Tôn Giả A Nan là ai? Nguyên nhân A Nan đắc Thánh quả muộn
Tôn Giả A Nan là một trong những đệ tử lớn của Đức Phật, có mối quan hệ gần gũi nhất với Đức Phật. Vậy Ngài A Nan Đà là ai? Hình tượng và những câu chuyện truyền thuyết liên quan Ngài như thế nào? Xin mời bạn đọc tìm hiểu thêm về A Nan Đà qua nội dung dưới đây.
Tìm hiểu Tôn Giả A Nan Đà là ai?
Tôn giả A Nan Đà là một trong những người thuộc dòng dõi hoàng tộc, là em họ Đức Phật. Ngài được xem là thiên tài hiếm có bởi sở hữu một bộ não tuyệt vời. Đặc biệt là năng lực học sâu, kiến thức uyên thâm, trí nhớ đúng đắn, sự kiên trì và hiểu biết rõ nét tinh thần của Đức Phật.
Ngài đã có đóng góp công sức lớn khi hoàn thành bộ kinh Phật sau khi Đức Phật nhập niết bàn. A Nan Đà có cơ hội được nghe Đức Phật giảng dạy rất nhiều và đã tạo ra nhiều phước lành nhất trong số các đệ tử còn lại.
Khả năng xuất chúng của Tôn Giả A Nan
Ngài Tôn Giả A Nan được lưu truyền với trí nhớ phi thường, ghi nhớ hết toàn bộ lời Đức Phật dạy khi đi truyền đạo. Ngài đã đọc tụng lại tạng Kinh để giúp tăng chúng truyền lại cho đời sau. Ngoài ra, Tôn Giả A Nan chính là Nhị tổ của Thiền tông Ấn Độ.
Đặc biệt hơn, ngài A Nan Đà cũng là người đầu tiên phát minh ra trang phục áo cà sa được các chư Tăng, ni sử dụng hiện nay. Nhiều người nhận định Kinh Phật lưu truyền bao thế hệ sau nhờ công lao phần lớn của Ngài A Nan.
Lúc Ngài là Tu sĩ Phật giáo đã đệ trình tám điều kiện lên Đức Phật để không bị người đời ganh ghét khi Ngài được Đức Phật yêu mến. Cụ thể những điều kiện này như sau:
- Ngài sẽ không mặc áo Đức Phật cho, có thể là áo mới hay áo cũ.
- Ngài không dùng thực phẩm hay ngay cả thức ăn thừa mà thiện tín dâng cúng Đức Phật.
- Ngài Tôn Giả A Nan sẽ không ở chung tịnh thất với Đức Phật.
- Ngài không đi theo Đức Phật khi những nơi đó thiện tín chỉ cung thỉnh Đức Phật.
- Đức Phật hoan hỷ cùng đi với Tôn Giả A Nan đến nơi mà Ngài Tôn Giả được mời.
- Tôn giả được quyền tiến cử hay sắp xếp các vị khách đến muốn xin gặp Đức Phật.
- Tôn Giả A Nan được phép hỏi Đức Phật khi phát sinh hoài nghi.
- Ðức Phật hoan hỷ giảng dạy lại bài pháp mà Đức Phật đã giảng khi Tôn Giả A Nan không có mặt.
Ngoài ra, Ngài A Nan còn đóng góp công sức cho việc nữ giới gia nhập Tăng đoàn học hỏi giáo pháp. Đức Phật đã chấp nhận thành lập ni đoàn để nữ giới xuất gia theo đạo Phật là nhờ công sức A Nan Đà.
Khi làm thị giả của Đức Phật, Ngài Tôn Giả A Nan luôn nguyện thề trung thành, chăm chỉ, tận tụy và kính mến Đức Phật. Ngài còn nguyện sẽ chăm sóc Đức Phật khi ốm đau, bệnh tật hay cao tuổi không đi được.
Nguyên nhân A Nan Đà đắc Thánh quả muộn là gì?
Sở hữu nhiều điều kiện thuận lợi hơn hẳn nhiều Tôn giả khác nhưng Tôn Giả A Nan lại chứng đắc muộn. Điều này chúng ta có thể hiểu qua các nguyên do dưới đây:
Ngài A Nan chú trọng pháp học hơn là pháp hành
Nguyên nhân đầu tiên mà Tôn Giả A Nan chứng đắc muộn là do Ngài chú trọng pháp học – đa văn hơn là pháp hành. Có nghĩa Ngài luôn muốn nghe, ghi nhớ mọi lời dạy của đức Phật dạy. Với phước báo trí nhớ siêu phàm mà Ngài có thể nhớ không sai sót một bài pháp nào. Tuy nhiên, A Nan lại không liễu ngộ các pháp ấy để vận dụng đường tu hành nên chưa thể đắc Thánh quả.
