Những vị tu sĩ gắn với cuộc sống người đồng bào

08/11/2023 10:02:18 207 lượt xem

Đồng hành cùng Giáo hội Phật giáo Việt Nam hơn 42 năm qua, hệ phái Khất sĩ luôn là thành viên tích cực đóng góp không chỉ về tổ chức, nhân sự, Phật sự và các hoạt động xã hội; mà còn chung tay xây dựng Giáo hội vững mạnh, ổn định, phát triển. Trong không khí thiêng liêng hướng đến Lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh Tổ sư Minh Đăng Quang, kính mời quý vị cùng nhìn lại những thành tựu và đóng góp của hệ phái Khất sĩ – một hệ phái Phật giáo mà Tổ sư đã có công sáng lập.

Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam là một hệ phái Phật giáo mới, vừa cố gắng khôi phục những giá trị của Phật giáo khởi nguyên, vừa thể hiện được hơi thở của thời đại. Hình thành từ đồng bằng sông Cửu Long, Phật giáo Khất sĩ đã nhanh chóng phát triển khắp hai miền Nam và Trung trong ba thập niên 1940 – 1970. Từ thập niên 1980 đến nay, hệ phái Khất sĩ lan tỏa ra một số địa phương ở miền Bắc và nhiều quốc gia trên thế giới.

Sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của truyền thống Khất sĩ trong thế kỷ qua đã trở thành một hiện tượng đặc sắc của Phật giáo Việt Nam. Tuy vậy, thành quả đó không hề dễ dàng. Trái lại, lịch sử hình thành và phát triển của hệ phái là một quá trình đầy gian nan. Từ những bước chân đầu tiên của Tổ sư Minh Đăng Quang, bao thế hệ tiếp nối đã lên đường du hóa không mệt mỏi, góp phần xây dựng nền Phật giáo đặc thù của dân tộc.

Đến nay, các nghiên cứu ở Việt Nam chưa thống nhất thời điểm hình thành Phật giáo Khất sĩ. Thông qua sự kiện đức Tổ sư đắc đạo thì năm 1944 là thời điểm khai sáng Đạo Phật Khất sĩ Việt Nam với tư cách là một truyền thống Phật giáo. Trong k hi đó, thông qua sự kiện Tăng đoàn được hình thành thì năm 1947 là thời điểm hình thành Giáo hội Tăng-già Khất sĩ với tư cách là một đoàn thể Phật giáo.

Cuối năm 1948, tịnh xá Ngọc Viên (Vĩnh Long) ra đời, trở thành trung tâm hoằng pháp của giáo hội. Từ đây, những bước chân Khất sĩ không ngừng nghỉ khắp các tỉnh thành vùng Nam Bộ.

Trước năm 1975, Phật giáo Khất sĩ có ba tổ chức giáo hội, số lượng tịnh xá khoảng 250 ngôi, số lượng Tăng ni khoảng 500 vị. 1958: Ni sư Huỳnh Liên đã thành lập Giáo —hội Ni giới Khất sĩ Việt Nam. 1964: Thành lập Giáo hội Tăng-già Khất sĩ Việt Nam. 1971: Thành lập Giáo hội Khất sĩ Việt Nam, hoạt động độc lập với Giáo hội Tăng-già Khất sĩ Việt Nam. (kẻ bảng)

Sau khi đất nước hòa bình, Hội nghị Thống nhất Phật giáo Việt Nam diễn ra vào năm 1981, quyết định thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Khi đó, Giáo hội Tăng-già Khất sĩ Việt Nam là một trong chín tổ chức thành viên sáng lập, trở thành một bộ phận của giá–o hội với danh xưng hệ phái Khất sĩ. Hiện nay, hệ phái Khất sĩ có sáu giáo đoàn Tăng, bên cạnh đó Ni giới hệ phái được xem như một giáo đoàn. Ngoài ra, có năm hội chúng Ni không trực thuộc Ni giới hệ phái mà trực thuộc giáo đoàn Tăng.

Hơn 40 năm gia nhập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, số lượng Tăng, Ni, cư sĩ thuộc hệ phái Khất sĩ đều gia tăng, cả trong nước và ở nước ngoài. Năm 1993, cả nước có 15.777 Tăng ni tham gia Giáo hội Phật giáo Việt Nam, hệ phái Khất sĩ có 245 Tăng ni (chiếm 1,55%). Năm 2022, cả nước có 55.345 Tăng ni tham gia Giáo hội Phật giáo Việt Nam, hệ phái Khất sĩ có 5.178 Tăng ni (chiếm 9,35%), trong số đó có trên 1.400 chư Ni.

Nét đặc trưng dễ thấy của hệ phái Khất sĩ là hình ảnh của ngôi tịnh xá với mái bát giác, một mô hình được tạo tác từ Tổ sư khai sáng, tạo nên biểu tượng rất riêng. Nơi thờ giáo pháp của đức Phật, nơi sinh hoạt, tu học, hành trì của tu sĩ và tứ chúng không gọi là chùa hay thiền viện,… mà gọi là tịnh xá, một không gian chú trọng nhiều vào việc tĩnh lặng nghỉ ngơi và tu tâm, thường yên tĩnh. Đến nay, cả nước có hơn 600 ngôi tịnh xá.

