Tứ Niệm Xứ là gì? Giải nghĩa và giá trị sâu sắc của Tứ Niệm Xứ
Trong Phật giáo, Tứ Niệm Xứ được biết đến sự xây dựng chánh niệm tỉnh giác để con người đạt đến sự giác ngộ viên mãn, tâm tỉnh thức. Vậy khái niệm này là gì, chúng ta cùng giải nghĩa và giá trị sâu sắc của quán Tứ Niệm Xứ qua nội dung dưới đây.
Tứ Niệm Xứ là gì? Ý nghĩa
“Tứ Niệm Xứ” có nghĩa là 4 nền tảng cốt lõi ” thân, thọ, pháp, tâm” của Đạo Đế mà người tu Phật cần coi trọng.
Đây là con đường độc nhất để chúng sanh có thể diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ niết bàn. Để thực hành thì người tu hành cần phải giữ gìn giới luật để thân tâm trong sạch, nhẹ nhàng, khoan thai giúp việc hành thiền đạt kết quả tốt đẹp.
Xem thêm: Kiến thức Phật giáo
Giải nghĩa Tứ Niệm xứ
Tứ Niệm Xứ bao gồm: Thân Quán Niệm Xứ; Quán Tâm Vô Thường, Quán Pháp Vô Ngã, Quán Thọ Thị Khổ mang những ý nghĩa khác nhau được lý giải như sau:
Quán niệm về thân
Trong Thân Quán Niệm Xứ quy định về hơi thở, tứ oai nghi, các hoạt động của thân. Trong đó, từng hạng mục có các ý nghĩa khác nhau như sau:
Về hơi thở ra vào (Ānāpānasati)
Hình thức quán sổ tức theo dõi hơi thở vào, hơi thở ra dài ngắn như thế nào để hiểu rõ tầm quan trọng hơi thở. Bởi chúng ta có thể nhịn ăn, nhịn uống trong thời gian dài nhưng không thể thiếu hơi thở. Con người không còn hơi thở thì sẽ không còn mạng sống quý giá.
Về 4 oai nghi (Catuiriyāpatha)
Bốn oai nghi đi, đứng, nằm ngồi trong khi tu tập Thân quán niệm xứ cần được chúng sanh thực tuệ tri. Việc tỉnh giác khi đang đi, khi đang đứng, khi đang ngồi, khi đang nằm sẽ mang ý nghĩa minh sát tuệ.
Về tất cả hoạt động của thân, tất cả sự (sabbakicca)
Thân quán niệm xứ còn chú trọng toàn bộ hoạt động của thân như việc bước tới, bước lui, co tay, duỗi chân, mặc y phục, mang bát, uống, ăn, nhai, nếm, mở đóng cửa,… Mỗi người cần biết rõ việc đang làm, các hoạt động cần phải chánh niệm, tỉnh giác.
Về 32 thể trược (Dvattiṃsākārapatikūla)
Trong Tứ Niệm Xứ về niệm thân còn quán niệm 32 thể trược là bất tịnh nên không cần quyến niệm, luyến ái cái thân. Bản chất của 32 thể trược là bất tịnh, vô thường, vô ngã như: tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, thận, tủy, tim, gan, bao tử, lá lách, phổi, ruột già, ruột non, não bộ, phân, mật, đờm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ đặc, nước mắt, mỡ lỏng, nước miếng, nước mũi,, nước nhớt khớp xương, nước tiểu.
Về 4 nguyên tố hoặc tứ đại (Catudhātu)
Quán thân không có một ngã tính, một thực thể mà chỉ là sự hội tụ của 4 nguyên tố đất, nước, lửa, gió tạo thành. Khi 4 nguyên tố này rã ra thì thân sẽ trả về cho tro bụi, rất vô thường, vô ngã.
Về 10 tướng tử thi (Asubha – bất tịnh)
Thân quán niệm xứ còn là việc quan sát cái thân của bao người sau khi chết bị chôn cất ở nghĩa địa. Quan sát cái xác tử thi từ khi chết, trương phình đến khi còn bộ xương trắng, bột trắng.
Xem thêm: Bát Chánh Đạo là gì? Lợi ích và cách ứng dụng
Quán niệm về thọ
Quán niệm về thọ trong Tứ Niệm Xứ là việc khảo sát tâm lý mỗi người để hình thành tâm thức.
