Thiền phái Liễu Quán lịch sử hình thành và phát triển

03/01/2024 15:02:36 1403 lượt xem

Thiền sư Liễu Quán là vị Tổ đã khai sáng dòng thiền cùng tên kể từ thế kỷ 18, mà tư tưởng đại diện cho Phật giáo thời Hậu Lê lúc bấy giờ. Cuộc đời và đạo nghiệp của Ngài là một tấm gương sáng, ảnh hưởng sâu rộng đối với Phật giáo Việt Nam.

Thiền sư Liễu Quán, là vị Tổ đã khai sáng dòng thiền cùng tên kể từ thế kỷ 18, mà tư tưởng đại diện cho Phật giáo thời Hậu Lê lúc bấy giờ. Cuộc đời và đạo nghiệp của Ngài là một tấm gương sáng, ảnh hưởng sâu rộng đối với Phật giáo Việt Nam. Đồng thời, Ngài là nhân vật đặc biệt, quan trọng lãnh đạo Phong trào Phục hưng Phật giáo ở đàng Trong, cũng như góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam. Tư tưởng của Ngài là điểm son đánh dấu sự đổi mới dòng thiền Lâm Tế. Dù đã trải dài hơn 270 năm nhưng Đạo mạch do Tổ khai sáng, không những đã tỏa rộng khắp mọi miền đất nước, mà còn lan đến nhiều Châu lục trên thế giới.

Từ khoảng giữa thế kỷ thứ 16 đến cuối thế kỷ thứ 18, Đại Việt chia làm Đàng Trong và Đàng Ngoài với sông Gianh làm địa giới. Sự phân tách hành chính khiến đời sống văn hóa xã hội có ít nhiều khác biệt. Trong đó, ở Đàng Trong, sự di cư của cộng đồng Minh Hương khiến văn hóa khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của Phương Bắc. Điều này diễn ra trong thế kỷ thứ 16 và Phật giáo cũng không năm ngoài trào lưu này. Trước tình hình đó, một vị thiền sư lỗi lạc đã đứng lên, thành lập một dòng thiền Phật giáo mới mang bản sắc thuần Việt, và dòng truyền thừa đó được gọi là dòng Lâm Tế Liễu Quán.

Thiền sư Liễu Quán họ Lê, húy là Thiệt Diệu, pháp tự là Liễu Quán, tại làng Bạc Mã, huyện Đông Xuân, tỉnh Phú Yên. Ngài được Hòa thượng Minh Hoằng Tử Dung truyền pháp, kế thừa tông Lâm Tế đời thứ 35, pháp húy Thiệt Diệu, sau này môn nhơn gọi Ngài là Tổ Thiệt Diệu Liễu Quán. Từ đây, một phái thiền mới thuộc dòng thiền Lâm Tế đã được khai sáng ở Thuận Hóa, thiền phái Liễu Quán. Nối tiếp truyền thống Trúc Lâm ở Yên Tử, một lần nữa, khát vọng Việt hóa lại được thực hiện. Sự kết hợp hài hòa giữa các dòng thiền Lâm Tế và Tào Động với tinh thần yêu nước, vì dân tộc trong bối cảnh đất nước, đời sống nhân dân bất ổn trước cuộc tranh vương quyền của chúa Trịnh – chúa Nguyễn.

Sự ra đời của dòng thiền Liễu Quán đã đáp ứng được nhu cầu của phần lớn người Việt lúc này, và Liễu Quán nhanh chóng trở thành dòng triết lý chính yếu cho sự phát triển văn hóa, nghệ thuật và chính trị của đất nước. Dòng thiền Liễu Quán được coi là đã tiếp tục truyền thống của dòng thiền Trúc Lâm, bởi cả hai đều mang yếu tố thuần Việt, do người Việt sáng lập, thoát khỏi mọi ràng buộc của văn hóa nước ngoài.

Thêm một yếu tố giúp cho thiền phái Liễu Quán trở nên đặc sắc trong giai đoạn lịch sử đó là thay vì câu nệ vào giáo lý và văn tự, người tu tập theo thiền phái tập trung vào việc tham cứu chân tâm và định hướng tu tập theo điều chân thật. Khi đã thấu suốt tự tâm, hành giả tiếp tục thực hiện các hoạt động Phật giáo, tùy theo duyên của mỗi người.

Đọc thi kệ Thị tịch của Tổ sư Thiệt Diệu – Liễu Quán, thấy Tổ đã chỉ rõ, Ngài từ đâu đến và đi về đâu.

Kệ rằng:

“Thất thập dư niên thế giới trung

Không không sắc sắc diệc dung thông

Kim triêu nguyện mãn hoàn gia lý

Hà tất bôn mang vấn Tổ tông”.

Nghĩa là:

“ Hơn bảy mươi năm giữa cõi đời

Không không sắc sắc thảy dung thông

Sáng nay nguyện mãn về quê cũ

Nào phải bôn ba hỏi Tổ Tông”.

