Phật Quan Thế Âm là ai? Ý nghĩa và sự tích của Quan Thế Âm
Quan Thế Âm Bồ Tát hiện thân cho sự từ bi và trí tuệ trong Phật giáo. Ngài luôn có vị trí vô cùng quan trọng trong Phật giáo Đại Thừa hay trong tín ngưỡng dân gian. Vậy ý nghĩa và sự tích Phật Quan Âm Bồ Tát như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức hữu ích về vị Bồ Tát này.
Phật Quan Thế Âm là ai?
Bồ Tát Quán Thế Âm có tên tiếng Phạn là Avalokiteśvara, là vị Bồ Tát có hạnh nguyện từ bi, cứu khổ cứu nạn tất cả chúng sinh. Ngài được biết đến là một trong 4 vị Bồ Tát quan trọng trong Phật giáo Đại Thừa.
Đọc thêm: Kiến thức Phật giáo
Ý nghĩa của tên gọi Quan Thế Âm Bồ Tát
Tên gọi tiếng Phạn của Phật Quan Âm Bồ Tát là Avalokiteśvara với ý nghĩa các âm tiết như sau:
- “Ava” có nghĩa là “xuống”,
- “lokites” là “quán chiếu”
- “īśvara” có nghĩa là “chúa tể”.
Khi kết hợp các từ đó lại sẽ được cụm từ “chúa tể quán chiếu xuống” nhân gian. Có nghĩa là Ngài luôn quán chiếu, lắng nghe và suy xét âm thanh trên thế gian để từ bi cứu nạn khi chúng sanh gặp khổ đau.
Sự tích Quan Thế Âm Bồ Tát
Theo tâm kinh người Việt thì sự tích Phật Quan Âm Bồ Tát gắn liền với các câu chuyện như sau:
Quan Âm Thị Kính
Tương truyền, trong kiếp thứ 10, Ngài Quan Âm Bồ Tát đã đầu thai thành Thị Kính, con gái nhà họ Mãng ở Cao Ly – gia đình có truyền thống gia phong. Thị Kính có tài sắc vẹn toàn, thảo hiền với mẹ cha và được gả cho Thiện Sĩ – nho sinh nhà họ Sùng.
Khi về làm dâu, Thị Kính đã bị hiểu lầm là cố sát hại chồng nên buộc phải rời khỏi nhà. Sau đó, Thị Kính cải trang thành nam, xuất gia quy y cửa Phật, lấy Pháp danh là Kính Tâm.
Xem thêm: Thờ Quan Thế Âm Bồ Tát tại gia như thế nào? Lợi ích và lưu ý
Sau khi cải trang thành nam thì Ngài có nhiều tín nữ để ý, trong đó có Thị Mầu – con gái nhà bá hộ. Kính Tâm đã bị Thị Mầu vu oan là làm cho nàng ta có bầu, điều này khiến cho Kính Tâm phải rời khỏi chùa. Với lòng từ bi, Kính Tâm đã nuôi dưỡng đứa trẻ do Thị Mầu sinh ra. Khi Kính Tâm bạo bệnh qua đời, mọi người mới rõ nỗi oan khiên và cho lập đàn cầu đảo.
Quan Âm Diệu Thiện
Diệu Thiện là người con gái thứ ba của vị vua giàu có nhưng nàng luôn quan tâm đến người nghèo khổ khó khăn, chú tâm vào Phật Pháp. Diệu Thiện không muốn lấy chồng mà quỳ xin vua cha được xuất gia. Trong thời gian tu tập tại chùa, công chúa đã được các sư thầy tạo điều kiện tu học về Phật Pháp.
Điều này khiến nhà vua vô cùng tức giận và đốt chùa. Trong trận hỏa hoạn, Ni Cô Diệu Thiện chắp tay lại thành hình búp sen cầu nguyện chư Phật cùng các chư Bồ Tát và lúc này, trời đổ mưa dập tắt cơn hỏa hoạn.
Khi Ni Cô Diệu Thiện bị bắt và chuẩn bị xử trảm thì có con hổ trắng xông vào cõng Ni Cô mang đi. Ni Cô chắp tay phát nguyện cứu độ mọi loài đang chịu hình phạt thảm khốc dưới địa ngục và sau đó Ni Cô tiếp tục tu hành đắc đạo, phổ độ chúng sinh.
Thái tử vua Vô Tránh Niệm
Quan Thế Âm Bồ Tát khi chưa xuất gia tu hành còn có 1 kiếp làm con đầu lòng của vua Vô Tránh Niệm, tên là Bất Huyến Thái Tử. Trong thời kỳ này thì Phật Bảo Tạng ra đời nên nhà vua và Bất Huyền Thái Tử phát tâm cúng dường Phật và chúng Tăng trong ba tháng.
Do công đức đó của Bất Huyền Thái Tử nên trải hằng sa kiếp sẽ thành Phật, hiệu là: Biến Xuất Nhất Thiết Công Đức Quang Minh Sang Vương Như Lai.
5 thứ quán Phật Quan Thế Âm Bồ Tát
Ngài Phật Quan Âm Bồ Tát có 5 thứ quán hay còn gọi là 5 thần lực như sau:
- Chân quán: là khả năng dung thông 6 giác quan, có khả năng cảm nhận nhanh nhạy.
