Thực hành pháp tu hạnh đầu đà trong bối cảnh mới

28/05/2024 09:57:15 257 lượt xem

Nói đến những vị tu sỹ theo đuổi pháp tu hạnh đầu đà, chắc không ít người biết đến Đại đức Thích Chơn Tín, một tu sỹ của GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ 2018 đến năm 2022, Đại đức đã tham gia đoàn chư Tăng gồm các vị Tỳ kheo thực hiện 4 hành trình theo dấu chân Phật về với Ấn Độ. Và trong lần thứ tư (từ ngày 10/12/2022 đến ngày 02/04/2023), đại đức đã có những trải nghiệm thực tế 112 ngày, 3600km đi bộ về nơi dấu tích của Đức Phật. Đi cùng với đại đức có trên 100 chư Tăng, với điều kiện tối thiểu về ăn, mặc, ở, ngủ nghỉ… thiếu thốn và gian khổ trăm bề.

Tất cả những trải nghiệm đặc biệt gian khổ, hiếm có đối với người thường, thậm chí là đối với nhiều người xuất gia thời nay đã được gói gọn trong cuốn nhật ký của hành trình “Theo dấu chân Phật”.

Thực tế, Hạnh đầu đà luôn là một trong muôn vạn pháp tu của người học Phật. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, hoàn cảnh xã hội đã có khác biệt quá lớn so với thời của đức Phật. Từ đó mà việc hành trì cần phải có đủ trí tuệ để nhận định cái gì nên, cái gì không nên?

Chỉ ví dụ đơn cử như mặc y phấn tảo, khi mà các mầm bệnh ngày nay quá nhiều, nếu mặc y áo làm từ vải của người đã khuất, điều gì sẽ ra? Rồi thì ngủ ở nơi nghĩa địa? Nếu ai cũng nhân danh tu sĩ rồi đến đó thì có ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội hay không? Đó là vấn đề cần suy xét. Và người xuất gia khi hành trì, trước hết phải thượng tôn pháp luật.

Một trong những biểu hiện của hạnh đầu đà là khất thực nhằm xả bỏ cái ngã của bản thân trên con đường tu tập đi đến sự giải thoát. Tuy nhiên từ những năm 80 của thế kỷ trước, xã hội nhiều biến động, diễn ra tình trạng nhiều người giả sư đi khất thực để xin tiền khiến cho Giáo hội khi đó phải tìm các biện pháp hạn chế.

Dù rằng không còn quá phổ biến nhưng ngày nay, khất thực tồn tại chủ yếu ở Phật giáo Nam truyền. Tại Việt Nam, các chùa, tịnh xá chỉ tổ chức sinh hoạt này và dịp đặc biệt, trong phạm vi tự viện để tái hiện hình ảnh thời đức Phật còn tại thế. Và nếu có Khất thực ngoài phạm vi tự viện phải có Tăng đoàn và tổ chức thật chỉnh chu nhằm đảm bảo trang nghiêm, thanh tịnh.

Đó không chỉ là câu chuyện chỉ ở riêng Việt Nam mà còn cả ở quốc tế. Như Phật Quang Sơn, một trong những tổ chức Phật giáo lớn nhất trên thế giới, chư Tăng Ni khi thực hành hạnh đầu đà cũng thường thông qua các pháp hội. Có lề lối, có đăng ký và thông báo trước cho chính quyền các địa phương khi đi qua. Thông qua đó, chư tăng ni cùng nhau rèn luyện thân tâm để tiếp tục phụng sự chúng sinh, xã hội theo lý tưởng của Bồ tát.

Và đại đức Thích Chơn Tín, người có cơ duyên theo chân đoàn trì bình Khất thực, tu hạnh đầu đà có quy mô và tổ chức tương tự của Thái Lan cũng đã có những chiêm nghiệm về điều này.

Đón xem các thông tin, chương trình hấp dẫn khác của Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên trên kênh YouTube.

24 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Khai mạc Khóa bồi dưỡng kiến thức về giới luật khu vực phía Bắc

Tin Phật sự 17/11/2024 18:18:23

Thông bạch của Giáo hội về việc tổ chức Đại lễ tưởng niệm Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tin Phật sự 12/11/2024 14:14:49

Trung ương Giáo hội viếng tang cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh

Tin Phật sự 07/11/2024 11:48:06

Cháy chùa Phổ Quang 800 tuổi ở Phú Thọ

Tin Phật sự 23/10/2024 15:22:49

Kỷ niệm 35 năm Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam: Tầm nhìn, Sứ mệnh và Di sản

Tin Phật sự 19/10/2024 21:05:57