Ba trạng thái về thọ
Thọ tức là khảo sát tâm lý con người, cơ sở chủ yếu trong việc hình thành tâm thức con người. Trong đó, thọ gồm có thân thọ và tâm thọ. Thọ sẽ có ba trạng thái cơ bản như sau:
- Lạc thọ là tâm lý hưng khởi, thích thú trước đối tượng.
- Khổ thọ là trạng thái tâm lý luôn cảm thấy buồn chán.
- Bất khổ bất lạc thọ là tâm lý trung dung, không thiên về lạc hay không thiên về khổ.
Phật dạy về thọ
Trong Trung Bộ III, Đức Phật có dạy chúng sanh: “Này các Tỳ kheo, do duyên tiếp xúc với lạc nên lạc thọ khởi. Do duyên tiếp xúc với khổ nên khổ thọ khởi. Do duyên tiếp xúc với bất khổ bất lạc nên bất khổ bất lạc thọ khởi”.
Để có thể nhận diện được thọ thì chúng ta cần phải có mặt của ý thức, để cảm tưởng về 3 trạng thái của thọ. Khi thọ càng nhiều bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc. Tuy nhiên mỗi người đều lo sợ chết sớm, lo sợ bị đánh cắp tài sản hay khi trắng tay cảm thấy chán chường, thất vọng,… Đây là những nỗi khổ của lạc thọ thuộc vật chất trong Tứ Niệm Xứ.
Tùy theo mức độ giác ngộ của mỗi người mà cảm thọ sẽ đưa đến sự an lạc hay khổ đau. Đối với người Phật tử khi thực hiện tu tập, trí tuệ quán chiếu sẽ có thể làm chủ được tâm trước cảm thọ.
Quán niệm về tâm
Trong Tứ Niệm Xứ về quán niệm tâm sẽ khó có thể xem xét như sự vật cụ thể. Tâm bệnh xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và chúng ta cần có những cách thức quán tâm hiệu quả.
Tâm là gì?
Tâm được hiểu qua nhiều khái niệm như tâm thiện, tâm ác, tâm ích kỷ, tâm tham, tâm sân… Những biểu hiện này của tâm trong đời sống mà mỗi con người đều có thể gặp phải.
Phật dạy về tâm
Quán tâm là cách mỗi người ý thức về tâm mình để thấy được sự có mặt và hoạt động của nó. Thực tế, nhiều người tồn tại các cảm giác đau khổ do tâm bệnh với nhiều nguyên nhân khác nhau như tham, sân, si. Tham về của cải vật chất, tình cảm… và khi không đạt được sẽ sinh lòng sân hận, khổ đau.
Đức Phật dạy: “Này các Tỳ kheo, chấp tâm thức là thường còn, còn sai lầm và tệ hại hơn là chấp thân xác là thường còn. Vì thân xác người còn có thể tồn tại vài chục năm cho tới một trăm năm, còn tâm thức của người thì sanh diệt đổi thay trong từng giây phút”.
Quán niệm về Pháp
Ngoài các quán niệm về thân, thọ, tâm thì các bạn cũng cần biết rõ về quán niệm pháp trong Tứ Niệm Xứ.
Pháp là gì?
Chữ “pháp” mang ý nghĩa bao hàm cả vũ trụ, nhân sinh, vật chất, tinh thần, tâm lý, vật lý. Trong đó, pháp được chia làm hai nhóm là sắc pháp và tâm pháp với các ý nghĩa như sau:
- Sắc pháp gây trở ngại và không có tri giác như cái bàn, cái cây, …
- Tâm pháp là pháp không có hình tướng, có tri giác.
Phật dạy về Pháp
Kinh Lăng Nghiêm dạy: “Nhân duyên hòa hợp hư vọng hữu sanh, nhân duyên ly tán hư vọng hữu diệt”. Câu răn dạy này có ý nghĩa các nhân duyên nhóm họp thì có sanh, các nhân duyên chia rẽ có hoại diệt.
Trong đó, tâm duyên với cảnh, cảnh duyên với tâm nhưng các pháp đều là “vô ngã”. Nhiều người không biết đến “pháp vô ngã” nên tâm không được an yên, bị cuốn vào vòng xoáy sinh tử,….Do vậy, Phật dạy về pháp quán niệm chính là đưa thân và tâm trở về với thực tại vốn có.