Bài kệ thị tịch của Tổ sư Liễu Quán vừa có tính tác dụng giác tỉnh nội quán, để thể chứng pháp thân thường trú hay thể tính không, bất sinh, bất diệt, nơi tự tâm và vạn hữu, đồng thời cảnh báo cho học trò và những thế hệ tiếp sau, đừng rong ruổi tìm cầu bên ngoài, mà luống uổng công phu tu tập và đồng thời cũng cảnh báo cho những người lãnh đạo xã hội đương thời, không nên biến Tổ tông trở thành một công cụ sắc thanh, danh tướng để phục vụ cho thời đại, mà cụ thể là danh tướng cho bản ngã của chính mình.

Đóng góp lớn nhất của thiền phái Liễu Quán đối với Phật pháp là phát triển mạnh mẽ hệ thống truyền thừa khắp xứ Huế và lan rộng đến các tỉnh miền Nam. Nhờ những thiền sư của thiền phái này mà nhiều ngôi chùa được xây dựng, tu bổ làm cơ sở cho Tăng Ni tu học, nơi nương tựa tinh thần cho người dân buổi đầu khai khẩn vùng đất phía Nam. Sự phát triển này là nhờ các hàng hậu học noi theo gương sáng của Thiền sư Liễu Quán. Hành trình hoằng đạo, thuyết pháp độ sanh của Thiền sư không biết mỏi mệt, Ngài vân du khắp nơi, từ Phú Xuân đến Phú Yên và ngược lại. Đạo đức và danh tiếng của Ngài vang vọng khắp chốn, đệ tử thọ giới với Ngài kể cả xuất gia và tại gia gần 4.000 người, trong số xuất gia có 49 vị đắc pháp nổi tiếng.

Sự ra đời của Thiền phái Liễu Quán không chỉ đáp ứng nhu cầu của thời đại mà còn để lại ảnh hưởng sâu rộng đến ngày nay. Trong hơn 300 năm tồn tại, Thiền phái Liễu Quán không ngừng phát triển, lan tỏa Phật pháp, không chỉ tại Huế mà trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam, và nước ngoài.

Tại hải ngoại, chư Tăng thiền phái Liễu Quán đã có nhiều đóng góp thiết thực cho sứ mệnh truyền bá Chánh Pháp như: Tổ chức lễ quy y, Sáng lập Hội sinh viên và Kiều bào Phật tử Việt Nam, Xây dựng chùa làm trung tâm Văn hóa Phật Giáo Việt Nam giúp bà con xa xứ không chỉ đi chùa lễ Phật, mà còn được học tiếng nói, chữ viết quê hương, từ đó góp phần gìn giữ nét văn hóa Việt.

Nhờ dòng Thiền thuần Việt Lâm Tế Liễu Quán mà từ kiến trúc, lễ nhạc mang màu sắc Phật giáo Trung Quốc đã dần dần trút bỏ, thay bằng bản sắc dân tộc Việt. Có thể nói, từ khi hình thành cho đến nay thiền phái Liễu Quán luôn phát triển mạnh mẽ và liên tục, đóng góp lớn cho Phật giáo Đàng Trong nói riêng và Phật giáo Việt Nam nói chung.

Đón xem các thông tin, chương trình hấp dẫn khác của Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên trên kênh YouTube.

28 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Nghị quyết của Ban Thường trực HĐCM về việc cung thỉnh và phụng thờ vĩnh viễn Xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức

Tin Phật sự 04/04/2025 13:58:07

Hà Nội: Đại lễ tưởng niệm Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và chư Ni tiền bối

Tin Phật sự 04/04/2025 12:32:31

Chuẩn bị nguồn lực tình nguyện viên cho Đại lễ Vesak LHQ 2025

Tin Phật sự 02/04/2025 09:26:57

Bình Dương: 400 Tăng Ni thọ giới tại Đại giới đàn Trí Tấn

Tin Phật sự 01/04/2025 14:40:48

Giáo hội Phật giáo Việt Nam chia sẻ với người dân Myanmar sau thảm họa động đất

Tin Phật sự 31/03/2025 11:56:01

Giáo hội Phật giáo Việt Nam chia sẻ với người dân Myanmar sau thảm họa động đất

Tin Phật sự 31-03-2025 11:56:01

Nhận được tin từ trận động đất mạnh 7,7 độ Richter vừa xảy ra ngày 28/3/2025 tại Myanmar khiến hàng trăm nghìn người dân thương vong và chịu ảnh hưởng, GHPGVN ngày 31/3 gửi thư thăm hỏi đến Giáo hội Tăng già Phật giáo Myanmar, Đức Tăng thống Phật giáo Myanmar Ngài Bhadanta Sandimar Bhivamsa.
630 lượt xem 0 Bình luận