Thời kỳ Mạt Pháp là gì? Những lời Đức Phật nói về Thời Mạt Pháp

27/07/2023 12:00:16 28108 lượt xem

Theo Kinh sách, Đức Phật có nói thời Mạt Pháp giáo lý Đức Phật sẽ bị mai một dần dần. Trong đó, thời kỳ Mạt Pháp đã được miêu tả theo nhiều khía cạnh qua các loại Kinh khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn rõ nét hơn về thời kỳ của Mạt Pháp này. 

Thời Mạt Pháp là gì? 

Trong Phật giáo, Mạt Pháp là giai đoạn mà các giáo lý Đức Phật bị mai một và tồn tại dưới dạng hình thức. Lúc này phần lớn tu sĩ và tín đồ Phật tử sẽ hiểu sai về Phật pháp. Thời kỳ của Mạt Pháp bắt đầu từ 1500 năm sau khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết bàn, là giai đoạn thứ ba sau Chính Pháp và Tượng Pháp. Theo Đại Tập Kinh, Mạt Pháp là giai đoạn xảy ra xung đột, khi người tuân thủ lời dạy của Đức Phật bị che khuất và mất đi. Lúc này, xã hội rối loạn, Phật pháp cũng đi vào suy tàn.

Thời kỳ Mạt Pháp là gì_ Những lời Đức Phật nói về Thời Mạt Pháp (5)

Nguyên nhân tạo ra thời kỳ Mạt Pháp

Ma sư xuất hiện

Những kẻ mạo danh tu hành, sau khi hủy hoại Phật Pháp và tạo nghiệp, không hề tu tâm dưỡng tính. Chùa chiền trở thành nơi buôn bán, đầu cơ, hoặc bị hoang phế vì không ai sửa chữa, dần dần suy tàn và biến mất.

Con người chạy theo tiền tài, vật chất, chỉ lo tích lũy giàu sang mà không tu dưỡng phúc đức. Có người còn buôn bán nô lệ, cưỡng ép lao động, áp đặt sưu cao thuế nặng, phá hoại môi trường và làm tổn hại sự sống mà không chút từ bi.

Thời nay, không ít kẻ vô đạo đức, bị danh lợi chi phối, khoác áo thầy tu nhưng sống dâm dục, phóng túng, không màng giới luật. Tăng nhân nam nữ sống chung thiếu lễ độ, làm chính đạo suy yếu. Một số khác đến với cửa Phật chỉ để trốn tránh trách nhiệm hoặc cầu nơi ẩn náu, nhưng trong lòng chán nản, buông thả, không thật sự tiếp thu Phật Pháp.

Nhiều người học kinh điển nhưng không hiểu, thiếu kiến thức, lại tự cao tự đại, thích phô trương, giả vờ tao nhã để mưu cầu danh tiếng và lợi ích, mong được người khác chu cấp. Những hành vi này không chỉ làm hoen ố Phật giáo mà còn khiến chính đạo dần bị lãng quên.

Tà ác phát triển mạnh mẽ

Giới luật Phật giáo bị thay đổi, nhiều hòa thượng chia thành các cấp bậc như khoa, xứ, cục, nhận lương, tiền thưởng, giữ hình thức bề ngoài. Họ xem tu hành như công việc với ngày nghỉ, ngày lễ về thăm nhà, gửi tiền về quê, thậm chí có người cưới vợ, mua nhà. Liệu đây còn là Phật giáo của Đức Thích Ca không? Có còn là những người thực sự xuất gia hay chỉ là “Tỳ-kheo giả”?

Sự phá hoại từ bên trong là nguy hiểm nhất. Những kẻ khoác áo Phật gia nhưng không chân tu đã làm hoen ố hình ảnh Phật Pháp, khiến giáo lý trở nên khó hiểu, thậm chí bị nhìn nhận như dị đoan. Đây là tội ác, đồng thời là sự hủy hoại con đường giác ngộ mà Đức Phật để lại cho nhân thế.

