PV: Một nền đạo đức xã hội tốt đẹp bao giờ cũng được xây dựng bắt đầu từ chữ Hiếu. Xin Thượng tọa chia sẻ về ý nghĩa của chữ Hiếu nói chung và theo quan điểm của Phật giáo nói riêng?

Như chúng ta đã biết, dịp Vu Lan rằm tháng Bảy hằng năm như thôi thúc, nhắc nhở mỗi chúng ta bất luận là tại gia hay xuất gia đều hướng về hai đấng sinh thành cha và mẹ. Chúng ta cũng thực hành những điều lành như phóng sinh, tu phúc, cầu nguyện hồi hướng cho cha mẹ, ông bà, tổ tiên quá vãng được sinh về cõi lành phù hộ cho con cháu mọi sự bình an.

 

 

Đạo Hiếu bắt nguồn từ câu chuyện Đức Phật chỉ dạy cho mục Kiền Liên phương pháp cứu mẹ, khi mẹ của ngài bị đọa trong địa ngục khổ sở. Từ đó đến nay gương Hiếu hạnh của Mục Kiền Liên vẫn luôn tồn tại, phát huy và lan tỏa. Cho dù xã hội phát triển đến đâu, mỗi chúng ta luôn phải tri ân, tưởng nhớ về hai đấng sinh thành. Khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam, tinh thần đạo Hiếu của Phật đã đan xen, hòa quyện một cách tự nhiên và hữu cơ với văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Văn hóa dân tộc Việt Nam chúng ta luôn thể hiện tinh thần tri ân, báo ân. Bởi vì “Cây có cội, nước có nguồn” cho nên chúng ta thấy những câu ca dao, điệu hò, lời ru đều nói đến công ơn cha mẹ:

“Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ, kính cha,
Cho tròn chữ Hiếu mới là đạo con”.

Chữ Hiếu trong nhà Phật được hiểu theo ba dạng và ba cấp độ: tiểu Hiếu, trung Hiếu và đại Hiếu. Tiểu Hiếu là chăm lo cha mẹ cơm ăn, áo mặc, thuốc thang, giường nệm. Trung Hiếu là không trái lời cha mẹ, nghe lời cha mẹ không làm cha mẹ buồn phiền, khổ sở vì mình. Đại Hiếu là như đức Mục Kiền Liên cứu mẹ. Bên cạnh đó, đại Hiếu là người con trí hiếu, tức là con người phải biết báo Hiếu cha mẹ, giúp cha mẹ hiểu được nhân quả và tin vào Tam bảo, làm những điều thiện lành, tránh những điều ác đó chính là đại Hiếu.

 

 

PV: Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc trong suốt chiều dài phát triển. Ngày nay, lễ Vu Lan trong Phật giáo và tinh thần đạo hiếu của dân tộc Việt Nam có sự hòa quyện, gắn bó chặt chẽ với nhau như thế nào, mong Thượng tọa chia sẻ?

Đức Phật có nói nhiều về đạo Hiếu, về công ơn cha mẹ. Ngày nay, chúng ta dễ dàng thấy trong các kinh bất luận là Nam truyền hay Bắc truyền đều nói rất nhiều về vấn đề đạo Hiếu, về công ơn cha mẹ. Như trong Kinh Tạp A-hàm, Đức Phật dạy rằng đối với cha mẹ phải cung kính, cúng dường đời này lưu tiếng thơm, khi chết được lên trời. Thực hiện lời dạy của Đức Phật, ngài Mục Kiền Liên đã làm một việc ý nghĩa và trở thành tấm gương vô cùng tuyệt vời mà hơn 2.600 năm qua chúng ta nói theo và học hỏi.

 

 

Tinh thần hiếu hạnh, tri ân, báo ân trong đạo Phật rất phù hợp với tinh thần uống nước, nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây của dân tộc Việt Nam. Cho nên, lời Phật dạy cũng như văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam hòa quyện lại với nhau.

Chúng ta có thể thấy ngày nay, Lễ Vu Lan không còn bó hẹp trong khuôn viên chùa mà lan tỏa ở mọi nơi, mọi chốn, ở nơi nào có những người con hiếu hạnh ở nơi đó có Vu Lan. Thế nên chúng ta thấy cứ đến mùa Vu Lan báo Hiếu không chỉ Giáo hội, các chùa, các đạo tràng mà thậm chí các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, gia đình cũng tổ chức Vu Lan báo Hiếu to hay nhỏ không quan trọng nhưng đều thể hiện tinh thần tri ân, báo ân và uống nước nhớ nguồn.

