Tứ trọng ân là gì? Ý nghĩa của tứ trọng ân trong Phật giáo
Trong văn hoá Việt có “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn” thì đạo Phật có “Tứ trọng ân” để nhắc nhở con người về ân nghĩa.
Tứ trọng ân là gì?
Tứ trọng ân là bốn ân quan trọng trong sự phát triển và tạo dựng nên phẩm chất đạo đức của mỗi con người.Đó chính là, ân cha mẹ, ân Sư trưởng, ân chúng sinh, thí chủ, ân Tổ quốc, đất nước đây là điều trọng đại của đời người mà bất cứ ai cũng không thể quên.
Với dân tộc Việt Nam, một đất nước hơn 4000 năm văn hiến, đạo hiếu là tinh thần văn hoá “bất di, bất dịch” đối với đạo đức con người. Những điều này đại diện cho sự biết ơn và trọng dụng các mối quan hệ xã hội, gia đình và giáo dục. Tứ trọng ân giúp đánh giá những giá trị của tình yêu thương và sự tôn trọng.
Trong Kinh Đại Thừa Bản Sanh Tâm Địa Quán, đức Phật dạy: “Ơn của thế-gian và xuất-thế-gian có bốn bậc: Một là, ơn cha mẹ. Hai là, ơn chúng-sinh. Ba là, ơn Quốc-vương. Bốn là, ơn Tam-bảo. Bốn ơn như thế, hết thảy chúng sinh đều bình-đẳng gánh chịu.
Đây cũng là những đức tính quan trọng trong Phật giáo mà chúng ta chắc chắn nên nắm rõ. Thông qua việc nắm vững và thực hiện đúng tứ trọng ân trong Phật giáo giúp chúng ta có thể thực hành và khám phá tìm ra con đường giác ngộ, hạnh phúc trong thực tại và sau này.
Ý nghĩa của tứ trọng ân
Ân nghĩa là truyền thống luân lý đạo đức được truyền từ ngàn xưa đến này. Dù bất kỳ dân tộc, đất nước nào cũng đều lấy ân nghĩa làm trọng. Nhớ ơn và đền ơn là một quy luật đạo đức và cũng là hạnh nguyện lớn nhất của những người con Phật. Do vậy, những lời Phật dạy luôn gần gũi với con người dễ dàng áp dụng vào đời sống thực tế. Đức Phật dạy chúng ta bốn ân quan trọng và cao quý thức tỉnh con người nên nhớ, đây cũng được coi là đạo lý quan trọng của mỗi người và là nền tảng đạo đức căn bản của con người.
Ân cha mẹ
“Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật” con cái hiếu kính cha mẹ là bổn phận quan trọng trong cuộc đời. Cha mẹ là người sinh thành, dưỡng dục nên bất kỳ ai cũng phải cung kính, báo ơn. Đây là công đức lớn sánh ngang với trời Phạm thiên. Công đức những người con hiếu hạnh với cha mẹ vô lượng vô biên, nhất là lúc cha mẹ khi tuổi về già. Đạo hiếu là truyền thống lâu đời của văn hoá Á Đông, chúng ta phải tự ý thức rằng cha mẹ tại tiền như Phật tại thế, thờ kính cha mẹ cũng như thờ kính Đức Phật.
Cha mẹ là bậc ân đức cao cả mà chúng ta phải tôn trọng, cúng kính như một vị Phật. Làm con phải làm tròn bổn phận của người con hiếu đạo, phụng dưỡng cha mẹ như vận may tối thượng của mỗi con người, nếu không có cha mẹ liệu rằng có ta như ngày hôm nay. Báo đáp ân cha mẹ không phải phụng dưỡng cha mẹ bằng tiền bạc, vật chất mà cần giúp cha mẹ mở rộng niềm tin chánh pháp, sống tri kiến hiểu biết, luôn làm việc thiện, tránh xa việc ác, không mê tín dị đoan, không làm khổ cho mình và cho mọi người xung quanh.
Ân Sư Trưởng
Tam bảo là ba ngôi báu “Phật – Pháp – Tăng” nhờ quy y Tam bảo mà chúng ta được tăng trưởng lòng từ bi, yêu thương và biết cảm thông, thấu hiểu, thấy được chơn ngụy quấy ác để trau dồi tâm tánh mà sống có đạo hạnh gần gũi thân thiện mọi người. Sư trưởng chính là những người thầy dạy dỗ mình, khai mở cho mình những bài học có trí tuệ, hiểu biết từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành.
Trong cuộc đời, ngoài cha mẹ là những mối quan hệ phát triển đời sống đạo đức bên cạnh đó, thầy cô chính là bậc giáo dưỡng dạy cho ta nhân cách sống để chúng ta có được trí tuệ, nhận diện sự phong phú trong cuộc sống. Ngoài tình cảm cha mẹ ra ân Sư trưởng cũng là huyết thống tâm linh trong máu của mỗi người mà không thể nào quên. Để có được cuộc sống đầy đủ về vật chất lẫn tinh thần chúng ta cần phải ghi nhớ trọn vẹn ân này.