Lý do chứng đắc muộn vì tâm thương kính Đức Phật
Nguyên nhân tiếp theo mà Tôn Giả A Nan chứng đắc muộn bởi vì tâm thương kính đức Phật quá mức. Ngài A Nan luôn tận tụy chăm sóc, phục vụ Đức Phật suốt hơn 20 năm mà không mệt mỏi. Là một thị giả, A-Nan có quá nhiều việc phải lo cho Đức Phật. Chính vì vậy, A Nan Tôn Giả có ít thời gian chú trọng pháp hành. Mãi đến khi Đức Phật nhập Niết Bàn, A-Nan thấy tủi thân và trăn trở vì điều này.
Sau khi Đức Phật nhập Niết bàn được 4 tháng thì A Nan không được tụ họp cùng các Thánh tăng để kết tập Kinh điển lần thứ nhất. Lúc này, Tôn giả A Nan Đà tủi hổ vô cùng nên đã quyết hối thúc tu hành, gõ cửa động cầu cứu Thánh Tăng Đại Ca Diếp.
Tôn giả luôn trăn trở suy nghĩ về câu nói của Ca Diếp là “Cây trụ cờ phướn trước cửa đổ rồi!” và sau 7 ngày đêm, Ngài nghiêng mình nằm xuống về phía bên tay phải đã giác ngộ, tâm tánh sáng suốt và A Nan chính thức chứng quả Thánh. Sau đó, Tôn Giả A Nan đã đến động để tham gia cùng 500 vị Thánh Tăng và kết tập Kinh điển.
Ý nghĩa hình tượng Tôn giả A Nan Đà là gì?
Hình tượng A Nan Đà là hiện thân của hòa bình, đại diện cho điều tốt đẹp, giúp con người thoát khỏi khổ đau trong cuộc sống này. Từ lúc đó, Ngài đã dẫn dắt mọi người đến với những điều tốt đẹp, những điều phúc lành. Vì lý do này, nhiều người thờ hai Phật trong nhà để cầu bình an, sức khỏe, tai qua nạn khỏi.
Phật A Nan Đà đại diện cho những giá trị tốt đẹp và mang ý nghĩa lời khuyên con người quay đầu lại để cố gắng hướng tới tương lai tốt đẹp. Mọi người có thể tụng Kinh niệm Phật và thờ Tôn Giả A Nan để mang lại sự bình an và hạnh phúc. Dưới ánh sáng vô biên của Đức Phật, mọi điều xui xẻo, gặp dữ sẽ hóa lành bởi Phật giáo luôn soi đường cho chúng ta.
Bài viết chia sẻ câu chuyện của Tôn Giả A Nan và những kiến thức liên quan vô cùng hữu ích. Hiểu rõ về Ngài để chúng ta thêm chú tâm vào việc tu hành, nhận được sự bình an trong cuộc sống.
Tin liên quan
Câu chuyện của Lê Thị Hà: Từ nỗi đau đến nghị lực phi thường
Nhân vật 21/11/2024 11:20:57
Câu chuyện của Lê Thị Hà: Từ nỗi đau đến nghị lực phi thường
Nhân vật 21-11-2024 11:20:57
Đức Phật cảm hóa Angulimāla từ kẻ sát nhân thành người tu đạo
Ứng dụng 16/11/2024 10:43:06
Đức Phật cảm hóa Angulimāla từ kẻ sát nhân thành người tu đạo
Ứng dụng 16-11-2024 10:43:06
Bài văn khấn cúng rằm tháng 10 Giáp Thìn 2024
Phật pháp ứng dụng 14/11/2024 14:42:19
Bài văn khấn cúng rằm tháng 10 Giáp Thìn 2024
Phật pháp ứng dụng 14-11-2024 14:42:19
Có duyên với Phật pháp, tháo gỡ mọi khó khăn trong cuộc sống nhờ bài giảng của Thiền sư Minh Niệm
Nhân vật 14/11/2024 10:11:47
Có duyên với Phật pháp, tháo gỡ mọi khó khăn trong cuộc sống nhờ bài giảng của Thiền sư Minh Niệm
Nhân vật 14-11-2024 10:11:47
Niệm Phật giữ bình tâm đưa người bệnh len qua vách núi hiểm trở
Nhân vật 14/11/2024 09:56:35
Niệm Phật giữ bình tâm đưa người bệnh len qua vách núi hiểm trở
Nhân vật 14-11-2024 09:56:35
30 lượt thích 0 bình luận