Ngày nay, chùa chiền biến thành nơi buôn bán, người người đắm chìm trong tiền tài, vật chất mà không tu dưỡng đức hạnh. Nhiều tăng ni trong chùa sống vô đạo đức, dâm dục, phóng túng. Có kẻ làm thầy tu mà không chân tu, tự cao tự đại, ham danh tiếng, bày trò giả dối. Thậm chí giữa các pháp môn còn đấu đá, vu khống, bôi nhọ lẫn nhau, kể cả trong cùng một tông phái. Đây có phải là hành vi của người tu luyện chân chính không?

Thế sự đổi thay, thật giả khó phân. Những điều tà ác thường đội lốt chân thiện để lừa gạt, dẫn dụ con người. Vì thế, phải dùng trí tuệ Phật Pháp để phân biệt đúng sai, chính tà, thiện ác. Chỉ khi bám chắc vào Pháp, không chạy theo số đông hay danh tiếng của một thầy hoặc môn phái, chúng ta mới tránh được sự mê lạc trên con đường mà Ma Vương đã bày sẵn.

Thời kỳ của Mạt Pháp

Thời kỳ Mạt Pháp xuất hiện gây ra nhiều điều ngoài ý muốn, tạo sự xung đột tăng cao. Sẽ không có thời gian để đạt được sự giác ngộ giúp cho chúng sanh thoát khỏi kiếp luân hồi thông qua việc lấy bản thân làm trung tâm.

Ở thời đại này, người thực hành theo Pháp sẽ bị gặp rất nhiều chướng ngại trong tu hành. Ngoài ra, chúng ta có thể quan sát được hầu hết con người trở nên đau khổ. Phần lớn chúng ta sẽ không có được nguyện vọng thoát ra khỏi vòng sinh tử luẩn quẩn. Thay vào đó luôn tồn tại những điều nghi ngờ trong tâm trí và trái tim, là biểu hiện của bản ngã.

Thời kỳ Mạt Pháp là gì_ Những lời Đức Phật nói về Thời Mạt Pháp

Đức Phật nói về Thời Mạt Pháp qua Kinh 

Thời kỳ Mạt Pháp được ghi chép lại qua các kinh điển khác nhau với nhiều ý nghĩa riêng. Trong đó, chúng ta cùng khám phá lời dạy Đức Phật về thời Mạt Pháp qua Kinh Đại Bi, Kinh Ma Ha Ma Gia, Kinh Pháp Diệt Tận.

Kinh Đại Bi

Trong kinh Đại Bi, sau 500 năm kể từ khi Đức Phật niết bàn thì nhóm người giữ giới và y theo chánh pháp tiêu giảm dần. Trong đó, nhóm người phá giới, phỉ báng chánh pháp, làm điều phi pháp tăng lên nhiều hơn. Tỳ kheo không có ý định tu thân, lòng tham tăng lên, ganh ghét lẫn nhau.

Trích Kinh:

“Đệ tử chúng con sám hối cho pháp giới chúng sanh, hiện tiền một tâm, đủ cả ngàn pháp, đều có sức thần thông và có trí tuệ sáng suốt, trên sánh tâm Phật, dưới đồng muôn loài, bởi niệm vô minh, che ánh sáng kia, nên đối cảnh hôn mê, rồi khởi lòng chấp nhiễm, trong pháp bình đẳng, sanh tưởng ngã nhơn. Lại do ái kiến làm gốc, thêm thân khẩu làm duyên, trong nẻo luân hồi, gây nên tội lỗi: thập ác, ngũ nghịch, bán pháp, buôn nhân, phá giới, phạm trai, hủy hoại chùa tháp, trộm của tăng kỳ, bức người phạm hạnh, xâm tổn thường trụ, đồ vật thức ăn, dù ngàn Phật ra đời, cũng khó bề sám hối. Những tội như thế không thể lường được, khi bỏ thân nầy, đọa vào đường ác, chịu khổ vô cùng.”

Thời kỳ Mạt Pháp là gì_ Những lời Đức Phật nói về Thời Mạt Pháp (2)

Kinh Ma Ha Ma Gia

Trong Kinh Ma-Ha-Ma-Gia nói về những Tỳ kheo và sự phát triển của Phật pháp. Từ khi Đấng Nhất thiết trí vào Niết bàn thì đã có những Tỳ kheo truyền bá pháp đến với nhiều người. Sau đó, khi ngoại đạo phát triển và sự tham lam của hàng xuất gia khiến cho Phật pháp dần suy yếu. 

