Sự cúng dường ý nghĩa nhất là gì?

26/11/2024 08:50:11 1501 lượt xem

Trong mọi hình thức cúng dường, cúng dường pháp là cao quý nhất và mang ý nghĩa sâu sắc nhất.

Sự cúng dường ý nghĩa trong Phật giáo.

Trong nhà Phật thường nói:

“Muôn việc bỏ lại đời, chỉ có nghiệp theo thân”.

Chúng ta cần phải hiểu câu nói này cho thấu đáo, rồi sau mới biết cách dụng công tu tập như thế nào. Phàm là những gì không đem đi được thì không nên để nó ở trong tâm. Còn những gì có thể mang đi được thì phải giành lấy từng phút từng giây, đừng để thời gian trôi qua một cách uổng phí.

Thế thì, những gì có thể mang đi được?

Chỉ có nghiệp! Nghiệp là kết quả của hành động, nói năng và suy nghĩ có chủ tâm. Nếu chủ tâm ác thì tạo nghiệp ác, chủ tâm thiện thì tạo nghiệp thiện.

– Nghiệp ác dẫn chúng ta vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh;

– Nghiệp thiện đưa chúng ta lên cõi trời, cõi người.

Vậy chúng ta nên mang theo nghiệp nào?

Nên bỏ ác, tu thiện, tích lũy công đức. Phước đức thì có thể mang đi được.

Nhưng đây chỉ là cái phước thiện nhỏ ở trong thế gian.

Trong khi đó, chư Phật luôn luôn hy vọng chúng ta thành tựu cái thiện lớn, đó là thành Phật, thành Bồ tát. Mà muốn thành Phật, thành Bồ tát thì phải có niềm tin sâu sắc vào pháp môn Tịnh độ, phải chí tâm niệm Phật cầu vãng sanh.

Thế nào gọi là thành thật?

Nhất định phải buông bỏ mọi duyên ràng buộc.

Cúng dường “Pháp” là cúng dường ý nghĩa nhất.

Trong mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh đều phải luôn luôn giữ tâm mình cho chân thật, thanh tịnh và từ bi. Luôn luôn lấy câu “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT” để ở trong tâm. Gặp người có duyên, chúng ta phải lấy chân tình, đem lòng cung kính và hoan hỷ giới thiệu pháp môn niệm Phật cho họ, khuyên họ cùng tu. Đó là sự cúng dường có ý nghĩa nhất.

“Trong tất cả các hình thức cúng dường, cúng dường pháp là hơn hết”.

Đó là bổn nguyện của đức Phật A Di Đà, mà mười phương chư Phật cũng giống như thế. Chúng ta cần phải tu tập như vậy thì thời gian trong một ngày không trôi qua uổng phí. Một ngày tu tập như vậy nhất định có được thân tâm thanh tịnh, có niềm vui, pháp lạc tràn đầy. Chư Phật, Bồ tát cũng cảm thông, tương ứng.

Khinh mạn là giặc, cướp đi công đức.

Siêng năng là vua, tạo bao điều thiện.

Phước đức là nước. Trí tuệ là thuyền

Nếu không có nước. Thuyền làm sao bơi!

Hãy thường niệm: NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT!

2 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Kiến thức 25/11/2024 11:38:10

Những lời dạy của Ðức Phật có liên quan về bốn thánh tích

Kiến thức Phật giáo 25/11/2024 11:19:15

Những lời dạy của Ðức Phật có liên quan về bốn thánh tích

Kiến thức Phật giáo 25-11-2024 11:19:15

Ðức Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni là bậc Ðại Ðạo Sư, Thiên Nhân Sư, thầy của Trời và Người trong thế giới Ta Bà. Những sự kiện liên quan cuộc đời Ngài là bài học vô vàn thiêng liêng đối với người Phật tử khắp trần gian. Ðặc biệt, trước khi nhập diệt, đức Phật tổ có giáo huấn về "Bốn chỗ động tâm", sau này trở thành "Bốn chỗ Thánh tích" vĩ đại của Phật giáo Ấn độ nói riêng, Phật giáo thế giới nói chung: nơi Bồ Tát đản sanh, nơi đức Phật thành đạo, nơi đức Phật chuyển pháp luân và nơi đức Phật thị nhập Niết bàn.
264 lượt xem 0 Bình luận

Bồ Tát cõi địa ngục là ai? Lời thề không thành Phật nếu địa ngục chưa trống không

Kiến thức 21/11/2024 09:53:01

Niệm Phật: 30 Lợi ích thay đổi quá khứ, hiện tại và tương lai

Kiến thức 19/11/2024 08:55:45

Hoàng Thần Tài là ai?

Kiến thức 16/11/2024 09:21:17

Hoàng Thần Tài là ai?

Kiến thức 16-11-2024 09:21:17

Hoàng Thần Tài hay còn gọi là Dzambhala (Jambhala trong tiếng Tây Tạng), được biết đến là một hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát, vị Phật của lòng từ bi, thị hiện dưới dạng vị Phật đem tới sự thịnh vượng.
6337 lượt xem 0 Bình luận