Tha thứ là gì? Thực hành tha thứ để có cuộc sống tốt đẹp hơn
Tha thứ chính là cách để gìn giữ những mối quan hệ lâu dài và cuộc sống của bạn trở nên tốt đẹp.
Tha thứ là một khái niệm của tâm lý và đức hạnh, đó chính là hành động bỏ qua lỗi lầm của một người. Lỗi lầm đó có thể do bản thân hay do người khác gây ra. Tha thứ chính là hành động có chủ ý và tự nguyện loại bỏ cảm giác tức giận, oán hờn, và muốn trả thù đối với người mà bạn cho rằng đã làm điều sai trái với bạn, từ đó giúp người được tha thứ nhận ra lỗi sai của mình và giúp bản thân người tha thứ trở nên mạnh mẽ hơn.
Tha thứ là hành động bỏ qua lỗi lầm của ai đó đã từng gây tổn thương cho mình
Tuy nhiên, tha thứ không có nghĩa là xóa bỏ hay phủ định những điều xấu mà người khác gây ra cho mình. Bởi tha thứ không có nghĩa là giả vờ như họ chưa từng có lỗi lầm, dung túng tội lỗi cho người khác, hoặc để họ lợi dụng mình để gây tổn thương cho mình và cho những người xung quanh.
Tha thứ chính là sự cho phép quá khứ trôi qua, trở thành một thời điểm phải trải qua trong cuộc sống, mà không để nó ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại và tương lai. Tha thứ là khuyến khích bản thân chữa lành những vết thương cũ và bình tâm xem xét lại nguyên nhân, quá trình và cách phòng tránh bị thương thêm nữa.
Thực hiện việc tha thứ không hề đơn giản, nó phục thuộc rất nhiều vào bản thân người bị tổn thương. Tha thứ được cho một người đôi khi là cả một quá trình dài đấu tranh tư tưởng, vượt qua những cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực về người đó. Trên thực tế, việc tha thứ cho người khác vẫn còn dễ dàng hơn việc tha thứ cho chính bản thân mình.
2. Vai trò của sự tha thứ trong cuộc sống
Cuộc đời mỗi con người là cả một hành trình trải nghiệm cuộc sống, trải nghiệm cảm xúc. Sẽ có những lúc trải nghiệm thuận lợi, cảm xúc vui vẻ hạnh phúc, thì cũng sẽ có những lúc trải nghiệm khắc nghiệt, buồn đau, chán ghét. Tha thứ là một phương thức chữa lành tâm hồn cho mỗi người khi họ đang thất vọng, có những suy nghĩ tiêu cực đối với một ai đó hay chính bản thân họ.
Tha thứ còn là tiến trình của nội tâm không dễ dàng đạt được, nhưng khi bạn muốn chữa lành và sẵn sàng thực hiện tha thứ, nó sẽ đem lại cho bạn cảm giác chữa lành tuyệt vời về sức khỏe và tinh thần trở nên thanh thản hơn. Đây là một dấu hiệu tích cực của nội tâm, vì bạn k còn giữ những tổn thương hay bất công về những việc đã qua trong suy nghĩ của bạn. Khi bạn muốn dừng lại đau thương của chính mình để thực hiện tha thứ, thì tha thứ trở thành một khả năng vượt lên cảm xúc tiêu cực, để đạt được sự bình an trong tâm hồn.
Sự tha thứ giúp ta cân bằng về sức khỏe cũng như tinh thần
Khi bạn tha thứ được cho người đã gây tổn thương cho bạn, dù đó có phải là bản thân bạn hay là người khác, thì điều đó sẽ giúp bạn giảm bớt, hay thậm chí là loại bỏ quá khứ đau khổ. Những bất hạnh, đau đớn mà bạn phải gánh chịu từ quá khứ sẽ không còn cơ hội để ảnh hưởng đến hiện tại hay tương lai của bạn. Nó đồng nghĩa với việc bạn không còn mang oán hận, giận dữ, hay tìm cách để trừng phạt, hay xa lánh người khác. Sự trừng phạt đến người gây tổn thương cho bạn, hay sự thù hận sẽ chỉ làm cho bạn đau khổ nhiều hơn. Tha thứ giúp bạn nhận thức đúng đắn hơn về bản thân, tiếp nhận bài học cuộc sống để sống tốt những chặng đường tiếp theo của cuộc đời.