 

 

PV: Tầm quan trọng của đạo Hiếu trong cuộc đời mỗi người là rõ ràng, nhưng đâu phải ai cũng biết thực hành sao cho đúng và trọn vẹn. Thượng tọa có thể chia sẻ những cách báo Hiếu thiết thực nhất mà mỗi người con có thể thực hiện ngay trong cuộc sống hằng ngày?

Trong Kinh Đại Phúc Đức, Đức Phật dạy chúng ta có được đại phúc khi làm ba việc: Được cung phụng mẹ cha, yêu thương gia đình mình, được hành nghề thích hợp. Trong đó được cung phụng mẹ cha là phúc đức lớn nhất cuộc đời mỗi người. “Cung” ở đây là cung kính, nghe lời. “Phụng” là là phụng dưỡng. Hãy biết quan tâm yêu thương gia đình, người thân. Bởi có nhiều người muốn yêu thương gia đình, cung phụng cha mẹ cũng chẳng còn cơ hội vì cha mẹ đã mất sớm rồi.

 

 

Chúng ta hãy luôn nhớ dành thời gian cho cha mẹ. Dù cho có bận bịu đến đâu cũng nên sắp xếp về thăm, chăm lo và nguyện cầu sức khỏe – bình an cho cha mẹ vào những ngày này.

Chúng ta mỗi ngày phải làm sao để thấm nhuần lời Phật dạy về đạo Hiếu và noi gương hiếu hạnh của Đức Mục Kiền Liên cứu mẹ mà cả ngàn đời nay hòa quyện vào tinh thần văn hoá của người Việt Nam, tinh thần tri ân, báo ân hai đấng sinh thành.

Bên cạnh đó, mỗi ngày cần biết thực hành và lan tỏa tinh thần hiếu hạnh sao cho Vu Lan thắng hội trong suốt cả năm chứ không riêng tháng 7 âm lịch.

Năm nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức chương trình Vu Lan 3 miền tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Vesak, chùa Tam Chúc, tỉnh Hà Nam vào tối 14/07 âm lịch với mục đích bảo tồn, phát huy và lan tỏa giá trị, tinh thần đạo Hiếu của Đức Phật đến mọi người.

 

 

PV: Xã hội hiện đại, đời sống ngày càng phát triển kéo theo lối sống thực dụng, coi trọng vật chất khiến con người ta dường như quên đi giá trị cốt lõi trong việc báo Hiếu là tinh thần. Có người lầm tưởng chỉ cần cung cấp cho cha mẹ tiền bạc, vật chất là đại báo Hiếu. Vậy làm sao để mỗi người nhìn nhận đúng về giá trị cao đẹp nhất trong hành động báo Hiếu?

Xã hội văn minh phát triển đến đâu thì chúng ta vẫn do cha mẹ sinh ra, vẫn do cha mẹ nuôi dưỡng, dạy bảo khôn lớn, trưởng thành. Hay nói cách khác, dù xã hội có văn minh phát triển đến đâu đi chăng nữa, chúng ta vẫn có tổ tiên, ông bà cha mẹ. Xã hội ngày càng phát triển văn minh, hiện đại thì nhận thức càng cao hơn, hiểu biết hơn về công ơn cha mẹ, ông bà, tổ tiên để báo đáp công ơn cha mẹ, ông bà tổ tiên.

Nhưng ngược lại, cũng không ít người do bận bịu do làm ăn, mưu sinh cuộc sống mà không có thời gian quan tâm tới cha mẹ, suy ngẫm về tổ tiên. Vu Lan chính là cơ hội giúp chúng ta có thời gian sống chậm lại một chút, tĩnh tâm, suy ngẫm về lời Phật dạy của Đức Phật, về tấm gương hiếu hạnh của Đức Mục Kiền Liên và lời giảng của các thầy hướng về hai đấng sinh thành để làm sao cân bằng giữa đời sống tinh thần và đời sống vật chất.

 

 

Gần đây, tại Hà Nội khi một ban nhạc Hàn Quốc sang Việt Nam trình diễn, các bạn trẻ chào đón họ rất náo nhiệt, sôi động. Các trang mạng ngày hôm đó tràn ngập hình ảnh, thông tin về nhóm nhạc Hàn Quốc, nhưng chúng ta hãy tạm để lửa nhiệt huyết ấy sang một bên để tĩnh tâm suy nghĩ lại một chút về hai chữ “thần tượng”.

Việc các bạn trẻ thần tượng ai đó, thích ai đó đấy là quyền của các bạn, không ai có quyền cấm. Nhưng nếu các bạn có thể dành khoảng 10 đến 30 phần trăm sự thần tượng đó cho cha mẹ – những người sinh ra, nuôi nấng các bạn khôn lớn, trưởng thành thì tuyệt vời biết bao.

