PV: Thưa thầy, niềm tin là một trong 5 căn lành để có thể bắt đầu tu tập. Vậy ta nên hiểu “niềm tin” ở đây như thế nào cho đúng?

Chúng ta biết đạo Phật còn được gọi là đạo Giác Ngộ. Đó là con đường chuyển hoá khổ đau xảy ra ngay trong thực tại, ngay bây giờ và ở đây, và bất cứ đối tượng nào cũng có thể tham gia mà không nhất thiết phải là tín đồ Phật giáo thực hành mới có kết quả.

Do đó, niềm tin trong Phật giáo chủ yếu là đề cập đến “niềm tin bên trong”, tức là ta có tin rằng bên trong mình luôn có bản thiện, có chất liệu thánh hiền, có Phật tính không.

Nếu không có niềm tin đó thì ta không có động cơ để tinh tấn tu tập, đương đầu với phiền não, theo đó ta cũng sẽ dễ dàng tìm kiếm niềm tin nơi tha lực bên ngoài. Khi hành thiền, dĩ nhiên ta phải tin rằng mình có khả năng làm lắng dịu phiền não thì ta mới bỏ ra cả giờ để ngồi yên xuống.

Khi chăm sóc khổ đau thì ta phải có niềm tin khổ đau rồi sẽ tan biến, tâm hồn ta sẽ được lành lặn và an ổn trở lại thì ta mới quyết tâm bỏ ra hàng giờ để trầy trật hạ thủ công phu. Đây cũng chính là tinh thần của giáo lý Tứ Diệu Đế: Khổ là do tham-sân-si; hết khổ là khi chuyển hoá tham-sân-si. Còn với “tín căn” trong “ngũ căn”, thì đó lại là một tố chất vô cùng đặc biệt.

Vì “ngũ căn” là 5 thành tố đưa tới sự giác ngộ, nên “tín” bấy giờ chắc chắn không còn nằm ở phạm trù niềm tin vào khả năng bên trong nữa, mà chủ yếu là đề cập đến niềm tin phần thực hành.

Trong phần thực tập chuyển hoá luôn bắt buộc phải có 2 thứ quan trọng, đó là “bản chỉ dẫn đúng” (chánh kiến) và “thái độ hành thiền đúng” (chánh tinh tấn). Niềm tin ở đây chính là chánh kiến, tức là phải nắm rõ và tin tưởng các thông tin đầu vào, nơi phương pháp thực hành, từ đó mới quyết tâm đi sâu vào bên trong mà phát triển chánh định, chánh niệm và tuệ giác.

Trong thời buổi thế giới phẳng hiện nay, ta có thể tìm thấy các văn bản thư tịch kinh điển hay nghe các bài giảng của các vị thầy danh tiếng khá dễ dàng.

Nhưng câu hỏi đặt ra là, đó có phải là bản chỉ dẫn đúng, là chánh pháp, là phương pháp thực hành mang đến sự chuyển hóa đích thực không… thì đó là điều rất cần được suy xét và soi chiếu cẩn thận.

PV: Vậy có cần phải tìm hiểu thật kỹ và phải có niềm tin mạnh mẽ trước khi tham gia tu tập không, thưa thầy?

Chắc chắn rồi. Khi đưa bất cứ loại thực phẩm nào vào trong cơ thể chúng ta cũng đều có ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể và tâm thức của ta. Huống hồ khi tiếp thu một sự thực tập, tác động trực tiếp vào tâm thức, thì ta không thể nào không cẩn thận. Bởi tâm thức ta vốn rất nhạy cảm, nếu ta cứ đụng đâu tin đó, ném vào nó bất cứ thứ gì mà không chọn lọc, thì trước sau gì nó cũng sẽ có phản ứng phụ, sẽ bị tổn hại, sẽ sinh bệnh.

Vậy nên, phải cần có sự tỉnh táo thực sự trước khi đặt xuống niềm tin vào bất cứ phương pháp luyện tập nào. Nhưng như thế vẫn chưa đủ. Khi muốn thực hành phương pháp nào thì ta hãy nên đến học ngay nơi vị thầy thực hành thành công phương pháp ấy, như vậy sẽ an toàn hơn là tự nghiên cứu. Vì những gì được ghi chép trong kinh điển thường rất cô đọng, mà chỉ có những vị thầy thực hành sâu mới lãnh hội hết. Ngoài ra, khi thọ giáo trực tiếp, ta sẽ được hướng dẫn kỹ lưỡng phần “thái độ thực hành đúng” (chánh tinh tấn) – phần dễ mắc phạm sai lầm nhất trong quá trình thực hành ngay khi vừa đặt xuống niềm tin vững chắc.