Khi bạn có thể tha thứ cho mình, cho người, bạn sẽ nhận ra rằng bạn sẽ có được nhiều thứ tốt đẹp hơn và bạn đã mất quá nhiều thứ chỉ vì không thể tha thứ. Việc cố chấp, không tha thứ được cho người gây ra những tổn thương cho bạn trong quá khứ, cảm giác bất an, suy nghĩ tiêu cực sẽ đeo bám tâm thức bạn, làm bạn sống mà luôn nghi hoặc tất cả mọi điều xung quanh, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn.
Trong quan điểm của Phật giáo, tha thứ cho người khác cũng như tha thứ được cho bản thân mình là một điều quan trọng trong việc tiến tới sự an lạc và giác ngộ. Tha thứ là một biểu hiện của lòng từ bi. Dù chúng ta từng trải qua nỗi đau bị tổn thương, nhưng vẫn sẵn lòng cho qua, tìm cách để thấu hiểu những hành động mà người ta đã gây ra cho mình ngày trước, bỏ qua hết những chuyện đáng tiếc đó. Tha thứ được như vậy chính là mức độ cao nhất của lòng từ bi: từ bi cả với những người đã tổn thương mình. Thực hành tha thứ chính là thực hành tăng trưởng trí tuệ và lòng từ bi với vạn vật trong cuộc sống.
3. Cách để tha thứ cho mình và cho người
Để tha thứ cho bản thân và cho người khác là một việc dễ nói mà không hề dễ làm. Để thực hành tha thứ, chúng ta cần rèn luyện mỗi lý trí mỗi ngày. Hãy cùng tham khảo những phương pháp thể thực hiện tha thứ dưới đây.
3.1 Học cách tha thứ cho người khác
Mỗi việc xảy đến trong quá khứ đều có lý do của nó, quá khứ là những điều đã xảy ra và không thể thay đổi được. Vì thế hãy gác lại những câu chuyện đã qua trong quá khứ, bỏ qua những đau thương để sống cho hiện tại và tương lai. Bởi lẽ những ký ức đau buồn của quá khứ sẽ làm chính bản thân bạn cảm thấy bế tắc và không có động lực cố gắng cho hiện tại. Trân trọng hiện tại và bớt suy nghĩ về quá khứ, sẽ giúp chúng ta có thể tha thứ cho người khác và cảm nhận được những điều tích cực trong cuộc sống.
Để học cách tha thứ cho một ai đó, trước tiên bản thân bạn cần nhìn nhận lại thái độ và cảm xúc của mình. Việc giữ thái độ sống và cảm xúc tích cực sẽ giúp cho bạn thấu hiểu được mọi điều xung quanh. Để vượt qua được những cảm xúc tiêu cực để tìm đến một thái độ tích cực, tràn đầy năng lượng, bạn có thể tìm đến những cách kết nối cảm xúc vô cùng đơn giản như nghe nhạc yêu đời, đọc sách kỹ năng sống, tâm sự với bạn bè, đi du lịch, mua sắm,…
Việc giữ thái độ sống và cảm xúc tích cực sẽ giúp cho bạn thấu hiểu được mọi điều xung quanh
Sự oán giận, trách móc chỉ làm chúng ta cuộc sống của chúng ta thêm mệt mỏi, chán nản. Mỗi khi có người tổn thương bạn, bạn hãy suy ngẫm một chút về lý do, hoàn cảnh mà họ làm như thế với mình. Hãy bao dung với những điều nhỏ nhặt, biến có thành không, biến nhiều thành ít, để lòng bạn được bình an, thanh thản. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm, và lần sau không phải gặp trường hợp tương tự nữa. Bạn cần ý thức được những điều tốt đẹp mà việc tha thứ mang lại để thực hành tha thứ càng sớm càng tốt.