Cuối cùng, chỉ còn ít người biết giữ giới hạnh và thực hiện hoằng dương chánh giáo. Dấu hiệu cho thất Phật pháp sắp diệt là khi áo cà sa của tăng ni biến thành sắc trắng.

Trích Kinh

Tôn giả A Nan thưa:

“Bạch thánh mẫu! Vào lúc nửa đêm, đức Thế Tôn có dạy tóm lược cho các vị tì-kheo những pháp cốt yếu; rồi đem tất cả giáo pháp mà Ngài đã dạy trong bấy lâu nay, phó chúc cho tôn giả Ma Ha Ca Diếp và con, cùng gìn giữlưu bố.”

Đức thánh mẫu càng thêm cảm động, hỏi tiếp:

“Trong thời gian hầu hạ đức Thế Tôn trước đây, có lúc nào tôn giả nghe đức Thế Tôn nói trong tương lai, chừng nào chánh pháp diệt mất không?”

Tôn giả A Nan rớt nước mắt thưa:

“Bạch thánh mẫu! Lúc trước con đã từng được nghe đức Thế Tôn dạy, về sau này chánh pháp sẽ diệt mất như sau: Sau khi đức Thế Tôn nhập niết-bàn, tôn giả Ma Ha Ca Diếp cùng với con sẽ kết tập Pháp Tạng. Việc đó xong rồi thì tôn giả Ma Ha Ca Diếp sẽ vào trong núi Lang-tích nhập định Diệt-tận. Còn con thì cũng sẽ chứng được đạo quả, rồi sẽ nối tiếp nhập niết-bàn, bèn đem chánh pháp phó chúc cho tôn giả Ưu Ba Cúc Đa.

Vị tôn giả này nói pháp khéo léo, hóa độ nhiều người, giống như tôn giả Phú Lâu Na; lại còn giáo hóa cho vua A Dục, khiến nhà vua phát khởi lòng tin chân chánh và kiên cố đối với Phật phápphát tâm xây tám vạn bốn ngàn ngôi tháp để thờ xá-lợi của Phật.

200 năm sau ngày Phật diệt độ, có tì-kheo Thi La Nan Đà khéo léo nói pháp, hóa độ mười hai ức người ở Diêm-phù-đề.

300 năm sau, có tì-kheo Thanh Liên Hoa Nhãn khéo léo nói pháp, hóa độ cho nửa ức người.

400 năm sau, có tì-kheo Ngưu Khẩu, nói pháp hóa độ được một vạn người.

500 năm sau, có tì-kheo Bảo Thiên, nói pháp hóa độ được hai vạn người, tám bộ chúng phát tâm bồ đề vô thượng. Tới đây thì chánh pháp suy vi.

600 năm sau có 96 phái ngoại đạo nổi lên, dùng tà kiến tranh nhau phá hoại Phật pháp. Bấy giờ có một vị tì-kheo tên là Mã Minh, khéo léo nói pháp, hàng phục tất cả các phái ngoại đạo.

700 năm sau, có vị tì-kheo tên là Long Thọ, khéo léo nói pháp, bẻ gẫy cây cờ tà kiến, đốt sáng ngọn đuốc chánh pháp.

800 năm sau, các tì-kheo chỉ ưa thích y phụcphóng túng vui chơi, trong trăm, ngàn người may ra có được một, hai người chứng quả.

900 năm sau, những người đầy tớ trai thì làm tì-kheo, những người đầy tớ gái thì làm tì-kheo-ni.

1.000 năm sau, các tì-kheo nghe nói đến pháp quán bất tịnhquán hơi thở thì không thích, bèn nổi giận; trong vô lượng tì-kheo thì may ra mới có được một, hai người siêng tư duy quán chiếu.

1.100 năm sau, các tì-kheo sống như người thế tục, cũng cưới vợ, làm mai mối, lại còn hủy báng giới luật ngay giữa đại chúng.

1.200 năm sau, tì-kheo và tì-kheo-ni sống trái phạm hạnh, nếu sinh con, thì con trai cho làm tì-kheo, con gái cho làm tì-kheo-ni.