Hệ phái Khất sĩ lấy tôn chỉ “Nối truyền Thích-ca Chánh pháp” xây dựng Tăng đoàn theo mô hình thời đức Phật, đề cao hạnh “Khất sĩ”: Thực hiện tu hành sáng nghĩa qua kinh điển, sống giản dị, ba y một bát, không tài sản, ngày khất thực độ đời, dùng đức độ đi vào niềm tin của quần chúng. Do hoàn cảnh thời đại, hầu hết Tăng Ni tu học tại tịnh xá, không thể đi khất thực như phương châm ban đầu của hệ phái. Song, bên cạnh các sinh hoạt truyền thống, hệ phái tổ chức nhiều hoạt động tu tập mới nhằm duy trì sự ổn định và phát triển cho Tăng-già như K hóa tu Truyền thống Khất sĩ, Khóa Bồi dưỡng trụ trì, Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh… Song hành với việc tu, việc học cũng được chú trọng. Đất nước mở cửa và hội nhập đã tạo cho Tăng, Ni có cơ hội du học ở các trường đại học Phật giáo lớn trên thế giới, trở về đóng góp cho hệ phái, cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cho đất nước.

Mới đây, Hội thảo “Hệ phái Khất sĩ: Tư tưởng Phật học, lịch sử truyền thừa và những đóng góp” do Viện Nghiên cứu Phật học VN, Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội VN, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia TP. HCM và Hệ phái Khất sĩ phối hợp tổ chức đã diễn ra đúng dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Tổ sư Minh Đăng Quang. Đây là hội thảo lần thứ 2 về Tổ sư Minh Đăng Quang và Hệ phái Khất sĩ. Ban tổ chức đánh giá cao những đóng góp của Hệ phái trong ngôi nhà chung của GHPGVN cũng như trong quá trình tham gia xây dựng và phát triển đất nước.

Từ một trường phái mới hình thành, trong vòng chưa đầy một thế kỷ, Đạo Phật Khất sĩ Việt Nam đã phát triển nhanh và mạnh, có mặt gần như khắp đất nước và lan tỏa ra nước ngoài. Thành tựu đó quả thật ít cộng đồng tôn giáo nào có được; mà đằng sau đó là quá trình vô vàn khó khăn. Trong ngôi nhà chung GHPGVN, hệ phái Khất sĩ luôn giữ vững tinh thần truyền thống “Nối truyền Thích ca Chánh pháp” và hòa hợp, song hành cùng với sự phát triển của đất nước và dân tộc.

Đón xem các thông tin, chương trình hấp dẫn khác của Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên trên kênh YouTube.

18 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Chủ tịch Ủy ban Tổ chức Đại lễ Vesak LHQ gặp lãnh đạo TP.HCM

Tin Phật sự 28/09/2024 08:51:53

Chủ tịch Ủy ban Tổ chức Đại lễ Vesak LHQ gặp lãnh đạo TP.HCM

Tin Phật sự 28-09-2024 08:51:53

Chiều tối 27/9, ông Phan Văn Mãi - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP.HCM đã có buổi tiếp Hòa thượng, GS.TS Phra Brahmapundit - Chủ tịch Ủy ban Quốc tế Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc (ICDV) cùng phái đoàn ICDV, nhằm trao đổi và thống nhất các công tác chuẩn bị tổ chức Đại lễ Vesak LHQ vào năm 2025.
491 lượt xem 0 Bình luận

Họp báo công bố Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 tại Việt Nam

Tin Phật sự 27/09/2024 21:39:02

Phiên họp thứ nhất chuẩn bị cho Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 giữa ICDV và GHPGVN

Tin Phật sự 27/09/2024 11:52:08

Phật giáo tỉnh Quảng Trị chung tay ủng hộ đồng bào bão lũ 400 triệu đồng

Tin Phật sự 23/09/2024 10:53:25

Phật giáo tỉnh Quảng Trị chung tay ủng hộ đồng bào bão lũ 400 triệu đồng

Tin Phật sự 23-09-2024 10:53:25

Sáng ngày 23/09, Hòa thượng Thích Thiện Tấn - Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Trị đại diện Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Trị trao tặng số tiền 400 triệu đồng ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt tại Văn phòng I Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, chùa Quán Sứ (Hà Nội).
2758 lượt xem 0 Bình luận

Tô bồi đạo đức giới trẻ

Tin Phật sự 20/09/2024 17:32:15

Tô bồi đạo đức giới trẻ

Tin Phật sự 20-09-2024 17:32:15

Thời buổi công nghệ hiện đại, mặc dù được tiếp xúc với nhiều điều mới mẻ, nhưng ngày càng có nhiều bạn trẻ mong muốn tìm đến phật pháp để tu học và hướng đến giá trị nhân văn, điều thiện lành. Câu chuyện của các bạn trẻ Hương Từ bi mà chương trình muốn gửi đến quý vị ngay sau đây là một minh chứng rõ nét cho điều đó.
1606 lượt xem 0 Bình luận