Các bạn có thể thức đêm, chịu nóng bức, muỗi đốt để chờ “idol” và đi hàng trăm cây số, thậm chí hàng nghìn cây số để đón “idol” nhưng các bạn có bao giờ nghĩ nhiều đến cha mẹ mình không?

Đây là vấn đề của xã hội. Vậy nên chúng ta phải có trách nhiệm để hướng thế hệ trẻ tương lai của đất nước phải biết nghĩ đến cội nguồn, ông bà tổ tiên, cha mẹ và người thân của mình. Chúng ta phải có trách nghiệm lan tỏa ý nghĩa Vu Lan, tinh thần Vu Lan đến với tất cả tầng lớp nhân dân.

 

 

 

PV: Ngoài việc thể hiện hạnh hiếu đối với gia đình, chữ Hiếu còn có thể được áp dụng như thế nào trong việc xây dựng một cộng đồng và xã hội tốt lành theo lý tưởng Phật giáo?

Đối với việc báo Hiếu, chúng ta thực hiện theo tinh thần Đức Phật dạy. Thứ nhất, hiếu không chỉ trong mùa Vu Lan rằm tháng Bảy mà năm năm tháng tháng đều là Vu Lan báo Hiếu. Thứ hai, báo Hiếu cần thực tâm, thực chất chứ không thể chiếu lệ, qua loa.

Thứ ba, những người Phật tử chúng ta phải làm tốt trọng ân với Tổ quốc, ơn xã hội quần chúng bằng những hành động đơn giản như đi đường không vượt đèn đỏ, đội mũ bảo hiểm xe máy chấp hành luật lệ an toàn giao thông. Bên cạnh đó, chúng ta phải tự ý thức bản thân không vứt rác bừa bãi, không làm ảnh hưởng đến môi trường, tàn phá môi trường. Đây đều là những hành động tưởng chừng đơn giản nhưng góp phần xây dựng được một xã hội tốt lành hơn.

PV: Xin cảm ơn Thượng tọa Thích Minh Quang về những chia sẻ sâu sắc. Kính chúc thầy nhiều sức khỏe và có một mùa Vu Lan báo Hiếu trọn vẹn tình thương!

 

PV: Một nền đạo đức xã hội tốt đẹp bao giờ cũng được xây dựng bắt đầu từ chữ Hiếu. Xin Thượng tọa chia sẻ về ý nghĩa của chữ Hiếu nói chung và theo quan điểm của Phật giáo nói riêng?

Như chúng ta đã biết, dịp Vu Lan rằm tháng Bảy hằng năm như thôi thúc, nhắc nhở mỗi chúng ta bất luận là tại gia hay xuất gia đều hướng về hai đấng sinh thành cha và mẹ. Chúng ta cũng thực hành những điều lành như phóng sinh, tu phúc, cầu nguyện hồi hướng cho cha mẹ, ông bà, tổ tiên quá vãng được sinh về cõi lành phù hộ cho con cháu mọi sự bình an.

Đạo Hiếu bắt nguồn từ câu chuyện Đức Phật chỉ dạy cho mục Kiền Liên phương pháp cứu mẹ, khi mẹ của ngài bị đọa trong địa ngục khổ sở. Từ đó đến nay gương Hiếu hạnh của Mục Kiền Liên vẫn luôn tồn tại, phát huy và lan tỏa. Cho dù xã hội phát triển đến đâu, mỗi chúng ta luôn phải tri ân, tưởng nhớ về hai đấng sinh thành. Khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam, tinh thần đạo Hiếu của Phật đã đan xen, hòa quyện một cách tự nhiên và hữu cơ với văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Văn hóa dân tộc Việt Nam chúng ta luôn thể hiện tinh thần tri ân, báo ân. Bởi vì “Cây có cội, nước có nguồn” cho nên chúng ta thấy những câu ca dao, điệu hò, lời ru đều nói đến công ơn cha mẹ:

“Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ, kính cha,
Cho tròn chữ Hiếu mới là đạo con”.

Chữ Hiếu trong nhà Phật được hiểu theo ba dạng và ba cấp độ: tiểu Hiếu, trung Hiếu và đại Hiếu. Tiểu Hiếu là chăm lo cha mẹ cơm ăn, áo mặc, thuốc thang, giường nệm. Trung Hiếu là không trái lời cha mẹ, nghe lời cha mẹ không làm cha mẹ buồn phiền, khổ sở vì mình. Đại Hiếu là như đức Mục Kiền Liên cứu mẹ. Bên cạnh đó, đại Hiếu là người con trí hiếu, tức là con người phải biết báo Hiếu cha mẹ, giúp cha mẹ hiểu được nhân quả và tin vào Tam bảo, làm những điều thiện lành, tránh những điều ác đó chính là đại Hiếu.