1.300 năm sau, áo cà-sa toàn màu trắng, không nhuộm thành hoại sắc.

1.400 năm sau, bấy giờ cả bốn chúng giống như thợ săn, ham thích sát sinh, đem bán các đồ đạc vật dụng của Tam Bảo.

1.500 năm sau, nước Câu-diệm-di có một vị tì-kheo tinh thông ba tạng, khéo léo nói pháp, độ được năm trăm đồ chúng; lại có một vị tì-kheo chứng quả A-la-hán, gìn giữ giới hạnh, cũng độ được năm trăm đồ chúng. Đến ngày Rằm làm lễ bố-tát, vị tì-kheo A-la-hán lên tòa thuyết giới, nói việc này nên làm, việc này không nên làm…

Một đệ tử của vị tì-kheo tam tạng bèn hỏi gặn vị tì-kheo A-la-hán rằng: ‘Hiện giờ thân miệng của thầy không thanh tịnh, sao lại nói những lời thô lỗ như thế?’ Vị La-hán trả lời: ‘Từ lâu, ba nghiệp thân miệng ý của tôi đã thanh tịnh, không hề có lỗi lầm gì.’ Vị đệ tử của tì-kheo tam tạng nghe nói thế lại càng giận dữ, bèn giết chết vị tì-kheo La-hán ngay tại chỗ ngồi.

Bấy giờ, đệ tử của vị A-la-hán bèn chất vấn đệ tử của tì-kheo tam tạng: ‘Những điều thầy tôi nói đều đúng với giáo pháp, tại sao các ông lại sát hại thầy tôi?’, liền dùng dao bén đâm chết tì-kheo tam tạng. Trời, rồng, tám bộ chúng không ai là không đau buồn về việc này; còn ác ma Ba Tuần và các phái ngoại đạo thì vui mừng nhảy nhót, tranh nhau phá chùa hủy tháp, sát hại các tì-kheo. Tất cả kinh tạng đều di chuyển đến nước Cưu-thi-na-kiệt; long vương A Nậu Đạt bèn gom hết đem về thủy cung. Thế là Phật pháp tận diệt!”

Xem thêm: Kiến thức Phật giáo

Thời kỳ Mạt Pháp là gì_ Những lời Đức Phật nói về Thời Mạt Pháp (3)

Kinh Pháp Diệt Tận

Theo kinh Pháp Diệt Tận, thời Mạt Pháp là khi pháp của Đức Phật bị diệt và tà đạo phát triển. Tuy nhiên những vị Bồ Tát, La Hán và Bích Chi sẽ hiện thân là các vị Sa Môn với đạo hạnh trang nghiêm, tu tập tinh tấn giáo hóa chúng sanh theo cách bình đẳng. 

Tuy nhiên, các Tỳ kheo ma sẽ ganh ghét và phỉ báng, sắp đặt điều xấu để xua đuổi vị Sa Môn. Những Tỳ kheo ma này sẽ bỏ chùa chiền, không tu về đạo hạnh khiến cho Phật pháp sẽ suy vi.

Thời kỳ Mạt Pháp là gì_ Những lời Đức Phật nói về Thời Mạt Pháp (4)

Phật nói về Thời Mạt Pháp

Trích Kinh Pháp Diệt Tận

Kệ khai kinh

Phật pháp cao siêu rất thẳm sâu,
Trăm ngàn muôn kiếp khó tầm cầu.
Con nay nghe thấy chuyên trì tụng,
Nguyện tỏ Như Lai nghĩa nhiệm mầu.

Như thật tôi nghe, một thời Đức Phật ở thành Câu-thi-na. Như Lai sẽ nhập niết-bàn trong vòng ba tháng nữa, nên các tỷ-khưu, tỷ-khưu ni cũng như vô số các loài hữu tình đến để cung kính đảnh lễThế tôn tĩnh lặng , ngài không nói một lời và hào quang không xuất hiện. Ngài A-nan cung kính đảnh lễ và hỏi:

“Bạch Thế tôn, từ trước đến nay khi nào Thế tôn thuyết pháp, ánh sáng oai nghi của Thế tôn đều tự nhiên xuất hiện, nhưng hôm nay trong đại chúng, không thấy ánh hào quang ấy từ Thế tôn tỏa ra nữa, chắc hẳn có nhân duyên gì, chúng con mong muốn nghe Đức Thế tôn giảng giải.”

