Thanh Minh là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa Tết Thanh Minh
Từ xa xưa đối với văn hóa người Việt Nam thì tết Thanh Minh là thời điểm mà con cháu sum vầy bày tỏ tấm lòng thành kính đến tổ tiên, người đã mất. Vậy Thanh Minh là gì, có nguồn gốc ý nghĩa ra sao, mời bạn đọc cùng tìm hiểu kỹ hơn về ngày Tết Thanh Minh qua nội dung dưới đây.
Thanh Minh là gì?
Tết Thanh Minh còn có tên gọi khác là tiết Thanh Minh, là tiết thứ 5 trong 24 tiết khí. Chữ “Thanh” theo nghĩa đen có nghĩa là khí trong thanh khiết, thanh lọc, chữ “Minh” theo nghĩa đen thì mang ý nghĩa là sáng sủa, tươi sáng. “Thanh Minh” theo nghĩa đen chính là sự trong lành, thời tiết quang đãng.
Tiết Thanh minh thường bắt đầu sau ngày Lập Xuân 45 ngày, sau ngày Đông chí khoảng 105 ngày. Thanh Minh kéo dài từ 15 – 16 ngày và ngày đầu tiên chính là Tết Thanh Minh.
Theo văn hóa người Việt truyền lại thì ngày Tết Thanh Minh chính là ngày giỗ chung của cả nước. Đây là thời điểm mà con cháu hướng về cội nguồn, gia đình quây quần dâng mâm cúng và sửa sang phần mộ cho gia đình. Với tất cả lòng thành kính hướng đến người đã khuất để cầu mong có được gia đạo bình an. Thanh Minh là dịp mà mọi người gắn kết tình cảm gia đình, chỉ dạy cho con cháu truyền thống dân tộc.
Nguồn gốc, ý nghĩa Tết Thanh Minh là gì?
Thanh Minh thường kéo dài nửa tháng và Tết Thanh Minh là ngày đầu tiên với nguồn gốc và ý nghĩa như sau:
Nguồn gốc của ngày Tết Thanh Minh theo dân gian
Nguồn gốc ngày tiết Thanh Minh là tiết thứ 5 trong 24 tiết khí được lập lịch theo quan niệm các nước phương Đông. Vào năm 2024, Tết thanh minh rơi vào ngày 4/4 Dương lịch (26/2 Âm lịch). Trong thời gian tiết Thanh Minh 15, 16 ngày thì ngày đầu tiên gọi là Tết Thanh Minh.
Ý nghĩa của ngày Tết Thanh Minh như thế nào?
Người Việt Nam từ bao đời xưa truyền lại tập tục ngày Tết Thanh Minh là dịp để gia đình quây quần hướng về cội nguồn. Mọi nhà sẽ tụ họp đi tảo mộ rồi quây quần bên mâm cơm. Những việc làm này của con cháu nhằm thể hiện tấm lòng thành kính đến tổ tiên, người đã mất.
Hầu như vào dịp Thanh Minh thì các khu nghĩa trang đông đúc, tấp nập hơn. Đây là cơ hội để dạy dỗ con cháu sau này nên biết yêu thương, trân trọng ba mẹ ông bà của mình khi còn sống. Mọi người đi tảo mộ và làm lễ cúng gia tiên vào ngày Thanh Minh để tỏ lòng thành kính, biết ơn.
Ngoài ra, vào ngày này, nhiều người còn quét dọn cho mồ mả vô chủ, không người chăm nom với ý nghĩa thể hiện sự nhân văn, giúp đỡ lẫn nhau.
Liệu Tết Thanh Minh có phải là ngày Tết Hàn Thực không?
Rất nhiều bạn đọc quan tâm liệu Tết Thanh Minh có phải Tết Hàn Thực? Thực tế 2 ngày này có nhiều năm bị trùng ngày nhau nên nhiều người nhầm lẫn. Tuy nhiên Tết Thanh Minh và Tết Hàn Thực là 2 ngày khác nhau về ý nghĩa và nguồn gốc.
Tết Thanh Minh là gì? Đây là ngày đầu trong tiết Thanh Minh, kéo dài khoảng 15 – 16 ngày từ ngày 4 – 5/4 đến 20 – 21/4. Tết Hàn Thực là ngày tưởng nhớ của vua Tấn Văn Công đến Giới Tử Thôi và kéo dài từ 3/3 – 5/3 Âm lịch.
Trong năm 2024 thì Tết Thanh Minh là ngày nào?
Sau khi đã hiểu Thanh Minh là gì thì bạn cần biết ngày tết Thanh Minh năm 2024 là ngày nào. Thực tế tết Thanh Minh không có ngày cố định và thường tính là ngày đầu tiên trong tiết Thanh Minh.
Trong đó, tiết Thanh Minh thường đến sau ngày Lập Xuân 45 ngày nên sẽ rơi vào khoảng ngày 04/04, 05/04 và kết thúc ngày 20/04, 21/04. Theo lịch năm 2024 thì tết Thanh Minh sẽ rơi vào ngày 04/04/2024 dương lịch, tức ngày 26/02/2024 âm lịch.
Những việc người Việt thường làm vào Thanh Minh là gì?
Thông thường vào ngày Tết Thanh Minh thì người Việt sẽ cùng nhau đi tảo mộ tổ tiên, người đã khuất. Con cháu tưởng nhớ hướng về nguồn cội để bày tỏ tấm lòng thành kính. Vào ngày này, mọi người chuẩn bị lễ vật và thắp hương tại mộ người mất, dọn dẹp mộ phần xong thì cùng về nhà lập mâm cơm dâng lên bàn thờ. Sau đó, mọi người cùng quây quần chia sẻ những điều vui vẻ, thất bại trong thời gian qua để gắn kết tình cảm.
