“Sát thủ vô hình” mang tên bạo lực ngôn từ

09/08/2023 18:18:02 594 lượt xem

Mạng xã hội ngày càng phát triển mang đến cho con người quyền tự do ngôn luận, thoải mái nhận xét một ai đó dù không quen biết, dẫn đến những cuộc tấn công, bạo lực ngôn từ gay gắt. Tình trạng này vẫn đang diễn ra hằng ngày và có thể xảy ra với bất kỳ ai.

Kết quả nghiên cứu của Chương trình Nghiên cứu Internet và Xã hội (VPIS) chỉ ra, 78% người được hỏi tại Việt Nam khẳng định từng là nạn nhân của phát ngôn gây thù ghét trên mạng xã hội hoặc biết những trường hợp tương tự. Sự tự do của không gian ảo đã là mảnh đất màu mỡ cho bạo lực ngôn từ lên ngôi.

Theo PGS.TS Trần Thu Hương, Phó chủ nhiệm khoa Tâm lý học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội: “Bạo lực ngôn ngữ xảy ra khắp nơi từ gia đình, công sở, trường học. Nó được ví như sát thủ vô hình”.

Bất kỳ ai cũng có thể là nạn nhân của bạo lực ngôn từ, Hoa hậu Hòa bình Việt Nam 2022 Đoàn Thiên Ân là một ví dụ điển hình bị miệt thị về ngoại hình ngay sau khi đăng quang. Người ta luôn lấy cái cớ “quan điểm cá nhân”, “gu thẩm mỹ”, “không có ý gì đâu, nhưng mà”, “đùa thôi mà”… để buông lời cay đắng, khiến người khác tổn thương sâu sắc.

Trong một xã hội, bất kỳ ai cũng có quyền lên tiếng thì bạo lực ngôn từ không chỉ hiện diện ở những từ ngữ chửi bới nặng nề, kinh khủng mà bạo lực ngôn từ có thể chỉ là một câu nói rất đơn giản như “mày làm được cái gì?”, “nó có một đứa con không biết là của ai”… Bạo lực ngôn từ dẫn đến những hậu quả vô cùng nặng nề tới sức khoẻ tâm thần như trầm cảm, lo âu, hoảng sợ, rối loạn stress, thậm chí có thể đẩy một người tới “bước đường cùng”.

Để tự chữa lành cho những thương tổn do “sát thủ vô hình” gây ra, PGS.TS Trần Thu Hương cho rằng: “Điều quan trọng nhất là mình phải tự tin vào chính bản thân, phải yêu thương chính bản thân. Chỉ có thể là như vậy thì mới đủ can đảm đương đầu và bỏ qua những lời nói để duy trì được cuộc sống tốt đẹp. Ngược lại nếu không biết yêu lấy chính mình đồng nghĩa với việc bạn sẵn sàng để cho những lời nói ác ý của người khác tác động khiến bạn ngày càng tổn thương hơn”.

Từ ngàn đời nay, ông cha ta đã dạy “họa từ miệng mà ra” để khẳng định tầm quan trọng của lời nói đối với cuộc sống. Nó không chỉ ảnh hưởng đến người khác mà tác động tới chính người nói, gọi là nhân quả báo ứng khẩu nghiệp. Hoà thượng Thích Thanh Hùng, UVTT HĐTS, Trưởng ban HDPT TƯGH cho biết: “Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có dạy là thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp, nhưng mà thông thường hàng ngày chúng ta giao tiếp giao qua cái khẩu nghiệp”.

Nếu cứ tạo khởi nghiệp triền miên, con người không chỉ gây hại cho người khác, cộng đồng xã hội mà bản thân họ cũng không thể thanh thản, thậm chí rơi vào cảnh luân hồi đau khổ. Do đó, nên “uốn lưỡi 7 lần trước khi nói” để không hại mình hại người, hãy luôn nói những điều hay ý đẹp, nói thiện lợi, nói đạo đức.

Mời Quý vị theo dõi bản tin tiêu điểm: Bạo lực ngôn từ – Những sát thủ vô hình của Truyền hình Bchannel – BTV9 để hiểu rõ hơn về hậu quả của những lời nói mang tính miệt thị:

26 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

GHPGVN triển khai dự án lắp đặt tivi tại các chùa, cơ sở Tự viện

Tin tức 19/11/2024 10:58:02

Khai mạc Khóa bồi dưỡng kiến thức về giới luật khu vực phía Bắc

Tin Phật sự 17/11/2024 18:18:23

Thông bạch của Giáo hội về việc tổ chức Đại lễ tưởng niệm Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tin Phật sự 12/11/2024 14:14:49

Trung ương Giáo hội viếng tang cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh

Tin Phật sự 07/11/2024 11:48:06

Cháy chùa Phổ Quang 800 tuổi ở Phú Thọ

Tin Phật sự 23/10/2024 15:22:49