Đức Phật vẫn im lặng không trả lờicho đến khi A-nan cầu thỉnh đến ba lần, lúc đó Đức Phật mới bảo A-nan:

“Sau khi Như Lai nhập niết-bàn, khi giáo pháp bắt đầu suy yếutrong đời ngũ trược ác thếma đạo sẽ rất thịnh hànhma quỷ biến thành sa-môn, xuyên tạc phá hoại giáo pháp của ta. Chúng mặc y phục thế tục , ưa thích y phục đẹp đẽcà sa sặc sỡ; uống rượu, ăn thịt; giết hại sinh vật tham đắm mùi vị; không có lòng từ, thường mang sân hậnđố kỵ lẫn nhau.

“Vào lúc ấy, sẽ có các vị Bồ-tát, Bích-chi Phật, A-la-hán hết sức tôn kính, siêng năng tu đức, được mọi người kính trọng tiếp đãi., họ đều giáo hóa bình đẳng. Những người tu đạo này thường cứu giúp kẻ nghèo, quan tâm người già, cứu giúp người gặp cảnh nghèo cùng khốn ách. khuyến khích mọi người thờ phượnghộ trì kinh tượng. Họ thường làm công đứchết lòng từ bi làm lành, không hại kẻ khác. hy sinh giúp đỡ không tự lợi mình , thường nhẫn nhục nhân hòa.

“Nếu có những người như vậy, thì các tỷ-khưu tà ma đều ganh ghét họ, ma quỷ sẽ nổi ác phỉ bángxua đuổi trục xuất các vị tỷ-khưu chân chính ra khỏi tăng viện. Sau đó, các tỷ-khưu ác ma này không tu đạo đức, chùa chiền tu viện sẽ bị hoang vắng, cỏ dại mọc đầy. Do không chăm sóc bảo trì, chùa chiền trở thành hoang phế và bị lãng quên, các tỷ-khưu ác ma sẽ chỉ tham lam tài vật tích chứa vô số của cải không chịu buông bỏ, không tu tạo phước đức.

“Vào lúc đó các ác ma tỷ-khưu sẽ buôn bán nô tỳ để cày ruộng, chặt cây đốt phá núi rừngsát hại chúng sanh không chút từ tâm. Những nam nô trở thành các tỷ-khưu và nữ tỳ thành tỷ-khưu ni không có đạo đứcdâm loạn dơ bẩn, không cách biệt nam nữ. Chính những người này làm đạo suy yếu phai dần. Những người chạy trốn luật pháp sẽ tìm đến quy y trong đạo của ta, xin làm sa-môn nhưng không tu giới luật. Giữa tháng cuối tháng tuy có tụng giới, nhưng chỉ là trên danh nghĩa. Do lười biếng và phóng dật, không còn ai muốn nghe nữa. Những ác sa-môn này sẽ không muốn tụng toàn văn bản kinhtóm tắt đoạn đầu và cuối bản kinh theo ý của họ . Chẳng bao lâu, việc tụng tập kinh điển cũng sẽ chấm dứt. Cho dù vẫn còn có người tụng kinh, nhưng họ lại không hiểu câu văn. vẫn khăng khăng cho họ là đúng, tự phụ, kiêu căng mong cầu danh tiế ng , ra vẻ tao nhã để mong cúng dường.

Khi mạng căn của các ma ác tỷ-khưu này chấm dứtthần thức của họ liền đọa vào địa ngục A-tỳ. Đã phạm phải 5 tội trọng, nên họ phải tái sinh liên tục chịu khổ trong loài quỷ đói và súc sinh. Họ sẽ nếm những nỗi thống khổ trong vô số kiếp nhiều như cát sông Hằng. Khi tội hết, họ sẽ tái sinh ở những vùng biên địa, nơi không có Tam bảo lưu hành.

