PV: Lòng tự tín trong Phật giáo nên được hiểu thế nào cho đúng, thưa thầy? Và làm sao để có được lòng tự tín?

Lòng tự tín – tức niềm tin nơi chính mình. Đó phải là hành trình đi vào bên trong để gội rửa những cấu bẩn, phiền não và khơi dậy hạt mầm tích cực. Thực ra, chỉ cần ta cố gắng quay vào bên trong thường trực, vượt qua giới hạn bản thân như khép mình vào giới luật – nên làm gì và không nên làm gì để gìn giữ sự thanh tịnh trong lòng – là ta đã có được chút ít nội lực rồi.

Niềm tự tin chính là tự mình vượt qua giới hạn bản thân và tin rằng mình có thể làm được, tin mình đang sở hữu những giá trị tốt đẹp, tin những giá trị ấy đủ làm nên đời sống chất lượng và rực rỡ… Niềm tin này không cần phải thông qua bất cứ sự công nhận hay nể phục của ai, cũng không cần bất cứ nơi nào cấp bằng. Nhìn lại, những gì mà ta cho là tự tin trước đây đều phụ thuộc vào sự thừa nhận và tin tưởng của những người xung quanh. Nó đích thực là niềm tin đến từ bên ngoài nên rất dễ bị lấy đi, phai tàn và không thể nắm hoài mãi. Chỉ có niềm tin đến từ sự luyện tập, từ sự làm chủ bản thân, mới là của ta và vững bền.

Đạo Phật có thể khác với nhiều truyền thống, đó là không dẫn dắt ta đặt niềm tin ở nơi bên ngoài. Tin Phật trong lòng, tức là tin mình cũng có đầy đủ chất liệu của trí tuệ, từ bi, bình an, tự do… như một đức Phật. Tin Pháp trong lòng, tức là tin mình luôn có sẵn khả năng đi vào bên trong để nhận diện và chuyển hoá phiền não. Tin Tăng trong lòng, tức là tin rằng có sự hoà hợp của thân và tâm và chính là điểm tựa an toàn nhất cho chính mình.

PV: Từng gặp biến cố mất cha mẹ cùng một lúc, lúc đó thầy đã hoài nghi vào những giáo lý từng được học. Vậy làm cách nào thầy lấy lại được niềm tin về đạo và đời, và phải chăng khoảng thời gian ấy đã cũng giúp thầy hình thành nên lòng tự tín?

Đúng vậy. Tôi từng hoài nghi những giáo lý cao siêu trong kinh điển Đại thừa như “bất sinh, bất diệt” là không có thật, chỉ là sự giả đặt hay lý tưởng. Đó là vì tôi đã từng chỉ học và nghiên cứu kinh điển chứ chưa từng thực hành. Thực ra, tôi cũng từng nghĩ là mình có thực hành, nhưng thú thật là “không có lối vào”, phần lớn là chỉ tự ép bản thân mình ráng hướng thiện, ráng cố gắng mở lòng ra chấp nhận, ráng cố gắng tưởng tượng mình là như thế… Nhưng, đúng như thiền sư Thích Nhất Hạnh đã từng nói: “Chân lý phải đi bằng đôi chân chứ không thể đi bằng cái đầu”. Tôi đã dùng cái trí thông minh của mình để nắm bắt chân lý nên suốt 7 năm trời học Phật tôi tưởng mình đã hiểu hết cái tinh túy của đạo, nào ngờ khi biến cố xảy ra thì tôi vẫn tay trắng, vẫn không có chút nội lực, vẫn đầy chấp ngã, vẫn mơ màng về sự sống chết…

Nhưng cũng nhờ sự bực tức ấy mà tôi đã tạm quên kinh điển đi. Bấy giờ tôi chỉ còn biết dựa vào thiên nhiên, rồi từ thiên nhiên tôi dần dà tựa vào được chính mình. Tôi đã tập lại những bài thực tập vở lòng nhất của một thầy tu, đó là những bước chân chậm rãi, bình yên và tỉnh thức. Tôi như được tìm thấy một phiên bản mới hoàn toàn, một sinh thể khát khao sự sống và cống hiến, sau vài ba năm ròng rã thực tập tới lui những bài thiền tập nền tảng mà vô cùng hiệu quả đó. Đúng là tôi đã tìm thấy sự sống từ chính những bước chân tỉnh thức của mình, và tôi cũng đã tìm thấy sự kết nối sâu xa với giáo lý cao siêu “bất sinh, bất diệt” từ những bước chân thong dong, nhẹ nhàng ấy. Có một hôm, bất giác tôi khóc vì sung sướng, thấy mình như đứa trẻ tìm về nhà, sau gần 5 năm trời mới nhận ra toàn bộ gia tài tốt đẹp của tổ tiên huyết thông và tâm linh nằm trong từng tế bào và hơi thở của mình. Tôi biết mình đã hết khổ.

