Phật Di Lặc là ai? Hoá thân và ý nghĩa hình tượng Phật Di Lặc

22/02/2024 07:02:54 1353 lượt xem

Theo kinh điển Phật giáo và truyền thuyết kể lại thì Phật Di Lặc là vị Phật kế thừa Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Bồ Tát Di Lặc đạt giác ngộ, giáo hóa chúng sinh, chứng ngộ thành Phật. Bồ Tát Di Lặc sẽ giáng sinh trong 30.000 năm nữa theo năm cõi trời Đâu-suất khi Phật Pháp trên cõi Diêm phù đề bị lãng quên.

Phật Di Lặc là ai?

Phật Di Lặc là Đức Phật tương lai có miệng cười tươi, biểu hiện cho sự an lạc, niềm may mắn và hạnh phúc.

Phật Di Lặc là ai_ Hoá thân và ý nghĩa hình tượng Phật Di Lặc

Phật Di Lặc có tên tiếng Phạn là Metteyya với ý nghĩa là Người có lòng từ bi. Theo Tùy Hỷ trong Kinh Pháp Hoa và Kinh Bình Đẳng Giác thì Di Lặc là A-dật-đa, là vị đệ tử của Phật Thích Ca. Còn theo Kinh Thuyết Bản, Kinh Xuất Diệu và Luận Đại Tỳ-bà-sa 178 thì Di Lặc Phật và A-dật-đa hoàn toàn khác nhau.

Hoá thân của Phật Di Lặc

Bồ Tát Di Lặc theo truyền thuyết kể lại có nhiều hóa thân khác nhau. Trong đó, có 2 hóa thân theo Phật giáo Trung Hoa như sau: 

Hóa thân Ngài Tăng Can

Ngài Tăng Can sống ở thế kỷ thứ sáu trong 1 cái am gần chùa Quốc Thanh và đi thuyết giáo khắp nơi. Nhiều lúc Ngài cỡi cọp đi thuyết giáo về khiến mọi người kinh sợ.

Bỗng một ngày, Ngài ôm về một đứa bé gửi vào chùa có tên là Thập Đắc và 1 người ăn mày khác là Hàn Sơn. Thập Đắc và Hàn Sơn thường ăn mặc rách rưới, ngủ ngoài hành lang, ăn cơm thừa canh cặn của chúng. 

Phật Di Lặc là ai_ Hoá thân và ý nghĩa hình tượng Phật Di Lặc (2)

Tuy nhiên, 2 người này đã trèo lên cổ của tượng ngài Văn Thù Sư Lợi và ngài Phổ Hiền Bồ Tát ngồi và bị trụ trì chùa quở trách. Có ông quan huyện mắc bệnh nan y mơ thấy Ngài Tăng Can xưng là Đức Di Lặc hướng dẫn ông đảnh lễ Bồ Tát Văn Thù và Phổ Hiền Bồ Tát để có phương thuốc uống hết bệnh. 

Ngài Tăng Can bảo ông quan huyện vào chùa Quốc Thanh hỏi tên Hàn Sơn, Thập Đắc bởi đây là 2 vị Bồ Tát Văn thù và Phổ Hiền. Quan huyện khi nhìn thấy 2 người liền quỳ xuống lạy khiến cho 2 Ngài chạy tuốt vô rừng bởi biết thân phận đã bại lộ. Lúc bấy giờ mọi người mới biết 2 vị là hiện thân của Văn Thù và Phổ Hiền Bồ Tát, và ngài Tăng Can là hiện thân Đức Phật Di Lặc.

Phật Di Lặc là ai_ Hoá thân và ý nghĩa hình tượng Phật Di Lặc (7)

Hóa thân Bố Đại Hòa Thượng

Một hóa thân khác của Ngài Di Lặc Phật nữa là Bố Đại Hòa Thượng trong Phật Giáo Trung Hoa. Ngài là vị hòa thượng tu ở chùa Lương Nhạc Lâm có pháp danh Khiết Thử, hiệu Trường Thanh Tử, viên tịch năm 917.

Ngài là vị sư mập, mặt tròn, bụng phệ, gương mặt vui tươi và trên vai đeo một cái túi vải. Bố Đại Hòa Thượng là vị Hòa thượng đeo túi vải những đồ xin được và cho trẻ con khi gặp. Ngài sống tự tại, và khi biết mình sắp thị tịch, Ngài trở về chùa ngồi bên bàn đá làm một bài kệ rồi tịch.  

Phật Di Lặc là ai_ Hoá thân và ý nghĩa hình tượng Phật Di Lặc (4)

Nhờ bài kệ trước khi viên tịch đó mà người ta mới biết Bố Đại Hòa thượng là hóa thân Phật Di Lặc. Đây là hình ảnh Phật Di Lặc thường được thờ phụng tại các ngôi chùa của Việt Nam hiện nay. 