Người càng mau chóng đặt xuống niềm tin vào một đối tượng hay phương pháp thường là người thiếu cẩn trọng; còn người rất khó khăn để tin vào pháp môn nào cũng rất có thể là người chất chứa quá nhiều thành kiến, định kiến, hoặc nhiều nỗi sợ. Do đó, ngoài niềm tin ra, ta cũng cần chú ý đến cả thái độ đặt niềm tin của mình nữa. Vì có khi việc đặt niềm tin của mỗi chúng ta cũng đang có vấn đề, chứ không hẳn là phương pháp có vấn đề.

 

 

PV: Một người đi tu vì cảm thấy cuộc sống bế tắc, và hy vọng đi tu để đời mình bớt khổ. Nếu như vậy có đơn giản quá không, thưa thầy?

Nếu một người đi tu vì cảm thấy cuộc sống bế tắc và hy vọng đi tu để đời bớt khổ thì cũng đâu có sao. Ai cũng có quyền đưa ra sự lựa chọn giải quyết những nỗi khổ niềm đau của mình cả. Chỉ có điều, so với những người có lý tưởng, thì người đi tu này có xuất phát thất thế hơn. Nó sẽ không tạo dựng được động cơ mạnh mẽ ban đầu. Tuy nhiên, trong tu tập chuyển hóa, khởi điểm lại không quan trọng bằng môi trường, con đường và người thầy dẫn dắt.

Nếu cả 3 điều kiện ấy đều tốt hết thì họ sẽ mau chóng được chữa lành, chuyển hóa và trở thành người tu tập có phẩm chất. Còn nếu thiếu 1 trong 3 điều kiện trên, cho dù họ có tâm ban đầu rất đẹp, thì cũng khó có thể nuôi dưỡng đến cùng, rất có nguy cơ bị gãy đổ nửa chừng. Cho nên hãy nhìn vào cách người ấy đang tu, thái độ đang tu, chất lượng tu… hơn là quan trọng nơi mục đích ban đầu hay chí nguyện nơi cửa miệng của họ


Hết kỳ 1 (Còn nữa…)

PV: Thưa thầy, niềm tin là một trong 5 căn lành để có thể bắt đầu tu tập. Vậy ta nên hiểu “niềm tin” ở đây như thế nào cho đúng?

Chúng ta biết đạo Phật còn được gọi là đạo Giác Ngộ. Đó là con đường chuyển hoá khổ đau xảy ra ngay trong thực tại, ngay bây giờ và ở đây, và bất cứ đối tượng nào cũng có thể tham gia mà không nhất thiết phải là tín đồ Phật giáo thực hành mới có kết quả.

Do đó, niềm tin trong Phật giáo chủ yếu là đề cập đến “niềm tin bên trong”, tức là ta có tin rằng bên trong mình luôn có bản thiện, có chất liệu thánh hiền, có Phật tính không.

Nếu không có niềm tin đó thì ta không có động cơ để tinh tấn tu tập, đương đầu với phiền não, theo đó ta cũng sẽ dễ dàng tìm kiếm niềm tin nơi tha lực bên ngoài. Khi hành thiền, dĩ nhiên ta phải tin rằng mình có khả năng làm lắng dịu phiền não thì ta mới bỏ ra cả giờ để ngồi yên xuống.

Khi chăm sóc khổ đau thì ta phải có niềm tin khổ đau rồi sẽ tan biến, tâm hồn ta sẽ được lành lặn và an ổn trở lại thì ta mới quyết tâm bỏ ra hàng giờ để trầy trật hạ thủ công phu. Đây cũng chính là tinh thần của giáo lý Tứ Diệu Đế: Khổ là do tham-sân-si; hết khổ là khi chuyển hoá tham-sân-si. Còn với “tín căn” trong “ngũ căn”, thì đó lại là một tố chất vô cùng đặc biệt.

Vì “ngũ căn” là 5 thành tố đưa tới sự giác ngộ, nên “tín” bấy giờ chắc chắn không còn nằm ở phạm trù niềm tin vào khả năng bên trong nữa, mà chủ yếu là đề cập đến niềm tin phần thực hành.