Khi niềm tự tin bên trong lớn dậy thì cái tôi bé lại, nỗi sợ suy yếu đi, chỉ còn lại tình thương và sức mạnh phi thường của lòng quả cảm luôn sẵn sàng dấn thân cống hiến cho đại cuộc.

PV: Thầy từng có thời gian một đi bộ khắp nước Mỹ, thầy chủ yếu đến những nơi hoang dã, trải nghiệm này đã ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tu tập của thầy. Thầy có thể chia sẻ thêm với khán giả về khoảng thời gian đặc biệt này?

Tôi đã thực sự trở thành một phiên bản rất khác sau hành trình ấy. Đó là một phiên bản bụi bặm hơn, chịu chơi hơn, thong dong tự tại hơn, liều lĩnh hơn, quyết liệt hơn…

Cụ Nguyễn Du từng nói, “Không tu mà cũng như tu mới là”. Trong suốt 3 năm mà tôi gọi là “tu bụi” ấy, với hình thức ăn mặc và nếp sinh hoạt không giống một nhà tu, nhưng thời gian đó tôi lại thấy mình tu nhiều nhất, chuyển hoá nhiều nhất. Tôi không bị kẹt vào cái vai một vị thầy tu, tôi có thể hóa thân ra rất nhiều vai, nhưng vai nào tôi cũng thể hiện tinh thần của một nhà tu hết – giữ năng lượng an lành cho mình và cho người. Nhờ đó mà tôi thấy tình thương yêu của mình dễ dàng lan rộng, không bị ngăn cách bởi vai vế hay niềm kính trọng của mọi người. Niềm tin về một sự thực tập buông bỏ bớt hình thức, đi sâu vào cốt lỏi dựng lên trong tôi vô cùng mạnh mẽ từ đó. Niềm tin về khả năng có thể rộng lớn hơn nếu dám bước ra khỏi vùng an toàn hay trình độ cũ cũng trở nên bền chắc trong tôi từ đó.

PV: Thầy đã theo học nhiều thầy khác nhau như thiền sư Thích Nhất Hạnh, thiền sư Sao Tejaniya, mỗi thiền sư lại theo đuổi một dòng thiền khác nhau, vậy có phải mỗi thầy lại mang một niềm tin khác nhau không ạ?

Mỗi vị thầy tâm linh giỏi đều có khả năng tiếp cận, thẩm thấu, thành tựu và triển khai những phương pháp thực tập chuyển hóa mà đức Phật để lại một cách riêng biệt và độc đáo. Pháp môn tu tập cũng như các vị thuốc chữa bệnh và mỗi vị thầy tâm linh giỏi là những học trò kế thừa xuất sắc; nên một khi họ đã nắm được vị gốc của thuốc thì sẽ tha hồ chế biến thành nhiều vị thuốc phụ khác nhau. Công năng giải thoát  hay giác ngộ dĩ nhiên phải đảm bảo là một, nhưng cách thức tiếp cận và thực hành có thể có nhiều sự khác biệt để phù hợp với cảm quan và trình độ của nhiều đối tượng. Tôi nghĩ nếu đức Phật còn tại thế thì ngài cũng sẽ rất hạnh phúc và khuyến khích học trò điều ấy để giáo pháp được lan tỏa khắp nơi nơi. Chỉ có điều là làm sao để giữ gìn giáo pháp luôn thuần khiết, như những giọt nước đầu nguồn, để đảm bảo nó có đủ công năng gội sạch phiền não.

Câu trả lời chính là hãy nhìn kỹ vào đời sống rất thật và cả sức ảnh hưởng tích cực của các vị ấy đối với cộng đồng và xã hội thì sẽ biết ngay niềm tin của họ đặt vào pháp môn có đúng đắn không, công phu tu luyện của họ có hoa trái không, giáo pháp họ giữ gìn và lan toả có phải là giọt nước nguyên chất không.