Một cách để tiến tới được sự tha thứ hoàn toàn chính là từng bước học cách cho đi, học cách chấp nhận hiện thực cuộc sống. Khi chúng ta muốn trao sự chân thành, lòng tốt bụng cho một ai đó thì chỉ cần biết rằng, họ xứng đáng được nhận những điều đó, dù họ có thể có khiếm khuyết trong cách đối đáp với chúng ta. Hãy chấp nhận một sự thật rằng, cuộc sống luôn có những thử thách, khó khăn, mỗi lần vượt qua được thử thách, thì bạn sẽ có thêm những kinh nghiệm để trở nên mạnh mẽ và hoàn thiện hơn rất nhiều.
Bên cạnh đó, bạn cần học cách yêu thương bản thân, chiều chuộng bản thân một chút, nghĩ về những điều tích cực và tránh xa những ký ức buồn để bản thân luôn vui vẻ, tự tin để có thể đối diện với mọi sự việc trong cuộc sống. Chọn hạnh phúc vui vẻ, hay buồn bã, đắm chìm trong quá khứ đau buồn là quyền lựa chọn ở bạn. Nếu bạn có cuộc sống tràn ngập niềm vui và hạnh phúc, thì việc tha thứ cho người khác cũng sẽ dễ dàng hơn cho bạn.
3.2 Học cách tha thứ cho chính mình
Để tha thứ cho một ai đó từng tổn thương tới bạn đã không hề dễ dàng, việc tha thứ cho chính bản thân mình lại càng khó khăn hơn. Bởi rằng, sự dằn vặt, trách móc bản thân luôn bao trùm trong suy nghĩ của bạn, khiến bạn luôn có ý nghĩ tiêu cực, mất niềm tin vào bản thân và không có hứng thú đối với bất cứ việc gì. Tuy nhiên, nếu để sự tổn thương trong tâm thức kéo dài, bạn sẽ dần rơi vào cảm giác chán nản, tuyệt vọng, hay thậm trí là trầm cảm. Bạn hãy học cách tha thứ cho chính mình để có một cuộc sống tốt đẹp hơn bằng cách thực hành những việc dưới đây.
Trước tiên, bạn cần tự nhìn nhận lại lý do tại sao cần phải tha thứ cho bản thân. Để cởi trói cho bản thân, bạn cần xem lại từng nút thắt. Bạn hãy nghĩ lại sự việc đã xảy ra, và phân tích những lý do, hoàn cảnh khiến bạn cảm thấy mình đáng trách và tội lỗi và nếu là người khác thì họ sẽ làm gì. Bạn cần bình tâm nhìn nhận lại mọi việc, để có thể hiểu và thông cảm cho bản thân để thực hành tha thứ cho chính mình.
Bạn phải biết rằng, mọi việc đều có nguyên nhân chủ quan và khách quan của nó. Không phải chỉ do bản thân bạn mà kết quả mọi việc trở nên tồi tệ. Hãy nhìn mọi việc một cách bao quát hơn, để thấy rằng bản thân mình chỉ là một trong những nguyên nhân dẫn đến kết quả đó và cần phải tha thứ cho chính bản thân mình.
Để cởi trói cho bản thân, bạn cần xem lại từng nút thắt
Dòng sông cuộc đời không phải lúc nào cũng êm đềm, trôi chảy, có khi vơi khi đầy, khi chảy nhẹ nhàng êm ả, có khi lại ầm ào sóng cả bởi bão tố mưa giông. Mọi người đều có thể có những thành công hay thất bại trong cuộc đời của họ. Tuy nhiên, nếu bạn học được cách chấp nhận rằng những thất bại không khiến bạn trở thành người xấu mà nó chỉ là một bài học trong cuộc sống chúng ta cần trải nghiệm qua thì bạn sẽ dễ dàng tha thứ cho bản thân hơn.
