và giúp hóa giải nghiệp chướng, đặc biệt dành cho những ai muốn sám hối và thanh tịnh tâm hồn sau những hành động không may.
14352 lượt xem 0 Bình luận

Tại sao trước ngực của tượng Phật có hình chữ Vạn?

Kiến thức 26/08/2024 17:35:00

Tại sao lễ Phật phải cúi đầu?

Kiến thức 26/08/2024 15:36:44

Hướng dẫn chép kinh Pháp Cú

Kiến thức 24/08/2024 10:51:00

Hướng dẫn chép kinh Pháp Cú

Kiến thức 24-08-2024 10:51:00

Kinh Pháp Cú là tập hợp những lời dạy ngắn gọn và sâu sắc của Đức Phật, được xem như những bài kệ quý giá, chứa đựng tinh hoa của đạo Phật.
2483 lượt xem 0 Bình luận