Xem thêm: Tứ Diệu Đế là gì? Giải nghĩa và cách ứng dụng trong cuộc sống
Giá trị về giới định tuệ trong Tứ Niệm Xứ
Giới, định, tuệ là những khái niệm có giá trị đặc biệt như sau:
Giá trị về giới
Giới là những điều răn cấm do Đức Phật đặt ra để đệ tử xuất gia và tín đồ giữ gìn nhằm ngăn ngừa tội lỗi. Giới là nền tảng thực tiễn của Đạo Phật, được chia làm bốn: Giới pháp, Giới thể, Giới hạnh và Giới tướng.
- Trong đó, giới pháp là phép tắc do Đức Phật chế định
- Giới thể là thể tính của giới, là cái không biểu hiện ra bên ngoài nhưng có thể ngăn ngừa tội ác
- Giới hạnh là sự tu hành giữ giới;
- Giới tướng chính là hình tướng giữ giới.
Thực hành giới luật trong Tứ Niệm Xứ chính là việc trang nghiêm tự thân, an trú trong thiện pháp, phát triển sự tỉnh giác và chánh niệm để thúc đẩy năng lượng thiện thông qua hành động, ý nghĩ.
Giá trị về định
Định mang ý nghĩa là sự chuyên chú, định tâm vào đối tượng để đạt trạng thái tinh thần không tán loạn, tâm vắng lặng. Định cũng là một trong Lục độ, tức là Thiền định. Thiền định giúp tâm người vắng lặng, gạn lọc phiền não, đạt được sự an ổn. Ngoài ra, thiền định còn giúp chúng ta dứt bặt các trần duyên ngoại cảnh, tâm chẳng vọng loạn, đối cảnh vô tâm.
Giá trị về tuệ
Tuệ là bước sau cuối và cao nhất trong Tam vô lậu học của Bát thánh đạo bởi khi hành giả thực hành Thiền định, đạt nhất tâm thì luôn có hỷ lạc, khinh an và tâm xả. Trong đó, có ba loại Trí tuệ là Trí tuệ truyền đạt, Trí tuệ tư duy, Trí tuệ kinh nghiệm tu tập. Trí tuệ trong Phật giáo là tuệ tri, cái nhìn toàn diện về bản chất sự vật là vô thường, đau khổ.
Thiền Tứ Niệm Xứ – Phương Pháp Thực Hành Loại Bỏ Căng Thẳng Cuộc Sống
Bài viết trên đã giúp chúng ta hiểu rõ về Tứ Niệm Xứ là con đường duy nhất, độc nhất để thanh lọc tâm, diệt tận sầu, bi, khổ, ưu, não. Nhờ đó mà mỗi người khi tu tập có thể đạt thành tựu chánh trí, giác ngộ, giải thoát. Mời quý vị và các bạn đón đọc nhiều thông tin ý nghĩa khác trên bchannel.vn.
Tin liên quan
Bồ Tát cõi địa ngục là ai? Lời thề không thành Phật nếu địa ngục chưa trống không
Kiến thức 21/11/2024 09:53:01
Bồ Tát cõi địa ngục là ai? Lời thề không thành Phật nếu địa ngục chưa trống không
Kiến thức 21-11-2024 09:53:01
Niệm Phật: 30 Lợi ích thay đổi quá khứ, hiện tại và tương lai
Kiến thức 19/11/2024 08:55:45
Niệm Phật: 30 Lợi ích thay đổi quá khứ, hiện tại và tương lai
Kiến thức 19-11-2024 08:55:45
Hoàng Thần Tài là ai?
Kiến thức 16/11/2024 09:21:17
Hoàng Thần Tài là ai?
Kiến thức 16-11-2024 09:21:17
37 phẩm trợ đạo trong Phật giáo bao gồm những gì?
Kiến thức 15/11/2024 09:09:57
37 phẩm trợ đạo trong Phật giáo bao gồm những gì?
Kiến thức 15-11-2024 09:09:57
Chí tâm đảnh lễ và 6 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo
Kiến thức 12/11/2024 08:47:49
Chí tâm đảnh lễ và 6 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo
Kiến thức 12-11-2024 08:47:49
32 lượt thích 0 bình luận