“Khi chánh pháp sắp biến mất, phụ nữ sẽ trở nên tinh tấn và thường làm việc công đức. Đàn ông sẽ trở nên lười biếng và sẽ không còn ai giảng pháp . Những vị sa-môn chân chính sẽ bị xem như đất phân và không ai tin ở các vị ấy nữa. Khi chánh pháp sắp suy tànchư Thiên sẽ bắt đầu khóc lóc, sông sẽ khô cạn và năm thứ cốc loại không chín (mất mùa, đói kém). Bệnh dịch thường xuyên xảy ra, cướp đi vô số mạng người. Dân chúng phải làm việc cực khổ, quan chức địa phương mưu tính lợi riêng, không thuận theo đạo lý, đều ưa thích rối loạn. Người ác gia tăng nhiều như cát dưới biển, người thiện rất ít, hầu như chỉ có được một hoặc hai người.

“Khi kiếp sắp hết, vòng quay của mặt trời và mặt trăng trở nên ngắn hơn và mạng sống của con người giảm lại. Bốn mươi tuổi đầu đã bạc . Đàn ông dâm dục, cạn kiệt tinh dịch nên sẽ chết trẻ, thường là trước 60 tuổi. Khi mạng sống của nam giới giảm, thì mạng sống cuả nữ giới tăng đến 70, 80, 90 hoặc đến 100 tuổi.

«Những dòng sông lớn sẽ dâng cao bất thường không đúng với chu kỳ tự nhiên, nhưng con nguời không để ý hoặc không quan tâm. Khí hậu khắc nghiệt được xem là điều bình thường. Người các chủng tộc lai tạp lẫn nhau không phân quý tiệnchìm đắmtrôi nổi như cá rùa kiếm ăn .

«Lúc đó các vị Bồ-tát, Bích-chi Phật, A-la-hán bị chúng ma xua đuổi trục xuất không còn cùng dự trong chúng hội . Giáo lý Tam thừa vẫn được lưu hành ở vùng hẻo lánh, những người tu tập vẫn tìm thấy sự an lạc và thọ mạng kéo dài. Chư thiên sẽ bảo vệ và mặt trăng sẽ chiếu sáng họ, giáo pháp Tam thừa sẽ có dịp hòa nhập và chính đạo sẽ hưng thịnh. Tuy nhiên, trong năm mươi hai năm, kinh Thủ-lăng-nghiêm và Kinh Bát-chu Tam-muội sẽ bị sửa đổi trước tiên rồi biến mất. Mười hai bộ kinh sau đó sẽ dần dần bị tiêu trầm cho đến khi hoại diệt hoàn toàn và không bao giờ xuất hiện lại nữa. Văn tự kinh điển sau đó hoàn toàn không được biết đến, giới y của sa-môn sẽ tự bị biến thành màu trắng.

«Khi giáo pháp của ta sắp biến mất, cũng giống như ngọn đèn dầu tỏa sáng lên trong chốc lát trước khi tàn lụi, chánh pháp cũng bừng sáng rồi suy tàn. Từ đó về sau khó nói chắc được điều gì sẽ xảy ra.

«Thời kỳ này sẽ kéo dài suốt mười triệu năm. Khi Đức Di-lặc sắp thị hiện ở thế gian để thành vị Phật tiếp theo, các cõi nước đều được hoàn toàn an vui. Khí độc sẽ bị tiêu tán, mưa nhiều và đều đặn, n ăm thứ cốc loại tươi tốt , cây cối sum suê cao lớn, và loài người sẽ cao đến tám trượng (hơn 24 mét) tuổi thọ trung bình của con người sẽ đến 84.000 năm, chúng sanh được độ khó có thể tính đếm được.»

Ngài A-nan thưa thỉnh Đức Phật :

«Bạch Thế tôn, chúng con nên gọi Kinh này là gì, và làm thế nào để phụng trì kinh ấy?»

Đức Phật bảo :

«Này A-nan, kinh này gọi là Pháp Diệt Tận. Hãy dạy cho mọi người truyền bá rộng rãi kinh này. Những ai truyền bá kinh nầy, công đức của những người ấy không thể nghĩ bàn, không thể nào tính đếm được.»

Khi bốn chúng đệ tử nghe nói kinh này rồi, họ đều rất đau lòng và buồn tủi, mỗi người đều phát tâm tu đạo để đạt đến quả vị Thánh tối thượng, họ cung kính đảnh lễ Đức Phật rồi lui ra.