Vào ngày Thanh Minh, mọi người sẽ chuẩn bị mâm cỗ tùy theo điều kiện và vùng miền. Dựa vào phong tục và địa phương mà việc chuẩn bị mâm cúng khác nhau nhưng nhìn chung cần có tấm lòng thành.
Chuẩn bị lễ vật cần chuẩn bị khi cúng Thanh Minh
Các lễ vật cần chuẩn bị khi cúng Thanh Minh là gì? Tết Thanh Minh là ngày lễ quan trọng thể hiện tín ngưỡng ngàn đời nên việc chuẩn bị mâm cỗ được mọi người chú trọng. Trong đó, mâm cỗ mà bạn chuẩn bị không cần quá khoa trương mà hãy dựa vào khả năng của mình để thể hiện sự tri ân. Cụ thể, một số lễ vật cần có trong mâm cỗ như sau:
- Các lễ vật phổ biến khi cúng tết Thanh Minh như đèn, chè, hoa, quả, hương, rượu, tiền vàng, trầu cau, nước sạch, mâm cỗ chay hoặc mặn.
- Lễ vật chuẩn bị cúng ở mộ phần tổ tiên cần có phần lễ mặn đặt riêng, tiền vàng và hoa quả sẽ đặt chung. Lưu ý cần có đủ nhang đèn ở các bát hương khi hành lễ. Gia chủ cần vái 3 lần với quan thổ công, thổ địa, rồi mời gia tiên về nhà, đọc văn khấn. Sau đó, gia chủ tiến hành dọn dẹp mộ phần đến khi tuần hương cháy hơn 2 phần thì thực hiện tạ lễ, dọn đồ cúng, hóa vàng, xin lộc và về.
- Khi cúng Tết Thanh Minh tại nhà thì gia chủ cần dọn dẹp bàn thờ sạch sẽ trước khi làm lễ. Mâm lễ cúng được chuẩn bị theo sự thành tâm và điều kiện của bạn. Lưu ý khi làm lễ cúng cần ăn mặc gọn gàng, lịch sự, thành kính vái lạy và đọc to văn khấn. Khi hương cháy hết thì bạn hóa vàng và thụ lộc.
Điều nên làm và không nên làm với ngày Tết Thanh Minh
Ngày Tết Thanh Minh theo quan niệm dân gian Việt Nam có ý nghĩa rất tâm linh và sâu sắc. Do đó chúng ta nên tìm hiểu những việc nên làm và không nên làm trong ngày lễ này như sau:
Những điều tránh trong Tết Thanh Minh
Những điều mà gia chủ cần tránh khi đi tảo mộ ngày Tết Thanh Minh để tránh gặp xui xẻo như sau:
- Không giẫm đạp, đá đồ cúng khi đi ngang mộ phần người khác. Đây là việc làm mang đến vận xui cho gia đình bạn nên gia chủ nên chú ý.
- Phụ nữ trong kỳ hành kinh, phụ nữ có thai, người phong hàn thấp khớp không đi tảo mộ bởi tại đây có nguồn năng lượng xấu.
- Không khuyến khích và cần hạn chế chụp ảnh gia đình tại nghĩa trang khi đi tảo mộ.
- Gia chủ nên dọn sạch sẽ mộ phần trước sau, kiểm tra tình trạng mộ để tránh tình trạng các động vật chuột rắn rết bò vào bên trong.
- Không bàn tán, không chỉ trỏ vào mộ người khác nhằm thể hiện sự tôn trọng người đã mất và tránh xui xẻo đến cho mình.
Điều nên làm trong Tết Thanh Minh là gì?
Một số việc mà gia chủ nên làm vào ngày Tết Thanh Minh như:
- Cần thể hiện lòng thành kính, biết ơn tổ tiên ông bà đã mất khi đi tảo mộ.
- Dọn dẹp bàn thờ, nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ để tiếp đón ông bà tổ tiên đã mất về sum vầy.
- Làm lễ cúng ở ngoài mộ và tại nhà cần chuẩn bị tươm tất, đầy đủ để bày tỏ lòng hiếu thảo, sự kính trọng và biết ơn ông bà, tổ tiên.
Bài viết giải đáp đến bạn đọc Thanh Minh là gì và nguồn gốc, ý nghĩa, lễ cúng Tết Thanh Minh. Với những chia sẻ này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về ngày Thanh Minh để thể hiện tấm lòng thành kính đến tổ tiên, nguồn cội.
Tin liên quan
Nội dung của 15 tập trong Tiểu Bộ kinh
Kiến thức 23/12/2024 17:03:28
Nội dung của 15 tập trong Tiểu Bộ kinh
Kiến thức 23-12-2024 17:03:28
Các tôn hiệu của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Kiến thức 18/12/2024 10:30:13
Các tôn hiệu của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Kiến thức 18-12-2024 10:30:13
Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn
Kiến thức 17/12/2024 19:31:37
Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn
Kiến thức 17-12-2024 19:31:37
Đề Bà Đạt Đa – Vị đại Bồ Tát ứng dụng nghịch hạnh
Kiến thức 17/12/2024 15:24:41
Đề Bà Đạt Đa – Vị đại Bồ Tát ứng dụng nghịch hạnh
Kiến thức 17-12-2024 15:24:41
Tôn giả La Đà – Viên mãn hạnh nguyện nhờ siêng năng phụng sự, tinh tấn tu hành
Kiến thức 17/12/2024 14:31:31
Tôn giả La Đà – Viên mãn hạnh nguyện nhờ siêng năng phụng sự, tinh tấn tu hành
Kiến thức 17-12-2024 14:31:31
15 lượt thích 0 bình luận