PV: Thay cho lời kết của chuỗi series trò chuyện dài kỳ về niềm tin và sự tự tín, mong thầy sẻ chia vài lời khuyên về cách tốt nhất để giữ niềm tin trong cuộc sống để mỗi người có thể thẩm thấu và thực hành?

Đừng quá lao theo những thành bại trong cuộc đời. Đại dịch Covid-19 vừa qua cũng đã giúp chúng ta nhận ra rằng mọi thứ trên đời này đều có thể bị lấy đi bất cứ lúc nào, dù chúng ta có là ai hay quyền lực gì đi chăng nữa. Chúng ta không ai có tới vài ba trăm năm để tiếp tục lao theo những trò chơi vinh nhục để tiêu phí quá nhiều năng lượng và phẩm chất quý giá trong tâm hồn hoài mãi. Ngày mai, nếu phải rời xa cõi đời này bất chợt thì đó sẽ là điều vô cùng đau đớn và hối tiếc khi mà ta vẫn chưa kịp tìm ra ý nghĩa của cuộc sống.

Ý nghĩa của cuộc sống không gì khác hơn là được sống thật sâu sắc và giá trị. Sống sâu sắc đó là biết trân quý những gì mình đang có và tận hưởng nó; sống giá trị là biết cống hiến và sẻ chia để giúp mọi người cũng được bình an và hạnh phúc như mình. Để làm được điều đó, chúng ta cần phải có một cái thấy hay niềm tin sâu sắc vào giá trị cao đẹp của tâm hồn, thấy tâm vốn là đầu mối sinh ra mọi khổ đau và hạnh phúc trong đời chứ không phải do các yếu tố xung quanh, thì ta mới đủ sức buông bỏ bớt những mục tiêu không cần thiết.

Xin tự nhắc nhở bản thân hãy sớm quay về nuôi dưỡng lại cái tâm ban sơ rất đẹp của mình. Hãy tin rằng, tất cả những trải nghiệm thương đau hay lầm lỡ đã qua đều là những chất liệu quý báu để làm nên khu vườn tràn đầy hương sắc bình an và hạnh phúc, như tinh thần của câu “phiền não tức bồ đề” (Pháp Bảo đàn) mà Lục tổ Huệ Năng đã từng khẳng định.

PV: Lòng tự tín trong Phật giáo nên được hiểu thế nào cho đúng, thưa thầy? Và làm sao để có được lòng tự tín?

Lòng tự tín – tức niềm tin nơi chính mình. Đó phải là hành trình đi vào bên trong để gội rửa những cấu bẩn, phiền não và khơi dậy hạt mầm tích cực. Thực ra, chỉ cần ta cố gắng quay vào bên trong thường trực, vượt qua giới hạn bản thân như khép mình vào giới luật – nên làm gì và không nên làm gì để gìn giữ sự thanh tịnh trong lòng – là ta đã có được chút ít nội lực rồi.

Niềm tự tin chính là tự mình vượt qua giới hạn bản thân và tin rằng mình có thể làm được, tin mình đang sở hữu những giá trị tốt đẹp, tin những giá trị ấy đủ làm nên đời sống chất lượng và rực rỡ… Niềm tin này không cần phải thông qua bất cứ sự công nhận hay nể phục của ai, cũng không cần bất cứ nơi nào cấp bằng. Nhìn lại, những gì mà ta cho là tự tin trước đây đều phụ thuộc vào sự thừa nhận và tin tưởng của những người xung quanh. Nó đích thực là niềm tin đến từ bên ngoài nên rất dễ bị lấy đi, phai tàn và không thể nắm hoài mãi. Chỉ có niềm tin đến từ sự luyện tập, từ sự làm chủ bản thân, mới là của ta và vững bền.

Đạo Phật có thể khác với nhiều truyền thống, đó là không dẫn dắt ta đặt niềm tin ở nơi bên ngoài. Tin Phật trong lòng, tức là tin mình cũng có đầy đủ chất liệu của trí tuệ, từ bi, bình an, tự do… như một đức Phật. Tin Pháp trong lòng, tức là tin mình luôn có sẵn khả năng đi vào bên trong để nhận diện và chuyển hoá phiền não. Tin Tăng trong lòng, tức là tin rằng có sự hoà hợp của thân và tâm và chính là điểm tựa an toàn nhất cho chính mình.