PV: Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc trong suốt chiều dài phát triển. Ngày nay, lễ Vu Lan trong Phật giáo và tinh thần đạo hiếu của dân tộc Việt Nam có sự hòa quyện, gắn bó chặt chẽ với nhau như thế nào, mong Thượng tọa chia sẻ?

Đức Phật có nói nhiều về đạo Hiếu, về công ơn cha mẹ. Ngày nay, chúng ta dễ dàng thấy trong các kinh bất luận là Nam truyền hay Bắc truyền đều nói rất nhiều về vấn đề đạo Hiếu, về công ơn cha mẹ. Như trong Kinh Tạp A-hàm, Đức Phật dạy rằng đối với cha mẹ phải cung kính, cúng dường đời này lưu tiếng thơm, khi chết được lên trời. Thực hiện lời dạy của Đức Phật, ngài Mục Kiền Liên đã làm một việc ý nghĩa và trở thành tấm gương vô cùng tuyệt vời mà hơn 2.600 năm qua chúng ta nói theo và học hỏi.

Tinh thần hiếu hạnh, tri ân, báo ân trong đạo Phật rất phù hợp với tinh thần uống nước, nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây của dân tộc Việt Nam. Cho nên, lời Phật dạy cũng như văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam hòa quyện lại với nhau.

Chúng ta có thể thấy ngày nay, Lễ Vu Lan không còn bó hẹp trong khuôn viên chùa mà lan tỏa ở mọi nơi, mọi chốn, ở nơi nào có những người con hiếu hạnh ở nơi đó có Vu Lan. Thế nên chúng ta thấy cứ đến mùa Vu Lan báo Hiếu không chỉ Giáo hội, các chùa, các đạo tràng mà thậm chí các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, gia đình cũng tổ chức Vu Lan báo Hiếu to hay nhỏ không quan trọng nhưng đều thể hiện tinh thần tri ân, báo ân và uống nước nhớ nguồn.

PV: Tầm quan trọng của đạo Hiếu trong cuộc đời mỗi người là rõ ràng, nhưng đâu phải ai cũng biết thực hành sao cho đúng và trọn vẹn. Thượng tọa có thể chia sẻ những cách làm báo Hiếu thiết thực nhất mà mỗi người con có thể thực hiện ngay trong cuộc sống hằng ngày?

Trong Kinh Đại Phúc Đức, Đức Phật dạy chúng ta có được đại phúc khi làm ba việc: Được cung phụng mẹ cha, yêu thương gia đình mình, được hành nghề thích hợp. Trong đó được cung phụng mẹ cha là phúc đức lớn nhất cuộc đời mỗi người. “Cung” ở đây là cung kính, nghe lời. “Phụng” là là phụng dưỡng. Hãy biết quan tâm yêu thương gia đình, người thân. Bởi có nhiều người muốn yêu thương gia đình, cung phụng cha mẹ cũng chẳng còn cơ hội vì cha mẹ đã mất sớm rồi.

Chúng ta hãy luôn nhớ dành thời gian cho cha mẹ. Dù cho có bận bịu đến đâu cũng nên sắp xếp về thăm, chăm lo và nguyện cầu sức khỏe – bình an cho cha mẹ vào những ngày này.

Chúng ta mỗi ngày phải làm sao để thấm nhuần lời Phật dạy về đạo Hiếu và noi gương hiếu hạnh của Đức Mục Kiền Liên cứu mẹ mà cả ngàn đời nay hòa quyện vào tinh thần văn hoá của người Việt Nam, tinh thần tri ân, báo ân hai đấng sinh thành.

Bên cạnh đó, mỗi ngày cần biết thực hành và lan tỏa tinh thần hiếu hạnh sao cho Vu Lan thắng hội trong suốt cả năm chứ không riêng tháng 7 âm lịch.

Năm nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức chương trình Vu Lan 3 miền tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Vesak, chùa Tam Chúc, tỉnh Hà Nam vào tối 14/07 âm lịch với mục đích bảo tồn, phát huy và lan tỏa giá trị, tinh thần đạo Hiếu của Đức Phật đến mọi người.

