Cuối năm 2022, đầu năm 2023, Tỳ-khưu Chơn Tín cùng hơn 100 vị sư Thái Lan – Việt Nam thực hiện hành trình dài 3.200 km trong 112 ngày, chọn đi qua những thánh tích linh thiêng luôn nghi ngút trầm hương và âm thanh cầu nguyện xứ Ấn. Đoàn đã đi qua những bảo tháp to lớn uy nghi rêu phong cổ kính; đi qua những dòng sông trĩu nặng phù sa ươm mầm sự sống, những làng quê nghèo đầy rác và bụi bẩn, những phố thị sầm uất giàu sang, rồi gió táp mưa sa và rừng gai sương giăng kín lối, qua cổ thành hoa lệ nay chỉ còn là tường xiêu gạch vỡ…

Đó là những ngày tháng dãi nắng, dầm sương vượt qua những khổ đau về thể xác, làm quen với nhu cầu tối thiểu về ăn, mặc, ở, ngủ nghỉ… thiếu thốn và gian khổ trăm bề giữa xã hội hiện đại. Đoàn Tăng đã lần theo những dấu tích thiêng liêng, chứng kiến tận mắt những đổi thay nơi Đức Phật từng sống, thuyết pháp, ngồi thiền và độ sanh với vô vàn thanh âm cảm xúc… Tất cả đều được Tỳ-khưu Chơn Tín ghi chép lại và viết thành cuốn sách 32 chương: Theo Dấu Chân Phật.

PV: Thưa Tỳ-khưu Chơn Tín, đâu là nguồn cảm hứng để Tỳ-khưu viết cuốn sách “Theo Dấu Chân Phật”?

Xin thưa, đoàn du Tăng chúng tôi phát nguyện bộ hành đầu-đà theo dấu chân xưa của Đức Phật, tôi chỉ đi và viết những bài ký ngắn. Trên đường đi, tôi thuần túy ghi lại những điều mắt thấy tai nghe mà thôi. Tôi không có dự định viết một cuốn sách, mà chỉ viết để mọi người có cơ hội trải nghiệm. Cuối hành trình khi về Việt Nam, Thầy Bổn Sư mới động viên tôi sửa lại để in thành sách, khi đó ý tưởng về một cuốn sách mới xuất hiện.

PV: Trong quá trình nghiên cứu và viết sách, Tỳ-khưu đã đối mặt với những khó khăn nào và điều gì khiến Tỳ-khưu cảm thấy đó là thử thách lớn nhất?

Thức giấc lúc 2h45, 4h sáng Tăng đoàn lên đường, mỗi ngày, chúng tôi bộ hành hơn 40 km không có thời gian để nghiên cứu. Nơi mỗi chặng nghỉ, tôi tốc ký ghi lại chặng đã qua trong ngày, đơn giản chỉ là đi, thấy và ghi chép lại. Trên hành trình này tôi chỉ đi quan sát và viết thôi không có gì khó khăn cả.

PV: Trước chuyến hành hương về miền đất Phật và viết cuốn sách, được biết Tỳ-khưu đã có 3 lần chiêm quan Ấn Độ. Cảm xúc của Tỳ-khưu mỗi lần đến vùng đất này chắc hẳn sẽ không giống nhau?

Thưa vâng, mỗi lần đi cảm xúc lại khác nhau, lần đầu tiên cái gì cũng muốn nhìn muốn biết, nhưng chủ yếu là nhìn, hiểu biết chẳng được bao nhiêu. Lần đầu, đi chưa quen, chân lúc nào cũng đau nên tôi không học được gì nhiều. Tới lần thứ 2, thứ 3 quen dần, tôi quan sát mọi thứ được nhiều hơn và nhận ra nhiều thứ hơn.

PV: Cuốn sách “Theo Dấu Chân Phật” gồm 32 chương, mỗi chương đều là trải nghiệm đáng nhớ nhưng khác biệt trong chuyến hành hương về miền đất Phật. Trong số 32 chương ấy, đâu là chương sách khiến Tỳ-khưu tâm đắc nhất?

Điều tôi tâm đắc là cuốn sách được hình thành tự nhiên, nó không xuất phát từ mong muốn của tôi hay của ai khác, đó là “sự vận hành tự nhiên của Pháp! Giữa các tương quan liên hệ, các con chữ hiện ra nhảy múa, đông kết lại thành những bài ký hoàn chỉnh”.

PV: Trong cuốn sách, Tỳ-khưu có gửi lời tri ân tới Sư phụ – người đã khích lệ thầy viết lên những trải nghiệm quý báu. Xin Tỳ-khưu chia sẻ rõ hơn về chi tiết này.

Mời mọi người đọc bài Lời Bạt nơi cuối cuốn sách Theo dấu chân Phật sẽ tường tận hơn cả. Sư phụ luôn là nguồn động viên to lớn dành cho tôi để hoàn thành chuyến hành trình. Sư phụ cũng dạy tôi từ thuở bé cách quan sát, hành văn và cho tới giờ Sư phụ vẫn là người đọc bài đầu tiên và sửa từng bài ký cho tôi.

PV: Cuối cùng, với “Theo Dấu Chân Phật”, Tỳ-khưu có điều gì muốn nhắn gửi tới độc giả khi tìm đọc cuốn sách đặc biệt này?

Mong mọi người hãy một lần hành hương về xứ Phật, hãy đến để thấy, để cảm nhận, để tăng trưởng đức tin với Tam Bảo. Cầu chúc cho mọi người luôn được sự an vui!

PV: Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên cảm ơn tác giả – Tỳ-khưu Chơn Tín về những chia sẻ chân thành!

