Tàm quý – Vì sao người biết hổ thẹn sẽ làm được điều lành?
Tàm quý là là đặc tính cơ bản đẹp nhất của con người, là con đường thăng tiến đạo đức tốt nhất. Đây cũng chính là hai nền tảng căn bản của giới luật.
Đạo Phật đem đến cho chúng ta nghị lực để nhận ra lỗi lầm của mình, để tự ăn năn, hối lỗi với chính mình khi làm sai. Có như vậy, chúng ta mới tinh tiến, mới đạt đến cái tâm của mình, tới sự an lạc và giải thoát.
Trong Phật giáo có một thuật ngữ gọi là “Tàm quý”, mà theo Thượng tọa Thích Đức Thiện – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đồng trị sự GHPGVN chia sẻ trong chương trình Dưới Bóng Bồ Đề số 124 là vô cùng quan trọng, không chỉ với người tu hành.
Xét về mặt ngữ nghĩa, tàm quý là một từ Hán Việt. “Tàm” nghĩa là tự biết xấu hổ, “quý” nghĩa là biết xấu hổ với người khác. Theo duy thức học của Phật giáo, “tàm quý” là một trong 11 pháp sở thiện, bởi từ sự xấu hổ, hổ thẹn đó mà con người có thể tạo ra năng lượng tích cực và những hành động tốt đẹp.
Trong Kinh Di giáo, Đức Phật cũng dạy rằng nếu một người biết hổ thẹn sẽ làm được điều lành, còn kẻ không biết “tàm quý” thì không khác gì loài súc sinh. Người Việt lại có câu: “Làm gì thì làm, nói gì thì nói, phải nhớ là có quỷ thần hai vai”. Từ “quỷ thần hai vai” ấy chính là để chỉ cái tâm tàm quý, rằng làm gì, nói gì cũng phải biết xấu hổ với lương tâm của mình và với cả người khác.
Qua đó có thể thấy, cái tâm tàm quý rất được đề cao trong khía cạnh tâm linh của người Việt. Thượng tọa Thích Đức Thiện chia sẻ, tàm quý là là đặc tính cơ bản đẹp nhất của con người, là con đường thăng tiến đạo đức tốt nhất. Đây cũng chính là hai nền tảng căn bản của giới luật.
Hổ thẹn và sự hãi là gốc của đạo đức. Nếu một ngày không có tâm tàm quý bảo vệ, con người sẽ bị ác tâm và dục vọng chiếm ngự. Thượng tọa Thích Đức Thiện ví người không có tâm tàm quý giống như một thân cây mục, cành lá tự suy vong. Còn người biết hổ thẹn là người sống với Định và Tuệ, góp phần mang lại bình yên, hạnh phúc cho muôn loài.
Cũng trong chương trình, Thượng tọa Thích Đức Thiện lần đầu trải lòng về một lần thực hành tâm tàm quý khi phạm lỗi trên con đường tu tập của mình. Câu chuyện với cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Tứ – sư phụ của thượng toạ khi ấy là một bài học vô cùng ý nghĩa trong cuộc đời tu hành, và cho đến giờ phút này, những cảm xúc và bài học ấy vẫn còn vẹn nguyên giá trị.
Vậy, làm thế nào để rèn tâm tàm quý trong cuộc đời? Mời Quý khán giả lắng nghe đầy đủ lời giải đáp của Thượng tọa Thích Đức Thiện trong chương trình Dưới Bóng Bồ Đề số 124:
Chương trình “Dưới Bóng Bồ Đề” chia sẻ nét đẹp về giá trị cuộc sống, văn hóa, Phật giáo. Mỗi tập, quý khán giả sẽ được khám phá những thông tin thú vị trong cuộc sống để từ đó đúc kết ra nhiều bài học giá trị đạo đức mang tính nhân văn. Chương trình phát sóng lúc 20h35 thứ 7 hàng tuần trên Truyền hình Bchannel – BTV9. Quý vị cũng có thể đón xem các tập của chương trình trên kênh YouTube Phật Giáo Căn Bản.
Tin liên quan
Đức Phật cảm hóa Angulimāla từ kẻ sát nhân thành người tu đạo
Ứng dụng 16/11/2024 10:43:06
Đức Phật cảm hóa Angulimāla từ kẻ sát nhân thành người tu đạo
Ứng dụng 16-11-2024 10:43:06
Bài văn khấn cúng rằm tháng 10 Giáp Thìn 2024
Phật pháp ứng dụng 14/11/2024 14:42:19
Bài văn khấn cúng rằm tháng 10 Giáp Thìn 2024
Phật pháp ứng dụng 14-11-2024 14:42:19
Phật dạy về 10 điều chớ vội tin
Ứng dụng 23/10/2024 13:45:13
Phật dạy về 10 điều chớ vội tin
Ứng dụng 23-10-2024 13:45:13
Kinh Phật là gì? Tổng hợp những loại kinh Phật thường tụng
Ứng dụng 16/10/2024 15:35:43
Kinh Phật là gì? Tổng hợp những loại kinh Phật thường tụng
Ứng dụng 16-10-2024 15:35:43
Kinh cầu an là gì? Bộ kinh cầu an quen thuộc
Ứng dụng 15/10/2024 11:23:12
Kinh cầu an là gì? Bộ kinh cầu an quen thuộc
Ứng dụng 15-10-2024 11:23:12
21 lượt thích 0 bình luận