Tuỳ hỷ công đức là gì? Ý nghĩa và cách ứng dụng trong cuộc sống

27/10/2023 10:50:08 972 lượt xem

Đức Phật dạy rằng, con người phát tâm tùy hỷ công đức sẽ đem lại cuộc sống an nhiên, hạnh phúc giúp tăng trưởng phước đức mỗi người. Vậy tùy hỷ công đức là gì chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Tuỳ hỷ công đức là gì?

Trong đạo Phật có dạy rằng: Nếu chúng ta tùy hỷ công đức của mỗi người kém hơn mình thì công đức bản thân tích lũy sẽ hơn người đó. Ngược lại, nếu biết tùy hỷ công đức những người ngang bằng thì công đức tích lũy sẽ ngang họ. Nếu chúng ta tùy hỷ công đức của chư Phật thì chúng ta cũng được một phần công đức vô lượng của chư Phật. 

Chính bởi vậy mà tùy hỷ công đức chính là ở tâm, do tâm không phải ở sự tướng. Trong Tăng đoàn, việc tùy hỷ công đức là yếu tố rất quan trọng và thiết yếu, được coi là thần dược chữa lành tất cả những trầm khả, nọc độc đố kỵ đang tiềm ẩn trong tâm và chính lúc này chúng ta cần phải tùy hỷ công đức để có thể an trụ, sống hòa đồng. 

Tuỳ hỷ công đức là gì

Hay hiểu đơn giản, tuỳ hỷ là vui theo, công đức là những điều tốt, điều lành, vui vẻ và hạnh phúc. Khi chúng ta thấy những điều tốt đẹp, hạnh phúc chúng ta đều hoan hỷ phát tâm vui mừng như chính mình cũng đang thừa hưởng và cố gắng giúp đỡ khiến họ được vui vẻ toàn vẹn. Hoặc thấy họ làm điều phước lành, đạo đức chúng ta luôn sẵn sàng ùa vào trợ giúp với một niềm vui vô hạn. Cảm thấy vui cái vui của người và mừng cho cái tốt của người. Sự vui mừng không phá tạ sự cách biệt giữa người và người luôn chân thành trong tâm niệm hạnh phúc.

Người luôn phát tâm thực hành hạnh bố thí chính họ đã khởi lòng từ bi và dứt tính ích kỷ, keo kiệt nếu như không bị hoàn cảnh bắt buộc. Thấy người bố thí ta phát tâm tùy hỷ hỗ trợ thì lúc đó chính tâm chúng ta đã khởi tâm khuyến thiện và phá tan tính tật đố. 

Tuỳ hỷ công đức là gì (2)

Tùy hỷ công đức tự tâm mà thành nên phát sinh trong một việc mà công đức của người này không làm mòn giảm công đức của người khác. Vì thế, Đức Phật ví dụ rằng ngọn lửa của một cây đuốc dù đeo trăm ngày cây đuốc khác đến mồi thì ngọn lửa ấy vẫn không thể giảm khuyết. Ngược lại, nếu phát tâm nhỏ hẹp thì công đức cũng sẽ nhỏ hẹp lại. 

Ý nghĩa của hạnh tùy hỷ công đức

Không phải ai trên đời đều có lòng tuỳ hỷ. Bởi phàm là người ở chốn trần cảnh ai cũng đều có những tâm niệm xấu như hiềm nghi, ngạo mạn, tham lợi, đố kỵ,…nên khi thấy người xung quanh mình làm điều tốt, điều lành thì trong tâm chúng ta lại sinh lòng ghen ghét, đố kỵ, nói xấu và mỉa mai. 

Trong kinh Phật dạy, người sống hoan hỷ khi thấy người khác gieo trồng phước đức, giúp đỡ và chia sẻ người bất hạnh qua cơn khó khăn, khốn khó thì làm làm phước và người tán thán vui theo đều có công đức bằng nhau. 

Tuỳ hỷ công đức là gì (3)

Mỗi chúng ta trong tâm niệm thường hay tham lam, ganh ghét và đố kỵ nên dẫn đến nhiều oan gia trái chủ mà giết hại, tàn sát lẫn nhau. Ta chỉ nên tuỳ hỷ với những việc làm lành, tốt đẹp đem lại lợi ích trong hiện tại và mai sau. Ta không nên tuỳ hỷ công đức với những việc làm xấu ác, khởi tâm niệm muốn hại người, hại vật. Cho nên, tâm hoan hỷ với việc làm tốt của người khác giúp ta chuyển hoá được thói hư, tật xấu dẫn đến thù hằn và tạo nghiệp ác. 