Ân chúng sinh, thí chủ
Những vật chất mà chúng ta có được sử dụng hàng ngày không phải tự nhiên mà có được. Cuộc sống này không phải chỉ có một mình ta đơn điệu mà tất cả những thứ xung quanh là một chuỗi móc xích với nhau, kẻ cho qua, người cho lại tạo nên sự cân bằng trong cuộc sống. Con người với con người, cho đến vạn vật xung quanh cho nên không có một giây phút nào chúng ta không thọ nhận.
Ân chúng sinh là tình cảm biết ơn và đền đáp những người trong xã hội, đồng loại và chúng sinh, vạn vật bằng cách sống đạo đức, biết chia sẻ và không gây hại cho người khác. Trần gian là sự đột biến của sinh trụ hoại diệt, không gian và thời gian là sự tương phải dịch lý âm dương do vậy môi trường sinh thái, không khí của sự sống không thể thiếu. Từ mọi góc độ chúng ta phải biết dù chỉ là một hơi thở cũng phải bảo vệ ân đức cho niềm vui, sự sống của hôm nay và sự tồn tại của mai sau.
Ân Tổ quốc, đất nước
Ai sinh ra đều có quê hương đây là ý niệm và trách nhiệm của dân tộc nói chung và từng người nói riêng. Mỗi chúng ta đều phải ý thức trách nhiệm của bản thân đối với đất nước, những người bảo vệ đất nước đem lại bình yên cho nhân dân có cuộc sống an cư, ấm no, hạnh phúc.
Ân quê hương đất nước là ân những người lãnh đạo đã hi sinh thân mình giữ gìn và bảo vệ xã hội, đồng thời phát triển đất nước ngày một phát triển hưng thịnh.
Nhờ sự đóng góp của họ mà chúng ta mới có cuộc sống độc lập, tự do hạnh phúc, phát triển giống nòi.
Video thế nào là tứ trọng ân
Theo dòng lịch sử mấy ngàn năm, đạo Phật và nền tảng đạo đức, văn hoá của người Việt Nam đã hình thành nên một sự hoà quyện khó có thể tách rời. Trong văn hoá Việt có “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn” thì đạo Phật có “Tứ trọng ân” để nhắc nhở con người về ân nghĩa.
Ân nghĩa trong nhà Phật là một lẽ sống. Trong cuộc sống, con người phải luôn ghi nhớ báo đáp 4 ơn lớn, hay còn gọi là Tứ trọng ân: Ơn thầy tổ, ơn cha mẹ, ơn những người lãnh đạo quốc gia và ơn chúng sanh. Đây là 4 ân nghĩa mà bất cứ ai cũng cần khắc sâu và báo đáp. Việc báo đáp phải xuất phát từ cái tâm chân thật, đó mới chính là cái sự biết ơn một cách bền bỉ.
Tình cảm ân nghĩa sẽ luôn luôn là một sợi dây gắn kết giữa tất cả người với người trong xã hội của chúng ta. Dù là chúng ta có phát triển như thế nào, bối cảnh xã hội, bối cảnh cuộc đời có thay đổi ra sao, hai chữ ân nghĩa vẫn cứ như là một sợi dây neo chúng ta lại với những gì tốt đẹp.
Mời quý vị lắng nghe đầy đủ chia sẻ của Thượng toạ Thích Giải Hiền về ân nghĩa trong Phật giáo trong chương trình Dưới Bóng Bồ Đề số 47:
Chương trình “Dưới Bóng Bồ Đề” chia sẻ nét đẹp về giá trị cuộc sống, văn hóa, Phật giáo. Mỗi tập, quý khán giả sẽ được khám phá những thông tin thú vị trong cuộc sống để từ đó đúc kết ra nhiều bài học giá trị đạo đức mang tính nhân văn. Chương trình phát sóng lúc 20h35 thứ 7 hằng tuần trên Truyền hình Bchannel – BTV9. Quý vị cũng có thể đón xem các tập của chương trình trên kênh YouTube Phật Giáo Căn Bản. Đón xem các thông tin, chương trình hấp dẫn khác của Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên trên kênh YouTube.
Tin liên quan
Đức Phật cảm hóa Angulimāla từ kẻ sát nhân thành người tu đạo
Ứng dụng 16/11/2024 10:43:06
Đức Phật cảm hóa Angulimāla từ kẻ sát nhân thành người tu đạo
Ứng dụng 16-11-2024 10:43:06
Bài văn khấn cúng rằm tháng 10 Giáp Thìn 2024
Phật pháp ứng dụng 14/11/2024 14:42:19
Bài văn khấn cúng rằm tháng 10 Giáp Thìn 2024
Phật pháp ứng dụng 14-11-2024 14:42:19
Phật dạy về 10 điều chớ vội tin
Ứng dụng 23/10/2024 13:45:13
Phật dạy về 10 điều chớ vội tin
Ứng dụng 23-10-2024 13:45:13
Kinh Phật là gì? Tổng hợp những loại kinh Phật thường tụng
Ứng dụng 16/10/2024 15:35:43
Kinh Phật là gì? Tổng hợp những loại kinh Phật thường tụng
Ứng dụng 16-10-2024 15:35:43
Kinh cầu an là gì? Bộ kinh cầu an quen thuộc
Ứng dụng 15/10/2024 11:23:12
Kinh cầu an là gì? Bộ kinh cầu an quen thuộc
Ứng dụng 15-10-2024 11:23:12
54 lượt thích 0 bình luận