Một bước quan trọng của thực hành tha thứ đó là đừng sợ bắt đầu lại một việc bạn đã từng thất bại và gây tổn thương tinh thần cho bạn. Vào mỗi thời điểm khác nhau, chúng ta sẽ có những điều thuận lợi, khó khăn khác nhau. Biết rút ra kinh nghiệm, tự học hỏi từ những thất bại, những tổn thương trong quá khứ để mạnh mẽ hơn, hoàn hảo hơn là bạn đang dần tha thứ cho chính bản thân mình.
Để không phải đi vào vết xe đổ trong quá khứ, bạn cũng cần điều chỉnh tư duy cho mới mẻ, sáng tạo hơn, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của bạn và những người xung quanh. Bạn hãy thích ứng với những gì bạn đã học được từ quá khứ và từ người khác, tự đặt mục tiêu cho tương lai để bản thân luôn tự tin vào những việc khả năng có thể làm được. Tập trung vào những thay đổi tích cực mà bạn có thể thực hiện, cuộc sống tương lai mà bạn có thể đạt được, là cách để bạn tự tha thứ cho chính mình.
Như đã đề cập ở trên, sống vui vẻ hạnh phúc, hay sống ủ rũ, đau buồn vì quá khứ đều là sự lựa chọn cách sống của bạn. Bạn cần ý thức được tầm quan trọng của việc tha thứ cho chính mình để cuộc sống luôn vui vẻ và tự tin bước qua mọi sóng gió của cuộc đời. Đừng chỉ vì gặp một chút bão tố mà dừng lại bước, luôn trách cứ bản thân. Bởi phía trước bạn, là cả một bầu trời tươi đẹp. Sau cơn mưa, trời chắc chắn sẽ sáng.
Sau cơn mưa trời lại sáng, thực hành tha thứ để gặp được cầu vồng của cuộc đời bạn
Việc bàn luận về tha thứ có lẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với việc thực hành tha thứ. Tuy nhiên, lợi ích của sự tha thứ mang lại là vô kể. Hãy tâm niệm rằng sống bao dung, suy nghĩ tích cực và tha thứ cho những ai đã tổn thương bạn, để bạn có thể tận hưởng cuộc sống đầy màu sắc nhé.
Tin liên quan
Đức Phật cảm hóa Angulimāla từ kẻ sát nhân thành người tu đạo
Ứng dụng 16/11/2024 10:43:06
Đức Phật cảm hóa Angulimāla từ kẻ sát nhân thành người tu đạo
Ứng dụng 16-11-2024 10:43:06
Bài văn khấn cúng rằm tháng 10 Giáp Thìn 2024
Phật pháp ứng dụng 14/11/2024 14:42:19
Bài văn khấn cúng rằm tháng 10 Giáp Thìn 2024
Phật pháp ứng dụng 14-11-2024 14:42:19
Phật dạy về 10 điều chớ vội tin
Ứng dụng 23/10/2024 13:45:13
Phật dạy về 10 điều chớ vội tin
Ứng dụng 23-10-2024 13:45:13
Kinh Phật là gì? Tổng hợp những loại kinh Phật thường tụng
Ứng dụng 16/10/2024 15:35:43
Kinh Phật là gì? Tổng hợp những loại kinh Phật thường tụng
Ứng dụng 16-10-2024 15:35:43
Kinh cầu an là gì? Bộ kinh cầu an quen thuộc
Ứng dụng 15/10/2024 11:23:12
Kinh cầu an là gì? Bộ kinh cầu an quen thuộc
Ứng dụng 15-10-2024 11:23:12
29 lượt thích 0 bình luận