Những đóng góp cho chấn hưng Phật giáo của Đệ nhất Pháp chủ Thích Đức Nhuận

25/12/2023 13:54:03 442 lượt xem

Đức đệ nhất Pháp chủ GHPGVN – cố Đại lão Hòa thượng.Thích Đức Nhuận là bậc đống lương trong chốn thiền môn song toàn hạnh tuệ, là tấm gương sáng cho các thế hệ hậu học. Ngài dành trọn sự nghiệp cống hiến cho lý tưởng hoằng pháp lợi sinh, chấn hưng, thống nhất và hòa hợp Phật giáo, góp phần đoàn kết và phụng sự dân tộc. Nhân kỷ niệm tròn 30 năm cố Đại lão hòa thượng viên tịch chúng ta sẽ cùng ôn lại đạo nghiệp và đóng góp to lớn của Ngài trong công cuộc chấn hưng Phật giáo nước nhà.

Cố Đại lão Hòa thượng Thích Đức Nhuận là một vị cao tăng đã trọn đời hiến dâng cho lý tưởng hoằng pháp độ sinh; nhiệt tâm góp phần to lớn vào sự nghiệp làm sáng danh Phật giáo và dân tộc Việt Nam; là tấm gương sáng trong tu thân, hành đạo.

Ngài luôn lấy giới hạnh làm thân giáo để răn dạy, sách tấn kẻ hậu lai; luôn thể hiện tinh thần bi, trí, dũng trong công hạnh vô ngã vị tha, tận lực chuyên tâm vào sự nghiệp hoằng dương chính pháp, chú trọng đào tạo tăng tài để có nguồn nhân lực tăng ni có đạo hạnh phục vụ nhân gian.

Thế kỷ 20 là thế kỷ của chấn hưng Phật giáo Việt Nam. Cũng như văn hoá, cũng như tiếng Việt, Phật giáo Việt Nam còn thì dân tộc còn. Bởi Phật giáo hàng nghìn năm qua là trái tim của những ngôi làng Việt. Vì vậy, chấn hưng Phật giáo xét đến cùng chính là chấn hưng văn hoá, chấn hưng sức mạnh của dân tộc. Con đường thiết thực nhất chính là nâng cao dân trí, là đầu tư cho sự nghiệp giáo dục.

Năm 1940, sau nhiều năm tầm sư học đạo, cố Đại lão Thích Đức Nhuận trở về trụ trì chùa Đồng Đắc – nơi Ngài đã xuất gia. Ngay lập tức năm 1941, ngài đã cho mở trường học Phật pháp gia giáo. Hầu như tất cả chư Tăng nổi tiếng phía bắc thời đó đều đã theo học tại ngôi chùa miền quê Kim Sơn này. Trong số những học trò xuất thân từ ngôi trường Phật học này, giờ đây có những vị đang thay thế Ngài đứng trên pháp tòa, tiếp tục khơi dòng trí tuệ, thắp sáng ngọn đèn chánh pháp để nhân sinh trở về Bản thể Chân Như, thanh tịnh.

Ngài quan niệm rằng hành động đúng là do tư tưởng, tư tưởng đúng là do giáo dục. Học tri thức và phải ứng dụng tri thức học được, kết hợp niềm tin với thực hành thì mới có thể sáng đạo trong đời. Tuỳ duyên bất biến, bất biến tùy duyên.

Sự nghiệp và công đức của ngài gắn liền với sứ mệnh thống nhất Phật giáo Việt Nam cũng như với hoạt động giáo dục trồng Tăng. Sau năm 1975, Việt Nam hoàn toàn thống nhất, nhưng Phật giáo nước nhà lại chưa quy về một mối. Nhu cầu cấp thiết khi đó là phải có một mái nhà chung cho Tăng Ni, Phật tử Việt Nam và cố đại lão hòa thượng Thích Đức Nhuận là vị giáo phẩm được chư tôn đức tin tưởng.

Ngày 7/11/1981, đã ghi dấu ấn là một sự kiện lịch sử trọng đại mang đầy ý nghĩa đối với tăng ni, cư sĩ Phật tử Việt Nam. Đó là ngày các tổ chức, hệ phái Phật giáo trong cả nước đã chung sức, chung lòng, nhất tâm thành lập ngôi nhà chung GHPGVN. Sau 2 lần khiêm tốn từ chối, đến lần thứ ba, để nhận lời đảm trách ngôi vị Pháp chủ, Ngài đề nghị toàn thể Đại hội chấp thuận đưa những đề đạt lên Chính phủ, cho phép Giáo hội được thực hiện 3 vấn đề cơ bản, đó là: công nhận việc người thừa kế ở chùa và người làm việc trong chùa; tín đồ Phật giáo tự do đến chùa lễ Phật, nghe giảng giáo lý và mở các trường Phật học.

Để đào tạo ra những Tăng Ni xuất chúng, ngài luôn chú ý bản thân phải làm hình mẫu, nhất là về hai mặt học phong và đạo phong. Tăng Ni trước là phải có kiến thức Phật học để hoằng pháp, sau là rèn luyện ý chí, rèn luyện cốt cách của người con Phật. Qua đó, phát triển giáo pháp trong xã hội.

Với 97 tuổi đời, 77 tuổi đạo với nhiều công việc nhiều cương vị trong tổ chức phật giáo lúc bấy giờ, cuộc đời và sự cống hiến cho đạo pháp, cho dân tộc của cố Đại lão Hòa thượng Thích Đức Nhuận – vị Pháp chủ đầu tiên của GHPGVN – là tấm gương tiêu biểu về hoạt động không mệt mỏi để chấn hưng Phật giáo, để truyền bá Phật cho đông đảo tăng ni, Phật tử và nhân dân – làm rõ bản chất tốt đẹp của Phật giáo, khơi dậy lòng vị tha, lòng nhân ái trong mỗi con người, nhằm góp phần kiến tạo xã hội, mà ở đó, mọi người sống với nhau trong tình yêu thương và sự khoan dung. Với đạo hạnh trong sáng, kiến thức Phật học uyên thâm, tinh nghiêm giới luật, cố Đại lão Hòa thượng luôn được đông đảo tăng ni và Phật tử trong cả nước quý kính.

https://youtu.be/4JwAjT2UrTs?si=SiXPLyZcsROIsxx5

Đón xem các thông tin, chương trình hấp dẫn khác của Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên trên kênh YouTube.

28 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Khai mạc Khóa bồi dưỡng kiến thức về giới luật khu vực phía Bắc

Tin Phật sự 17/11/2024 18:18:23

Thông bạch của Giáo hội về việc tổ chức Đại lễ tưởng niệm Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tin Phật sự 12/11/2024 14:14:49

Trung ương Giáo hội viếng tang cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh

Tin Phật sự 07/11/2024 11:48:06

Cháy chùa Phổ Quang 800 tuổi ở Phú Thọ

Tin Phật sự 23/10/2024 15:22:49

Kỷ niệm 35 năm Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam: Tầm nhìn, Sứ mệnh và Di sản

Tin Phật sự 19/10/2024 21:05:57