Trong phần thực tập chuyển hoá luôn bắt buộc phải có 2 thứ quan trọng, đó là “bản chỉ dẫn đúng” (chánh kiến) và “thái độ hành thiền đúng” (chánh tinh tấn). Niềm tin ở đây chính là chánh kiến, tức là phải nắm rõ và tin tưởng các thông tin đầu vào, nơi phương pháp thực hành, từ đó mới quyết tâm đi sâu vào bên trong mà phát triển chánh định, chánh niệm và tuệ giác.

Trong thời buổi thế giới phẳng hiện nay, ta có thể tìm thấy các văn bản thư tịch kinh điển hay nghe các bài giảng của các vị thầy danh tiếng khá dễ dàng.

Nhưng câu hỏi đặt ra là, đó có phải là bản chỉ dẫn đúng, là chánh pháp, là phương pháp thực hành mang đến sự chuyển hóa đích thực không… thì đó là điều rất cần được suy xét và soi chiếu cẩn thận.

PV: Vậy có cần phải tìm hiểu thật kỹ và phải có niềm tin mạnh mẽ trước khi tham gia tu tập không, thưa thầy?

Chắc chắn rồi. Khi đưa bất cứ loại thực phẩm nào vào trong cơ thể chúng ta cũng đều có ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể và tâm thức của ta. Huống hồ khi tiếp thu một sự thực tập, tác động trực tiếp vào tâm thức, thì ta không thể nào không cẩn thận. Bởi tâm thức ta vốn rất nhạy cảm, nếu ta cứ đụng đâu tin đó, ném vào nó bất cứ thứ gì mà không chọn lọc, thì trước sau gì nó cũng sẽ có phản ứng phụ, sẽ bị tổn hại, sẽ sinh bệnh.

Vậy nên, phải cần có sự tỉnh táo thực sự trước khi đặt xuống niềm tin vào bất cứ phương pháp luyện tập nào. Nhưng như thế vẫn chưa đủ. Khi muốn thực hành phương pháp nào thì ta hãy nên đến học ngay nơi vị thầy thực hành thành công phương pháp ấy, như vậy sẽ an toàn hơn là tự nghiên cứu. Vì những gì được ghi chép trong kinh điển thường rất cô đọng, mà chỉ có những vị thầy thực hành sâu mới lãnh hội hết. Ngoài ra, khi thọ giáo trực tiếp, ta sẽ được hướng dẫn kỹ lưỡng phần “thái độ thực hành đúng” (chánh tinh tấn) – phần dễ mắc phạm sai lầm nhất trong quá trình thực hành ngay khi vừa đặt xuống niềm tin vững chắc.

Người càng mau chóng đặt xuống niềm tin vào một đối tượng hay phương pháp thường là người thiếu cẩn trọng; còn người rất khó khăn để tin vào pháp môn nào cũng rất có thể là người chất chứa quá nhiều thành kiến, định kiến, hoặc nhiều nỗi sợ. Do đó, ngoài niềm tin ra, ta cũng cần chú ý đến cả thái độ đặt niềm tin của mình nữa. Vì có khi việc đặt niềm tin của mỗi chúng ta cũng đang có vấn đề, chứ không hẳn là phương pháp có vấn đề.

PV: Một người đi tu vì cảm thấy cuộc sống bế tắc, và hy vọng đi tu để đời mình bớt khổ. Nếu như vậy có đơn giản quá không, thưa thầy?

Nếu một người đi tu vì cảm thấy cuộc sống bế tắc và hy vọng đi tu để đời bớt khổ thì cũng đâu có sao. Ai cũng có quyền đưa ra sự lựa chọn giải quyết những nỗi khổ niềm đau của mình cả. Chỉ có điều, so với những người có lý tưởng, thì người đi tu này có xuất phát thất thế hơn. Nó sẽ không tạo dựng được động cơ mạnh mẽ ban đầu.

Tuy nhiên, trong tu tập chuyển hóa, khởi điểm lại không quan trọng bằng môi trường, con đường và người thầy dẫn dắt. Nếu cả 3 điều kiện ấy đều tốt hết thì họ sẽ mau chóng được chữa lành, chuyển hóa và trở thành người tu tập có phẩm chất. Còn nếu thiếu 1 trong 3 điều kiện trên, cho dù họ có tâm ban đầu rất đẹp, thì cũng khó có thể nuôi dưỡng đến cùng, rất có nguy cơ bị gãy đổ nửa chừng.

Cho nên hãy nhìn vào cách người ấy đang tu, thái độ đang tu, chất lượng tu… hơn là quan trọng nơi mục đích ban đầu hay chí nguyện nơi cửa miệng của họ.

Hết kỳ 1 (Còn nữa…)