Cuối năm 2022, đầu năm 2023, Tỳ-khưu Chơn Tín cùng hơn 100 vị sư Thái Lan – Việt Nam thực hiện hành trình dài 3.200 km trong 112 ngày, chọn đi qua những thánh tích linh thiêng luôn nghi ngút trầm hương và âm thanh cầu nguyện xứ Ấn. Đoàn đã đi qua những bảo tháp to lớn uy nghi rêu phong cổ kính; đi qua những dòng sông trĩu nặng phù sa ươm mầm sự sống, những làng quê nghèo đầy rác và bụi bẩn, những phố thị sầm uất giàu sang, rồi gió táp mưa sa và rừng gai sương giăng kín lối, qua cổ thành hoa lệ nay chỉ còn là tường xiêu gạch vỡ…

Đó là những ngày tháng dãi nắng, dầm sương vượt qua những khổ đau về thể xác, làm quen với nhu cầu tối thiểu về ăn, mặc, ở, ngủ nghỉ… thiếu thốn và gian khổ trăm bề giữa xã hội hiện đại. Đoàn Tăng đã lần theo những dấu tích thiêng liêng, chứng kiến tận mắt những đổi thay nơi Đức Phật từng sống, thuyết pháp, ngồi thiền và độ sanh với vô vàn thanh âm cảm xúc… Tất cả đều được Tỳ-khưu Chơn Tín ghi chép lại và viết thành cuốn sách 32 chương: Theo Dấu Chân Phật.

PV: Thưa Tỳ-khưu Chơn Tín, đâu là nguồn cảm hứng để Tỳ-khưu viết cuốn sách “Theo Dấu Chân Phật”?

Xin thưa, đoàn du Tăng chúng tôi phát nguyện bộ hành đầu-đà theo dấu chân xưa của Đức Phật, tôi chỉ đi và viết những bài ký ngắn. Trên đường đi, tôi thuần túy ghi lại những điều mắt thấy tai nghe mà thôi. Tôi không có dự định viết một cuốn sách, mà chỉ viết để mọi người có cơ hội trải nghiệm. Cuối hành trình khi về Việt Nam, Thầy Bổn Sư mới động viên tôi sửa lại để in thành sách, khi đó ý tưởng về một cuốn sách mới xuất hiện.

PV: Trong quá trình nghiên cứu và viết sách, Tỳ-khưu đã đối mặt với những khó khăn nào và điều gì khiến Tỳ-khưu cảm thấy đó là thử thách lớn nhất?

Thức giấc lúc 2h45, 4h sáng Tăng đoàn lên đường, mỗi ngày, chúng tôi bộ hành hơn 40 km không có thời gian để nghiên cứu. Nơi mỗi chặng nghỉ, tôi tốc ký ghi lại chặng đã qua trong ngày, đơn giản chỉ là đi, thấy và ghi chép lại. Trên hành trình này tôi chỉ đi quan sát và viết thôi không có gì khó khăn cả.

PV: Trước chuyến hành hương về miền đất Phật và viết cuốn sách, được biết Tỳ-khưu đã có 3 lần chiêm quan Ấn Độ. Cảm xúc của Tỳ-khưu mỗi lần đến vùng đất này chắc hẳn sẽ không giống nhau?

Thưa vâng, mỗi lần đi cảm xúc lại khác nhau, lần đầu tiên cái gì cũng muốn nhìn muốn biết, nhưng chủ yếu là nhìn, hiểu biết chẳng được bao nhiêu. Lần đầu, đi chưa quen, chân lúc nào cũng đau nên tôi không học được gì nhiều. Tới lần thứ 2, thứ 3 quen dần, tôi quan sát mọi thứ được nhiều hơn và nhận ra nhiều thứ hơn.

PV: Cuốn sách “Theo Dấu Chân Phật” gồm 32 chương, mỗi chương đều là trải nghiệm đáng nhớ nhưng khác biệt trong chuyến hành hương về miền đất Phật. Trong số 32 chương ấy, đâu là chương sách khiến Tỳ-khưu tâm đắc nhất?

Điều tôi tâm đắc là cuốn sách được hình thành tự nhiên, nó không xuất phát từ mong muốn của tôi hay của ai khác, đó là “sự vận hành tự nhiên của Pháp! Giữa các tương quan liên hệ, các con chữ hiện ra nhảy múa, đông kết lại thành những bài ký hoàn chỉnh”.

PV: Trong cuốn sách, Tỳ-khưu có gửi lời tri ân tới Sư phụ – người đã khích lệ thầy viết lên những trải nghiệm quý báu. Xin Tỳ-khưu chia sẻ rõ hơn về chi tiết này.

Mời mọi người đọc bài Lời Bạt nơi cuối cuốn sách Theo dấu chân Phật sẽ tường tận hơn cả. Sư phụ luôn là nguồn động viên to lớn dành cho tôi để hoàn thành chuyến hành trình. Sư phụ cũng dạy tôi từ thuở bé cách quan sát, hành văn và cho tới giờ Sư phụ vẫn là người đọc bài đầu tiên và sửa từng bài ký cho tôi.

PV: Cuối cùng, với “Theo Dấu Chân Phật”, Tỳ-khưu có điều gì muốn nhắn gửi tới độc giả khi tìm đọc cuốn sách đặc biệt này?

Mong mọi người hãy một lần hành hương về xứ Phật, hãy đến để thấy, để cảm nhận, để tăng trưởng đức tin với Tam Bảo. Cầu chúc cho mọi người luôn được sự an vui!

PV: Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên cảm ơn tác giả – Tỳ-khưu Chơn Tín về những chia sẻ chân thành!