Thay đổi nhận thức bảo vệ chim hoang dã

12/09/2023 15:22:34 302 lượt xem

Từ năm 1990 trở lại đây, Chùa Hang, huyện Châu Thành, Trà Vinh đặt ra những quy định nghiêm ngặt để bảo vệ chim và cây rừng, tạo môi trường tự nhiên an bình cho những đàn chim trở về trú ngụ ngày càng đông hơn.

Việt Nam được đánh giá là một trong những khu vực tập trung chim hoang dã, di cư và các loài chim đặc hữu của thế giới, tạo nên các giá trị thiên nhiên quan trọng, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển du lịch và xây dựng, quảng bá hình ảnh đất nước. Đến nay, nhiều loài chim hoang dã được đưa vào danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ để quản lý, bảo vệ theo quy định của pháp luật… Nhiều hành động nhân văn nhằm bảo vệ các loài chim hoang dã có nguy cơ tận diệt với nạn săn bắt ngày càng quy mô. Câu chuyện đã được đề cập nhiều lần nhưng vẫn cần sự chung tay tuyên truyền, ủng hộ, vào cuộc thực sự của cộng đồng nói chung và Phật giáo các cấp nói riêng.

Sâm cầm giá 1 triệu 300 nghìn đồng/con, diệc xám giá 1 triệu 200 nghìn đồng/con…  Bất chấp nhiều chế tài xử phạt, tình trạng săn bắt, tiêu thụ các loài chim hoang dã, vẫn đang diễn ra nghiêm trọng tại nhiều địa phương, ảnh hưởng tiêu cực đến đa dạng sinh học. Có cung thì ắt có cầu, hoạt động rao bán chim hoang dã vẫn tràn lan và ngang nhiên. Thực trạng này đang thực sự trở thành một vấn đề cấp bách nghiêm trọng và Việt Nam đang là một điểm nóng của vấn nạn săn bắt chim hoang dã trái phép.

Nghị định 35 (sửa đổi bổ sung bởi Nghi định 07/2022 của CP) có nêu rõ kể cả những loài chim hoang dã không phải loài nguy cấp quý hiếm, nếu bị săn bắt, buôn bán, vận chuyển trái phép cũng có thể có thể bị xử phạt lên đến 300 triệu đồng. Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Chỉ thị về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam. Đây được xem là giải pháp kịp thời và thiết thực, góp phần tăng cường chế tài xử phạt, tăng tính răn đe với các đối tượng săn bắt và buôn bán chim hoang dã trái phép.

Quả đúng như vậy, việc phối hợp giữa nhiều cơ quan chức năng chính là giải pháp hiệu quả để các chỉ thị, văn bản thực sự sâu sát và được triển khai đồng bộ tại các địa phương… Các phương án, mô hình phối hợp đã được cụ thể hóa, tăng cường vai trò đồng hành giữa các đơn vị liên quan, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, thay đổi nhận thức của người dân và toàn xã hội, chung tay bảo vệ chim hoang dã.

Và với sự chung tay cùng cộng đồng, Phật giáo khắp các tỉnh thành cũng đã thể hiện tinh thần đưa đạo với đới với các hoạt động tích cực tham gia chiến dịch bảo vệ loài chim hoang dã, chim di cư… Nhiều BTS GHPGVN các tỉnh thành như tại tỉnh TT – Huế vừa qua đã phối hợp chính quyền tuyên truyền trực tiếp đến toàn thể phật tử để thay đổi nhận thức về phóng sinh; khuyến cáo phật tử không mua các cá thể chim để phóng sinh vì đây là hành động tiếp tay cho các hành vi săn bẫy chim hoang dã trái phép.

Bên cạnh đó, một số tự viện cũng có nhiều phương thức để góp phần bảo vệ các loài chim. Như chùa Hang, huyện Châu Thành, Trà Vinh hiện tại đang là nơi trú ngụ, sinh sôi của hàng ngàn cánh chim các loại. Trong đó có nhiều loại chim chóc như: Sáo, cò, diệc, cồng cộc. Được yêu thương, bảo vệ, bên lời kinh tiếng kệ, các loại chim ngày càng dạn dĩ hơn. Chúng làm tổ cả trên khu vực cây cảnh, trước sân chánh điện, khi tăng xá…Chính điều này làm nên sự hấp dẫn và nét riêng độc đáo cho ngôi chùa cổ.

Để có được mái nhà chung để đàn chim tìm về như vậy, cũng phải kể đến sự tâm huyết của các chư Tăng trong việc góp công sức gây dựng và chăm sóc vườn chim. Từ năm 1990 trở lại đây, Chùa đặt ra những quy định nghiêm ngặt để bảo vệ chim và cây rừng, tạo môi trường tự nhiên an bình cho những đàn chim trở về trú ngụ ngày càng đông hơn.

Cũng giúp sức trong việc bảo vệ loài chim hoang dã, thì chùa Nodol cũng là nơi nương náu của 10 loại chim cò trong đó có nhiều loài quý hiếm cần được bảo vệ. Trước đây, cò nhiều tới mức phải đậu từ cổng tới luỹ tre sau chùa…hiện tại số lượng cò ít dần nên nhà chùa đã kết hợp với chính quyền địa phương để bảo vệ đàn cò an toàn.

“Đất lành chim đậu”, nhiều đàn chim đã tìm được chỗ nương náu an toàn dưới mái già lam. Sự bảo vệ, yêu thương của chùa càng khiến khách phương xa ấm áp với câu chuyện về tình người. Đặc biệt, việc thay đổi nhận thức của Phật tử trong việc phóng sinh cũng góp phần không nhỏ vào bảo tồn các loài chim hoang dã. Mong rằng, có thật nhiều mái nhà chung, để muôn loài cùng sống an hòa bên nhau, để muôn cánh chim chao lượn tự do trong niềm hân hoan, phấn khởi.

17 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Khai mạc Khóa bồi dưỡng kiến thức về giới luật khu vực phía Bắc

Tin Phật sự 17/11/2024 18:18:23

Thông bạch của Giáo hội về việc tổ chức Đại lễ tưởng niệm Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tin Phật sự 12/11/2024 14:14:49

Trung ương Giáo hội viếng tang cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh

Tin Phật sự 07/11/2024 11:48:06

Cháy chùa Phổ Quang 800 tuổi ở Phú Thọ

Tin Phật sự 23/10/2024 15:22:49

Kỷ niệm 35 năm Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam: Tầm nhìn, Sứ mệnh và Di sản

Tin Phật sự 19/10/2024 21:05:57