PV: Từng gặp biến cố mất cha mẹ cùng một lúc, lúc đó thầy đã hoài nghi vào những giáo lý từng được học. Vậy làm cách nào thầy lấy lại được niềm tin về đạo và đời, và phải chăng khoảng thời gian ấy đã cũng giúp thầy hình thành nên lòng tự tín?

Đúng vậy. Tôi từng hoài nghi những giáo lý cao siêu trong kinh điển Đại thừa như “bất sinh, bất diệt” là không có thật, chỉ là sự giả đặt hay lý tưởng. Đó là vì tôi đã từng chỉ học và nghiên cứu kinh điển chứ chưa từng thực hành. Thực ra, tôi cũng từng nghĩ là mình có thực hành, nhưng thú thật là “không có lối vào”, phần lớn là chỉ tự ép bản thân mình ráng hướng thiện, ráng cố gắng mở lòng ra chấp nhận, ráng cố gắng tưởng tượng mình là như thế… Nhưng, đúng như thiền sư Thích Nhất Hạnh đã từng nói, “Chân lý phải đi bằng đôi chân chứ không thể đi bằng cái đầu”. Tôi đã dùng cái trí thông minh của mình để nắm bắt chân lý nên suốt 7 năm trời học Phật tôi tưởng mình đã hiểu hết cái tinh túy của đạo, nào ngờ khi biến cố xảy ra thì tôi vẫn tay trắng, vẫn không có chút nội lực, vẫn đầy chấp ngã, vẫn mơ màng về sự sống chết…

Nhưng cũng nhờ sự bực tức ấy mà tôi đã tạm quên kinh điển đi. Bấy giờ tôi chỉ còn biết dựa vào thiên nhiên, rồi từ thiên nhiên tôi dần dà tựa vào được chính mình. Tôi đã tập lại những bài thực tập vở lòng nhất của một thầy tu, đó là những bước chân chậm rãi, bình yên và tỉnh thức. Tôi như được tìm thấy một phiên bản mới hoàn toàn, một sinh thể khát khao sự sống và cống hiến, sau vài ba năm ròng rã thực tập tới lui những bài thiền tập nền tảng mà vô cùng hiệu quả đó. Đúng là tôi đã tìm thấy sự sống từ chính những bước chân tỉnh thức của mình, và tôi cũng đã tìm thấy sự kết nối sâu xa với giáo lý cao siêu “bất sinh, bất diệt” từ những bước chân thong dong, nhẹ nhàng ấy. Có một hôm, bất giác tôi khóc vì sung sướng, thấy mình như đứa trẻ tìm về nhà, sau gần 5 năm trời mới nhận ra toàn bộ gia tài tốt đẹp của tổ tiên huyết thông và tâm linh nằm trong từng tế bào và hơi thở của mình. Tôi biết mình đã hết khổ.

Khi niềm tự tin bên trong lớn dậy thì cái tôi bé lại, nỗi sợ suy yếu đi, chỉ còn lại tình thương và sức mạnh phi thường của lòng quả cảm luôn sẵn sàng dấn thân cống hiến cho đại cuộc.

PV: Thầy từng có thời gian một đi bộ khắp nước Mỹ, thầy chủ yếu đến những nơi hoang dã, trải nghiệm này đã ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tu tập của thầy. Thầy có thể chia sẻ thêm với khán giả về khoảng thời gian đặc biệt này?

Tôi đã thực sự trở thành một phiên bản rất khác sau hành trình ấy. Đó là một phiên bản bụi bặm hơn, chịu chơi hơn, thong dong tự tại hơn, liều lĩnh hơn, quyết liệt hơn…

Cụ Nguyễn Du từng nói, “Không tu mà cũng như tu mới là”. Trong suốt 3 năm mà tôi gọi là “tu bụi” ấy, với hình thức ăn mặc và nếp sinh hoạt không giống một nhà tu, nhưng thời gian đó tôi lại thấy mình tu nhiều nhất, chuyển hoá nhiều nhất. Tôi không bị kẹt vào cái vai một vị thầy tu, tôi có thể hóa thân ra rất nhiều vai, nhưng vai nào tôi cũng thể hiện tinh thần của một nhà tu hết – giữ năng lượng an lành cho mình và cho người. Nhờ đó mà tôi thấy tình thương yêu của mình dễ dàng lan rộng, không bị ngăn cách bởi vai vế hay niềm kính trọng của mọi người. Niềm tin về một sự thực tập buông bỏ bớt hình thức, đi sâu vào cốt lỏi dựng lên trong tôi vô cùng mạnh mẽ từ đó. Niềm tin về khả năng có thể rộng lớn hơn nếu dám bước ra khỏi vùng an toàn hay trình độ cũ cũng trở nên bền chắc trong tôi từ đó.