PV: Xã hội hiện đại, đời sống ngày càng phát triển kéo theo lối sống thực dụng, coi trọng vật chất khiến con người ta dường như quên đi giá trị cốt lõi trong việc báo Hiếu là tinh thần. Có người lầm tưởng chỉ cần cung cấp cho cha mẹ tiền bạc, vật chất là đại báo Hiếu. Vậy làm sao để mỗi người nhìn nhận đúng về giá trị cao đẹp nhất trong hành động báo Hiếu?

Xã hội văn minh phát triển đến đâu thì chúng ta vẫn do cha mẹ sinh ra, vẫn do cha mẹ nuôi dưỡng, dạy bảo khôn lớn, trưởng thành. Hay nói cách khác, dù xã hội có văn minh phát triển đến đâu đi chăng nữa, chúng ta vẫn có tổ tiên, ông bà cha mẹ. Xã hội ngày càng phát triển văn minh, hiện đại thì nhận thức càng cao hơn, hiểu biết hơn về công ơn cha mẹ, ông bà, tổ tiên để báo đáp công ơn cha mẹ, ông bà tổ tiên.

Nhưng ngược lại, cũng không ít người do bận bịu do làm ăn, mưu sinh cuộc sống mà không có thời gian quan tâm tới cha mẹ, suy ngẫm về tổ tiên. Vu Lan chính là cơ hội để chúng ta có thời gian sống chậm lại một chút, tĩnh tâm, suy ngẫm về lời Phật dạy của Đức Phật, về tấm gương hiếu hạnh của Đức Mục Kiền Liên và lời giảng của các thầy hướng về hai đấng sinh thành để làm sao cân bằng giữa đời sống tinh thần và đời sống vật chất.

Gần đây, tại Hà Nội khi một ban nhạc Hàn Quốc sang Việt Nam trình diễn, các bạn trẻ chào đón họ rất náo nhiệt, sôi động. Các trang mạng ngày hôm đó tràn ngập hình ảnh, thông tin về nhóm nhạc Hàn Quốc, nhưng chúng ta hãy tạm để lửa nhiệt huyết ấy sang một bên để tĩnh tâm suy nghĩ lại một chút về hai chữ “thần tượng”.

Việc các bạn trẻ thần tượng ai đó, thích ai đó đấy là quyền của các bạn, không ai có quyền cấm. Nhưng nếu các bạn có thể dành khoảng 10 đến 30 phần trăm sự thần tượng đó cho cha mẹ – những người sinh ra, nuôi nấng các bạn khôn lớn, trưởng thành thì tuyệt vời biết bao.

Các bạn có thể thức đêm, chịu nóng bức, muỗi đốt để chờ “idol” và đi hàng trăm cây số, thậm chí hàng nghìn cây số để đón “idol” nhưng các bạn có bao giờ nghĩ nhiều đến cha mẹ mình không?

Đây là vấn đề của xã hội. Vậy nên chúng ta phải có trách nhiệm để hướng thế hệ trẻ tương lai của đất nước phải biết nghĩ đến cội nguồn, ông bà tổ tiên, cha mẹ và người thân của mình. Chúng ta phải có trách nghiệm lan tỏa ý nghĩa Vu Lan, tinh thần Vu Lan đến với tất cả tầng lớp nhân dân.

PV: Ngoài việc thể hiện hạnh hiếu đối với gia đình, chữ Hiếu còn có thể được áp dụng như thế nào trong việc xây dựng một cộng đồng và xã hội tốt lành theo lý tưởng Phật giáo?

Đối với việc báo Hiếu, chúng ta thực hiện theo tinh thần Đức Phật dạy. Thứ nhất, hiếu không chỉ trong mùa Vu Lan rằm tháng Bảy mà năm năm tháng tháng đều là Vu Lan báo Hiếu. Thứ hai, báo Hiếu cần thực tâm, thực chất chứ không thể chiếu lệ, qua loa.

Thứ ba, những người Phật tử chúng ta phải làm tốt trọng ân với Tổ quốc, ơn xã hội quần chúng bằng những hành động đơn giản như đi đường không vượt đèn đỏ, đội mũ bảo hiểm xe máy chấp hành luật lệ An toàn giao thông. Bên cạnh đó, chúng ta phải tự ý thức bản thân không vứt rác bừa bãi, không làm ảnh hưởng đến môi trường, tàn phá môi trường. Đây đều là những hành động tưởng chừng đơn giản nhưng góp phần xây dựng được một xã hội tốt lành hơn.

PV: Xin cảm ơn Thượng tọa Thích Minh Quang về những chia sẻ sâu sắc. Kính chúc thầy nhiều sức khỏe và có một mùa Vu Lan báo Hiếu trọn vẹn tình thương!