Những hình ảnh ấn tượng nhất trong đại lễ Phật đản 2023 tại chùa Ba Vàng
Ngày 21/5, Đại lễ Phật đản 2023 và khánh thành toà giảng đường trên núi lớn nhất thế giới đã diễn ra tại chùa Ba Vàng. Đây là hoạt động quan trọng nằm trong chuỗi sự kiện chào mừng Đại lễ Vesak Liên hợp Quốc trong nước và quốc tế.
Nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh, chùa Ba Vàng long trọng tổ chức Đại lễ Phật đản 2023 và Khánh thành tòa giảng đường trên núi. Đây là công trình được Tổ chức Kỷ lục thế giới và Liên minh Kỷ lục thế giới xác lập là “Tòa giảng đường trên núi lớn nhất thế giới”.
Lãnh đạo Trung ương GHPG Việt Nam; Ban Trị sự Phật giáo các địa phương trong cả nước dự Đại lễ.
Quang lâm chứng minh buổi lễ, có: Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Dục – Phó Pháp Chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo (GHPG) Việt Nam; Hòa thượng Thích Thiện Nhơn – Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Tăng sự Trung ương; Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Hòa thượng Thích Thiện Pháp – đồng Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự; chư Tôn đức Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Văn phòng 1 và 2 Trung ương GHPG Việt Nam; Ban Trị sự Phật giáo các địa phương trong cả nước…
Cùng các chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Chư tôn đức Tăng Ni các hệ phái đến từ nhiều quốc gia như: Lào, Campuchia, Thái Lan, Bangladesh, Bhutan, Sri Lanka…; cùng trên 6 vạn Phật tử, nhân dân đến từ các địa phương trong nước và nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
Bên cạnh đó, tham dự Đại lễ còn có các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; nhiều cơ quan ban, ngành Trung ương, tỉnh Quảng Ninh và Tp. Uông Bí.
Sau khi được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch, bảo tồn, tôn tạo chùa Ba Vàng. Ngày 1/1/2021, chùa Ba Vàng chính thức khởi công xây dựng giai đoạn 1. Trải qua hơn 3 năm thi công, ngày 9/3/2021 khánh thành Đại Hùng Bảo Điện chùa Ba Vàng và đón nhận nhận kỷ lục Ngôi Chánh Điện trên núi lớn nhất Đông Dương, sự kiện này góp phần tô đậm cảnh sắc Phật đài nơi miền Kinh đô Phật giáo một thời vang danh.
Nhằm đáp ứng nhu cầu tu học của đại chúng và phục vụ nhân dân, chư Tăng tại chùa chỉ đạo Ban Quản lý dự án tiếp tục lên kế hoạch xây dựng giai đoạn 2, gồm các hạng mục như: tòa Đại giảng đường với tổng kinh phí xây dựng gần 300 tỷ đồng, Đại Trai đường 70 tỷ đồng, nhà bếp 80 tỷ đồng, khu nhà Phật tử, Cầu Vàng và tượng đài Phật dân sinh…
Trụ trì Chùa Ba Vàng Thích Trúc Thái Minh nhận Bằng Kỷ lục thế giới đạt tiêu chí Ngôi chùa sở hữu tòa Đại giảng đường Phật giáo trên núi lớn nhất thế giới, do Liên minh Kỷ lục Thế giới – WorldKings trao tặng.
Đặc biệt, công trình Đại giảng đường được khởi công xây dựng từ năm 2016 và hoàn thành năm 2021. Tòa giảng đường được thiết kết 2 tầng với tổng diện tích mặt sàn lên tới 11.904m2. Chiều cao nơi cao nhất là 31,80m, chiều dài nơi dài nhất 90,73m và chiều rộng nơi rộng nhất 71,85m. Với công trình tâm linh Phật giáo đồ sộ, chùa Ba Vàng đã được Tổ chức Kỷ lục thế giới và Liên minh Kỷ lục thế giới xác lập là “Tòa giảng đường trên núi lớn nhất thế giới”.
Chư Tăng Ni Chùa Ba Vàng, đại biểu Phật giáo thế giới và hàng ngàn Phật tử, nhân dân nhiều địa phương về dự Đại lễ
Sau nghi thức, Chư Tôn đức, lãnh đạo đạo GHPG Việt Nam, đại biểu Phật giáo thế giới và các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp cùng tiến về Toà giảng đường trên núi lớn nhất thế giới thực hiện nghi thức cắt băng khánh thành và thăm quan 2 tầng bên trong giảng đường trong niềm tôn kính và chào mừng nồng nhiệt của hơn 60.000 Phật tử, nhân dân tham dự.
Chư Tôn đức, lãnh đạo đạo GHPG Việt Nam, đại biểu Phật giáo thế giới và các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp thực hiện nghi thức cắt băng khánh thành.
Tòa Đại giảng đường Chùa Ba Vàng
Theo truyền thống kính mừng Đại lễ Phật đản, Hoà thượng Chủ tịch và nhị vị Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự GHPG Việt Nam đối trước Tôn tượng Phật đản sinh dâng hướng cùng dường và chủ trì khoá lễ tụng kinh khánh đản để cầu nguyện quốc thái dân an, thế giới hoà bình, chúng sinh an lạc. Bên cạnh đó, theo truyền thống kính mừng Đức Phật đản sinh, chư Tôn đức và đại biểu cùng thực hiện nghi thức Mộc dục (tắm Phật) – cúng dường nước thơm lên kim thân của Đức Phật đón mừng Thái tử Tất Đạt Đa thị hiện trên cõi Ta Bà mở ra con đường Giác ngộ cho chúng sinh.
Buổi chiều cùng ngày, chư tôn Hoà thượng, Thượng toạ, chư tôn đức Tăng Ni Tăng Ni GHPG Việt Nam; Chư Tăng Ni Chùa Ba Vàng, đại biểu Phật giáo thế giới và hơn 60.000 Phật tử, nhân dân tham gia chương trình múa đồng diễn và Diễu xe hoa kính mừng Phật đản được tổ chức tại khuôn viên chùa Ba Vàng.
Một số hình ảnh ghi lại tại buổi lễ tại chùa Ba Vàng:
Tin liên quan
Công tác từ thiện xã hội trong lòng Phật giáo
Đặc biệt 07/10/2024 10:44:03
Công tác từ thiện xã hội trong lòng Phật giáo
Đặc biệt 07-10-2024 10:44:03
Hiểu rõ Thông tư 04 về quản lý tiền công đức
Đặc biệt 28/09/2024 11:08:13
Hiểu rõ Thông tư 04 về quản lý tiền công đức
Đặc biệt 28-09-2024 11:08:13
Lan tỏa phong trào hiến tặng mô, tạng – Ý nghĩa cao cả và những rào cản còn tồn tại
Sự kiện 20/09/2024 13:46:58
Lan tỏa phong trào hiến tặng mô, tạng – Ý nghĩa cao cả và những rào cản còn tồn tại
Sự kiện 20-09-2024 13:46:58
Tầm vóc và ý nghĩa của việc thành lập Ban Quản trị cơ sở tự viện
Sự kiện 23/08/2024 14:24:55
Tầm vóc và ý nghĩa của việc thành lập Ban Quản trị cơ sở tự viện
Sự kiện 23-08-2024 14:24:55
Nghi lễ Vu Lan Báo Hiếu trong Phật giáo
Vu Lan 18/08/2024 15:04:57
Nghi lễ Vu Lan Báo Hiếu trong Phật giáo
Vu Lan 18-08-2024 15:04:57
33 lượt thích 0 bình luận