Trích cuộc nói chuyện giữa Đức Phật và Ma Vương

Quỷ vương lại nói: “Ông luôn muốn giáo hóa hết thảy mọi chúng sinh, phải không?”.

Đức Phật nói: “Đúng vậy”.

Quỷ vương nham hiểm nói: “Vậy thì, đợi đến thời mạt Pháp, ta sẽ sai con cháu của ta xuất gia, làm đệ tử của ông, mặc áo cà sa, làm bại hoại Phật Pháp của ông. Chúng ta sẽ xuyên tạc kinh sách, phá vỡ giới luật, làm những điều trái với luân thường đạo lý và làm hoại Pháp, như thế chúng ta có thể đạt được mục đích mà hôm nay dẫu có dùng vũ lực cũng không đạt được”.

Đức Phật nghe những lời ấy, Ngài trầm ngâm không nói gì, một lúc lâu sau hai hàng nước mắt lăn dài trên má. Chúng quỷ nhìn thấy cười phá lên một cách thích thú và bỏ đi.

Tại sao nói thời này là Thời Mạt Pháp?

Việc gọi thời kỳ chúng ta đang sống là thời kỳ Mạt Pháp đơn giản bởi con người kém đạo đức, không còn giữ đúng theo lời dạy của Phật. Hơn nữa, có nhiều thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, … xảy ra khiến cho con người lâm vào cảnh lao đao, khốn khổ.  

Về đạo Phật, theo thuyết tam thời, Phật pháp đang ở trong tình trạng tiệm suy, nếu có vùng dậy cũng chỉ tạm thời. Vậy hàng Phật tử chúng ta nên cố gắng học tập, tu hành để duy trì pháp vận đem lại lợi ích cho mình và thế gian.

Mời Quý Phật tử và các bạn tìm hiểu rõ hơn về Thời Mạt Pháp qua chia sẻ của Thượng tọa Thích tọa Thích Tiến Đạt trong chương trình Dưới Bóng Bồ Đề của Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên.

Trên đây là những kiến thức hữu ích về Thời Mạt Pháp mà chúng tôi chia sẻ đến bạn đọc. Để thoát khỏi thời kỳ Mạt Pháp thì chúng ta cần rèn luyện đạo hạnh, tu tập theo lời dạy Đức Phật để cuộc sống chúng sinh hạnh phúc hơn. 

84 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Cách chép hồng danh Địa Tạng Vương Bồ Tát: Phát nguyện, hồi hướng

Kiến thức 13/03/2025 01:24:37

Cách chép hồng danh Địa Tạng Vương Bồ Tát: Phát nguyện, hồi hướng

Kiến thức 13-03-2025 01:24:37

Chép hồng danh Địa Tạng Vương Bồ Tát là một phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả để tiêu trừ nghiệp chướng và gia tăng phước báu. Đây là một việc làm dễ thực hiện được nhiều Phật tử áp dụng và nhận thấy có công đức lớn hơn so với việc chép toàn bộ kinh Địa Tạng Vương.
56 lượt xem 0 Bình luận

Tịnh Nghiệp Tam Phước là gì? Bao gồm gì? Cách tu

Kiến thức 13/03/2025 01:20:33

Tịnh Nghiệp Tam Phước là gì? Bao gồm gì? Cách tu

Kiến thức 13-03-2025 01:20:33

Tịnh nghiệp tam phước là pháp tu "Tán Thiện" dành cho phàm phu, giúp ổn định tâm trí và tu Tịnh Nghiệp. Pháp này được Phật dạy cho Bà Vi Đề Hy trong kinh Quán Vô Lượng Thọ để vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.
37 lượt xem 0 Bình luận

Tìm hiểu Đại nguyện của Địa Tạng Vương Bồ Tát

Kiến thức 13/03/2025 01:15:31

Cách chép hồng danh Phật Dược Sư: Phát nguyện, hồi hướng

Kiến thức 13/03/2025 01:09:13

Tụng chú Đại Bi có thật sự tiêu trừ được mọi tội lỗi?

Kiến thức 13/03/2025 00:40:54