Ý nghĩa hình tượng Phật Di Lặc 

Phật Di Lặc có tượng mạo cơ thể mập mạp, khỏe mạnh, mặc áo hở rốn và đi chân đất. Đặc biệt hơn là nụ cười hoan hỉ thể hiện cho tấm lòng bao dung độ lượng của Ngài. Khi nhìn thấy nụ cười của Ngài, ai cũng cảm nhận được sự vô lượng từ tâm, thanh thản nhẹ nhàng. 

Ngoài ra, Ngài còn có tướng dái tai dài thể hiện sự biết lắng nghe, không làm phật lòng một ai. Còn tướng bụng tròn chính là biểu hiện của lòng từ bi rộng lớn của Ngài chứa hết mọi buồn đau của cuộc đời.

Phật Di Lặc là ai_ Hoá thân và ý nghĩa hình tượng Phật Di Lặc (3)

Hình tượng Di Lặc Phật trong phong thủy đại diện cho sự hạnh phúc tuyệt đối. Chỉ cần ngắm nhìn khuôn mặt của Ông Phật Di Lặc thì chúng ta sẽ giảm thiểu phiền muộn, căng thẳng. 

Ý nghĩa hình dáng tượng Tượng Di Lặc Ngũ Phúc

Tượng Di Lặc Ngũ Phúc khắc họa hình ảnh 5 người con quây quần bên  Di Lặc Phật tượng trưng cho mắt, mũi, tai, lưỡi, thân. Mỗi đứa trẻ sẽ có cư xử khác nhau như kéo tai, nghịch mắt… 

Đặc biệt, hình ảnh Ngài Phật Di Lặc luôn mỉm cười khi bị lũ trẻ quấy nhiễu  ứng với lời Phật dạy là khi ngũ căn tiếp xúc với ngoại cảnh giống mây đen che khuất nhân tâm.

Đặt tượng Di Lặc Ngũ Phúc trong nhà mang ý nghĩa của sự sum vầy, hạnh phúc. Song song đó là lời nhắc nhở mọi người cần giữ tinh thần lạc quan, tĩnh tại.

Phật Di Lặc là ai_ Hoá thân và ý nghĩa hình tượng Phật Di Lặc (5)

Ý nghĩa hình tượng Di Lặc Phật ngồi gốc đào, cầm cành đào 

Hình tượng Di Lặc Phật bên cây đào mang ý nghĩa cầu mong sức khỏe và sự trường thọ. Ngoài ra, theo phong thủy, cành đào còn có công dụng trấn áp tà khí, thu hút tài lộc cho gia đình. Ngồi dưới gốc đào nở nụ cười phúc hậu, Ngài Di Lặc Phật sẽ mang đến niềm vui và tiếng cười cho mọi người.

Hình tượng Phật Di Lặc ngồi dưới gốc tùng

Cây tùng tượng trưng cho mùa xuân, sức sống mạnh mẽ, chống chọi mọi nghịch cảnh. Hình tượng Phật Di Lặc ngồi dưới gốc tùng với ý nghĩa nghị lực sống mạnh mẽ, vượt lên số phận. Ngoài ra, hình tượng còn là sự cầu mong tránh được bệnh tật, tai ương.

Phật Di Lặc là ai_ Hoá thân và ý nghĩa hình tượng Phật Di Lặc (6)

Tượng Di Lặc cùng dây tiền vàng 

Hình tượng Phật Di Lặc với dây tiền vàng theo ý nghĩa phong thủy chính là lời mong ước có cuộc sống giàu sang, sung túc. 

Hình tượng Di Lặc vác cây gậy như ý

Cây trượng như ý tượng trưng cho quyền lực tối cao. Hình tượng Di Lặc Phật cầm trượng theo ý mình mang ý nghĩa đại diện cho sự tăng tiến, thuận buồm xuôi gió.

Phật Di Lặc là ai_ Hoá thân và ý nghĩa hình tượng Phật Di Lặc (8)

Trên đây là những chia sẻ về Đức Phật Di Lặc với những hóa thân và ý nghĩa hình tượng Ngài. Ngài Di Lặc Phật với nụ cười tươi đem đến niềm vui, hạnh phúc cho mọi người. Chúng ta nên học tập theo Ngài với tấm lòng từ bi, yêu cuộc đời để nhận lấy hạnh phúc. 

32 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Đội trưởng Đội lái xe cứu thương 0 đồng và tâm nguyện làm từ thiện

Nhân vật 03/10/2024 11:24:41

Người đàn ông ăn chay trường từ nhỏ, ‘mê’ làm từ thiện

Nhân vật 02/10/2024 11:22:01

Phật tử Nguyễn Bá Hội: Thay đổi thói quen mỗi ngày chính là thay đổi hành vi mỗi người

Nhân vật 25/09/2024 15:57:47

Phật tử Nguyễn Bá Hội: Tin vào luật nhân quả, thay đổi từ việc thực hành sống xanh

Nhân vật 24/09/2024 13:49:56

Kình ngư “không chân” Nguyễn Hồng Lợi: Học cách chấp nhận để cuộc sống nhẹ nhàng hơn

Nhân vật 19/09/2024 14:45:37