PV: Thầy đã theo học nhiều thầy khác nhau như thiền sư Thích Nhất Hạnh, thiền sư Sao Tejaniya, mỗi thiền sư lại theo đuổi một dòng thiền khác nhau, vậy có phải mỗi thầy lại mang một niềm tin khác nhau không ạ?

Mỗi vị thầy tâm linh giỏi đều có khả năng tiếp cận, thẩm thấu, thành tựu và triển khai những phương pháp thực tập chuyển hóa mà đức Phật để lại một cách riêng biệt và độc đáo. Pháp môn tu tập cũng như các vị thuốc chữa bệnh và mỗi vị thầy tâm linh giỏi là những học trò kế thừa xuất sắc; nên một khi họ đã nắm được vị gốc của thuốc thì sẽ tha hồ chế biến thành nhiều vị thuốc phụ khác nhau. Công năng giải thoát  hay giác ngộ dĩ nhiên phải đảm bảo là một, nhưng cách thức tiếp cận và thực hành có thể có nhiều sự khác biệt để phù hợp với cảm quan và trình độ của nhiều đối tượng. Tôi nghĩ nếu đức Phật còn tại thế thì ngài cũng sẽ rất hạnh phúc và khuyến khích học trò điều ấy để giáo pháp được lan tỏa khắp nơi nơi. Chỉ có điều là làm sao để giữ gìn giáo pháp luôn thuần khiết, như những giọt nước đầu nguồn, để đảm bảo nó có đủ công năng gội sạch phiền não.

Câu trả lời chính là hãy nhìn kỹ vào đời sống rất thật và cả sức ảnh hưởng tích cực của các vị ấy đối với cộng đồng và xã hội thì sẽ biết ngay niềm tin của họ đặt vào pháp môn có đúng đắn không, công phu tu luyện của họ có hoa trái không, giáo pháp họ giữ gìn và lan toả có phải là giọt nước nguyên chất không.

PV: Thay cho lời kết của chuỗi series trò chuyện dài kỳ về niềm tin và sự tự tín, mong thầy chia sẻ một vài lời khuyên về cách tốt nhất để giữ niềm tin trong cuộc sống để mỗi người có thể thẩm thấu và thực hành?

Đừng quá lao theo những thành bại trong cuộc đời. Đại dịch Covid-19 vừa qua cũng đã giúp chúng ta nhận ra rằng mọi thứ trên đời này đều có thể bị lấy đi bất cứ lúc nào, dù chúng ta có là ai hay quyền lực gì đi chăng nữa. Chúng ta không ai có tới vài ba trăm năm để tiếp tục lao theo những trò chơi vinh nhục để tiêu phí quá nhiều năng lượng và phẩm chất quý giá trong tâm hồn hoài mãi. Ngày mai, nếu phải rời xa cõi đời này bất chợt thì đó sẽ là điều vô cùng đau đớn và hối tiếc khi mà ta vẫn chưa kịp tìm ra ý nghĩa của cuộc sống.

Ý nghĩa của cuộc sống không gì khác hơn là được sống thật sâu sắc và giá trị. Sống sâu sắc đó là biết trân quý những gì mình đang có và tận hưởng nó; sống giá trị là biết cống hiến và sẻ chia để giúp mọi người cũng được bình an và hạnh phúc như mình. Để làm được điều đó, chúng ta cần phải có một cái thấy hay niềm tin sâu sắc vào giá trị cao đẹp của tâm hồn, thấy tâm vốn là đầu mối sinh ra mọi khổ đau và hạnh phúc trong đời chứ không phải do các yếu tố xung quanh, thì ta mới đủ sức buông bỏ bớt những mục tiêu không cần thiết.

Xin tự nhắc nhở bản thân hãy sớm quay về nuôi dưỡng lại cái tâm ban sơ rất đẹp của mình. Hãy tin rằng, tất cả những trải nghiệm thương đau hay lầm lỡ đã qua đều là những chất liệu quý báu để làm nên khu vườn tràn đầy hương sắc bình an và hạnh phúc, như tinh thần của câu “phiền não tức bồ đề” (Pháp Bảo đàn) mà Lục tổ Huệ Năng đã từng khẳng định.