Tết Nguyên đán qua lăng kính Phật giáo

20/01/2024 16:17:26 763 lượt xem

Chỉ cần nhìn vào bàn thờ của người Việt ngày Tết, ta có thể cảm nhận được sức ảnh hưởng âm thầm nhưng mạnh mẽ của Phật giáo theo suốt chiều dài lịch sử, tạo nên văn hoá và con người đất Việt.

Tết là dịp quay về nguồn cội, với những điều gần gũi nhưng cũng thiêng liêng nhất như quê hương, gia đình, tổ tiên…Chỉ cần nhìn vào Tết thôi, ta có thể nhìn thấy rất nhiều biểu tượng và hình ảnh của Phật giáo. 

Trong chương trình Dưới Bóng Bồ Đề số 23, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ đã mang đến những chia sẻ sâu sắc về Tết nguyên đán qua lăng kính Phật giáo và dân gian. Từ đó, ta hiểu hơn về giá trị của Tết cổ truyền và sự gắn bó mật thiết của Phật giáo với văn hóa Việt.

Khách mời Nguyễn Hùng Vĩ đã đưa ra nhiều ví dụ để khắc rõ ảnh hưởng của Phật giáo lên cách ta đón Tết cũng như những ngày lễ khác của dân tộc. 

Ví dụ, cây nêu xuất hiện ở hầu hết làng quê Việt Nam vào ngày Tết xuất phát từ một huyền tích Phật sự, Đức Phật treo tấm áo cà sa của mình lên cây nêu cao để đuổi quỷ, giành lại đất cho người. Hai cây mía được nhiều gia đình sắp xếp 2 bên bàn thờ chính là biểu tượng của dòng họ Đức Phật. Trên bàn thờ ngày Tết, từ mâm ngũ quả tới đồ thờ bằng gỗ, tất cả đều có những huyền tích và ý nghĩa Phật giáo sâu xa phía sau. 

Vậy là chỉ cần nhìn vào bàn thờ của người Việt ngày Tết, ta có thể cảm nhận được sức ảnh hưởng âm thầm nhưng mạnh mẽ của Phật giáo theo suốt chiều dài lịch sử, tạo nên nền tảng tri thức qua nhiều thế hệ, góp phần xây dựng bản sắc và mang lại sức mạnh tinh thần cho cả dân tộc.

Mời Quý khán giả lắng nghe đầy đủ những chia sẻ của nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Nguyễn Hùng Vĩ trong chương trình Dưới Bóng Bồ Đề số 23 để hiểu hơn về ảnh hưởng của Phật giáo tới Tết cổ truyền của người Việt Nam:

39 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Chánh niệm khi bận rộn

Ứng dụng 24/02/2025 09:49:59

Chánh niệm khi bận rộn

Ứng dụng 24-02-2025 09:49:59

Chánh niệm khi bận rộn, nói rõ là giữ chánh niệm trong tất cả mọi sinh hoạt xã hội, chủ yếu nhắm vào việc làm của các Bồ-tát. Vì Đức Phật muốn dạy các Bồ-tát, nên Ngài bảo rằng Phật hiện thân trên cuộc đời, vì hạnh phúc cho số đông, vì an lạc cho chư Thiên và loài người. Để làm an lạc cho số đông, đương nhiên phải gần gũi mọi người.
608 lượt xem 0 Bình luận

Cách tụng Chú Đại Bi tại nhà: Nghi thức, phát nguyện, hồi hướng

Ứng dụng 10/02/2025 10:02:52

Cách tụng Chú Đại Bi tại nhà: Nghi thức, phát nguyện, hồi hướng

Ứng dụng 10-02-2025 10:02:52

Nghi thức tụng Chú Đại Bi mang đến nhiều lợi ích cho chúng sanh nên được nhiều người thực hiện. Tuy nhiên, cách trì Chú Đại Bi tại nhà như thế nào hiệu quả thì không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho mọi người biết cách đọc Chú Đại Bi chính xác nhất. 
7429 lượt xem 0 Bình luận

Đức Phật dành trọn 7 ngày tri ân cây Bồ Đề và bài học về lòng biết ơn

Ứng dụng 15/01/2025 10:54:23

Đức Phật cảm hóa Angulimāla từ kẻ sát nhân thành người tu đạo

Ứng dụng 16/11/2024 10:43:06

Bài văn khấn cúng rằm tháng 10 Giáp Thìn 2024

Phật pháp ứng dụng 14/11/2024 14:42:19

Văn phòng Hà Nội

Chùa Quán Sứ, số 73 phố Quán Sứ, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Xem bản đồ

Văn phòng Hồ Chí Minh

Chùa Vĩnh Nghiêm, số 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Xem bản đồ

Đơn vị sản xuất: Công ty Cổ Phần Viễn Thông, Truyền Thông và Giáo Dục Trúc Lâm
Mã số thuế: 0108997358

® Vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Ghi rõ nguồn bchannel.vn khi phát hành lại thông tin từ website này.