Hạnh tùy hỷ có nghĩa lớn lao với mỗi người và toàn thể xã hội. Một người luôn vui theo sự vui mừng, tốt đẹp của người khác tâm hồn luôn an nhiên, tránh được phiền não. Khi chúng ta đều phát tâm tùy hỷ thì xã hội sẽ không còn khổ đau, bất hạnh. Đặc biệt, tam độc “Tham – Sân – Si” trong mỗi chúng ta đều bị diệt trừ và chúng ta mỗi ngày sẽ đón nhận nhiều điều tốt lành, hạnh phúc.

Cách ứng dụng tuỳ hỷ công đức vào trong cuộc sống

Thực hành hạnh tùy hỷ công đức vào đời sống rất đơn giản ngay từ những hành động nhỏ nhất mà không phải ai cũng nhận ra. Tuy nhiên, chính nhờ những hành động nhỏ này mà cuộc sống trở nên an nhiên, hạnh phúc, thành công và gặp nhiều may mắn. Một số ứng dụng dễ dàng nhận biết nhất, bao gồm:

  • Thấy người khác thành công hơn minh sinh lòng đố kỵ, ganh ghét, nổi tâm sân hận. Hãy tuỳ hỷ cảm thấy đó cũng là niềm vui của mình mà cảm thấy hạnh phúc, cùng sẻ chia niềm hạnh phúc đó. 
  • Nếu mình chưa có điều kiện làm việc thiện, bố thí khi thấy người xung quanh làm việc thiện hãy vui vẻ để họ hăng hái thêm, khuyến khích họ làm nhiều việc thiện, bố thí hơn đó cũng là cách giúp cho nhiều người được giúp đỡ. 
  • Hạnh phúc và vui mừng khi thấy người thân, anh em trong gia đình hạnh phúc, thành công gạt bỏ những tư duy cổ hủ. Đây cũng chính là cách tiếp thêm sức mạnh cho đối phương có thêm động lực cố gắng hơn. 

Đây là một số những ứng dụng cơ bản dễ làm, dễ thấy ngay trong cuộc sống của mình có thể thực hành mỗi ngày. Sống biết tùy hỷ công đức sẽ giúp cho thân tâm an lạc, sống vô lo, vô nghĩ không bị khổ đau xâm lấn. 

Tuỳ hỷ công đức là gì (4)

Bỏ tâm đố kỵ, tuỳ hỷ công đức

Để hiểu rõ hơn về tuỳ hỷ công đức, mời Quý vị cùng theo dõi chương trình Đâu Khó Có An Viên của Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên:

38 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Nghi thức tụng kinh Kim Cang

Kiến thức 27/08/2024 15:59:35

Nghi thức tụng kinh Kim Cang

Kiến thức 27-08-2024 15:59:35

Kinh Kim Cang Bát-nhã Ba-la-mật (Vajrachedikā Prajñāpāramitā) là một bài kinh ngắn khoảng 6.000 từ, tiêu biểu cho Phật giáo Đại thừa và phổ biến ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, cùng Đông Nam Á.
113 lượt xem 0 Bình luận

Cách tụng kinh Trường Thọ Diệt Tội

Kiến thức 27/08/2024 15:47:19

Cách tụng kinh Trường Thọ Diệt Tội

Kiến thức 27-08-2024 15:47:19

Kinh Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni bảo vệ trẻ em và giúp hóa giải nghiệp chướng, đặc biệt dành cho những ai muốn sám hối và thanh tịnh tâm hồn sau những hành động không may.
14370 lượt xem 0 Bình luận

Tại sao trước ngực của tượng Phật có hình chữ Vạn?

Kiến thức 26/08/2024 17:35:00

Tại sao lễ Phật phải cúi đầu?

Kiến thức 26/08/2024 15:36:44

Hướng dẫn chép kinh Pháp Cú

Kiến thức 24/08/2024 10:51:00

Hướng dẫn chép kinh Pháp Cú

Kiến thức 24-08-2024 10:51:00

Kinh Pháp Cú là tập hợp những lời dạy ngắn gọn và sâu sắc của Đức Phật, được xem như những bài kệ quý giá, chứa đựng tinh hoa của đạo Phật.
2488 lượt xem 0 Bình luận