- Thanh tịnh quán: là khả năng giữ gìn sự thanh tinh, loại bỏ sự ô nhiễm của năng sở.
- Từ quán: khả năng siêu độ chúng sinh để thoát khỏi khổ đau, nhận về sự hạnh phúc, vui vẻ.
- Bi quán: lòng từ bi vô điều kiện để chúng sinh thoát khỏi sự ích kỷ giúp tiêu diệt năng sở.
- Quảng đại trí huệ quán: là trí tuệ siêu việt, ánh sáng trí tuệ soi sáng nhân gian khỏi sự ngu dốt.
Xem thêm: Ý nghĩa và hướng dẫn niệm Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát
Hình tượng của Phật Quan Thế Âm
Quan Thế Âm Bồ Tát là biểu tượng của pháp lực từ bi, giác ngộ tối cao trong Phật Giáo. Trong đó, tạo hình của Phật Quan Âm cũng thay đổi linh hoạt, có khi là nam hay có khi là nữ.
Hơn nữa, Ngài Quan Âm thường phổ độ những phụ nữ, trẻ nhỏ yếu đuối nên Ngài được xem như người mẹ hiền từ với gương mặt hòa ái. Một số tạo hình hay thấy như:
- Quan âm Tống Tử: Hình ảnh Quan Thế Âm bế 1 em bé trên tay với ý nghĩa cầu con, mong sinh con như mong ước.
- Phật Bà Nghìn Mắt Nghìn Tay: thể hiện sự nhìn thấu lẽ đời, phổ độ, phù trợ chúng sinh trên khắp thế giới.
- Hình tượng Ngài ngồi trên đài sen, tay trái cầm cành liễu, tay phải cầm bình nước Cam Lồ: có ý nghĩa thể hiện sự tinh khiết của tự nhiên, đất trời để giác ngộ chúng sinh.
- Các hình tượng khác như Quan Âm cứu nạn trên biển, Quan âm cưỡi rồng,…
Xem thêm: 12 đại nguyện lớn của Bồ Tát Quan Thế Âm
Câu hỏi thường gặp về Bồ Tát Quan Thế Âm
Bồ Tát Quan Thế Âm là nam hay nữ?
Theo quan niệm Đạo Phật thì trong mười phương chư Phật không hề có nữ thân. Hình tượng của Ngài là hình ảnh thị hiện chứ không phải Phật thân. Theo đó, Quan Âm Bồ Tát sẽ tùy duyên hóa độ, hiện người nữ để chuyển hóa tâm xấu ác và cải thiện sự xa hoa trụy lạc.
Bồ Tát Quan Thế Âm có thật không?
Theo Kinh điển Nguyên Thủy không thừa nhận sự tồn tại của Quan Thế Âm Bồ Tát, Ngài chỉ tồn tại trong hệ thống giáo lý kinh điển của Đại Thừa. Vậy câu trả lời cho thắc mắc Bồ Tát Quán Thế Âm có thật không thì là có.
Quan Thế Âm Bồ Tát có phải là Phật không?
Quan Thế Âm Bồ Tát là Phật.
Theo Đức Phật Thích Ca có dạy rằng trong vô lượng kiếp trước, Ngài đã thành Phật mang danh hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai. Tuy nhiên Ngài có hạnh nguyện Đại Bi và làm duyên phát khởi cho các vị Bồ Tát nên Ngài đã hiện thân Bồ Tát với danh hiệu Quán Thế Âm.
Quan Thế Âm Bồ Tát là gì và ý nghĩa như thế nào đã được chúng tôi giải đáp cụ thể qua nội dung trên. Đây là vị Bồ Tát được rất nhiều người kính mến, thờ phụng. Mong rằng qua những chia sẻ này mỗi người sẽ có được cho mình những kiến thức hữu ích về Phật Bồ Tát Quan Thế Âm.
Tin liên quan
Bồ Tát cõi địa ngục là ai? Lời thề không thành Phật nếu địa ngục chưa trống không
Kiến thức 21/11/2024 09:53:01
Bồ Tát cõi địa ngục là ai? Lời thề không thành Phật nếu địa ngục chưa trống không
Kiến thức 21-11-2024 09:53:01
Niệm Phật: 30 Lợi ích thay đổi quá khứ, hiện tại và tương lai
Kiến thức 19/11/2024 08:55:45
Niệm Phật: 30 Lợi ích thay đổi quá khứ, hiện tại và tương lai
Kiến thức 19-11-2024 08:55:45
Hoàng Thần Tài là ai?
Kiến thức 16/11/2024 09:21:17
Hoàng Thần Tài là ai?
Kiến thức 16-11-2024 09:21:17
37 phẩm trợ đạo trong Phật giáo bao gồm những gì?
Kiến thức 15/11/2024 09:09:57
37 phẩm trợ đạo trong Phật giáo bao gồm những gì?
Kiến thức 15-11-2024 09:09:57
Chí tâm đảnh lễ và 6 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo
Kiến thức 12/11/2024 08:47:49
Chí tâm đảnh lễ và 6 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo
Kiến thức 12-11-2024 08:47:49
56 lượt thích 0 bình luận