Văn hoá đi chùa của người Việt
Các thế hệ người Việt từ xưa tới nay cứ tiếp nối nhau tới chùa vì tâm lành, tính thiện, tạo nên một truyền thống tốt đẹp trong văn hoá nước nhà.
Đi lễ chùa là truyền thống tốt đẹp đã tồn tại trong văn hoá người Việt từ ngàn xưa. Không chỉ là nơi tâm linh thờ Phật, người đi lễ chùa còn thờ chính những giá trị đạo đức tốt lành và trí tuệ tốt đẹp, trong sáng của dân tộc đã được gìn giữ mấy nghìn năm.
Theo dòng chảy lịch sử, cách thực hành tín ngưỡng tâm linh của người Việt cũng có nhiều đổi thay. Trong chương trình Dưới Bóng Bồ Đề số 17, ông Bùi Hữu Dược – nguyên Vụ trưởng Vụ Phật giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ đã mang đến những hiểu biết và nhận định đa chiều về văn hoá đi chùa của người Việt, từ quá khứ tới hiện tại và cả tương lai.
Không ai biết truyền thống đi chùa của người Việt đã hình thành chính xác từ bao giờ. Qua những dẫn chứng lịch sử ông Bùi Hữu Dược đưa ra về Phật giáo qua các triều đại Việt Nam, ta hiểu rằng mái chùa đã xuất hiện trong văn hoá Việt từ thời vua Hùng xa xưa, và các thế hệ người Việt từ đó tới nay cứ tiếp nối nhau tới chùa vì tâm lành, tính thiện, vì hướng tới những giá trị tốt đẹp của cuộc sống.
Theo ông Bùi Hữu Dược, so với không gian tâm linh của nhiều tôn giáo, thì Phật giáo là một trong những không gian “mở” nhất, là nơi tất cả mọi người đều có quyền thể hiện tâm thức của mình. Người có tín ngưỡng Phật giáo thì tới vì niềm tin tâm linh. Người chưa có tín ngưỡng Phật giáo thì tới vãn cảnh. Ngoài ra, chùa chiền còn là nơi gặp gỡ giao lưu, gắn kết tình cảm con người cả ở khía cạnh tâm linh và văn hoá.
Trước câu hỏi “Trong văn hoá Việt, việc đi chùa sẽ đề cao, chú trọng vào điều gì nhất để người Việt tìm lại được cội rễ của mình?”, khách mời Bùi Hữu Dược đã trả lời:
“Người hiểu rõ bản chất Phật giáo sẽ không đến với Phật chỉ để cầu cúng. Đức Phật khi tại thế đã nói rằng: Nếu cầu mà được, người ta đã cầu cho đá từ đáy giếng nổi lên mặt nước. Nếu cầu mà được, người ta đã cầu cho dầu trên mặt nước chìm xuống đáy. Ngài không có bất cứ pháp thuật hay thần thông nào cho con người điều họ xin, mà chỉ có thể cho họ con đường. Đó là con đường rèn luyện chính mình để vun bồi trí tuệ và đạo đức.”
Vậy nên khi đi chùa, thứ quan trọng nhất cần chuẩn bị và cần được đề cao là một cái tâm ngay thẳng, thật thà, tôn kính Tam bảo. Chúng ta cũng cần sống thật tốt trong đời thực, bởi đến chùa chỉ là một hình thức thể hiện lòng tin vào Đức Phật mà thôi. Khách mời Bùi Hữu Dược cho rằng, nếu có thời gian đến chùa thì tốt, còn nếu không, ta vẫn có thể tu tại tâm, làm nhiều điều tốt và sống hướng thiện. Đó chính là tinh thần của nhà Phật.
Cũng trong chương trình, ông Bùi Hữu Dược còn phân tích thực trạng và những hạn chế trong văn hoá đi chùa ngày nay. Theo ông, để hoạt động tín ngưỡng không trở thành mê tín dị đoan, ta cần có cái nhìn đúng đắn về giáo lý đạo Phật. Tôn trọng những giá trị văn hoá của việc đi lễ chùa cũng chính là cách tốt nhất để mỗi người thể hiện lòng thành kính trước cửa Phật.
Mời quý khán giả lắng nghe đầy đủ chia sẻ của khách mời Bùi Hữu Dược về văn hoá đi chùa của người Việt trong chương trình Dưới Bóng Bồ Đề số 17:
Chương trình “Dưới Bóng Bồ Đề” chia sẻ nét đẹp về giá trị cuộc sống, văn hóa, Phật giáo. Mỗi tập, quý khán giả sẽ được khám phá những thông tin thú vị trong cuộc sống để từ đó đúc kết ra nhiều bài học giá trị đạo đức mang tính nhân văn. Chương trình phát sóng lúc 20h35 thứ 7 hàng tuần trên Truyền hình Bchannel – BTV9. Quý vị cũng có thể đón xem các tập của chương trình trên kênh YouTube Phật Giáo Căn Bản.
Tin liên quan
Đức Phật cảm hóa Angulimāla từ kẻ sát nhân thành người tu đạo
Ứng dụng 16/11/2024 10:43:06
Đức Phật cảm hóa Angulimāla từ kẻ sát nhân thành người tu đạo
Ứng dụng 16-11-2024 10:43:06
Bài văn khấn cúng rằm tháng 10 Giáp Thìn 2024
Phật pháp ứng dụng 14/11/2024 14:42:19
Bài văn khấn cúng rằm tháng 10 Giáp Thìn 2024
Phật pháp ứng dụng 14-11-2024 14:42:19
Phật dạy về 10 điều chớ vội tin
Ứng dụng 23/10/2024 13:45:13
Phật dạy về 10 điều chớ vội tin
Ứng dụng 23-10-2024 13:45:13
Kinh Phật là gì? Tổng hợp những loại kinh Phật thường tụng
Ứng dụng 16/10/2024 15:35:43
Kinh Phật là gì? Tổng hợp những loại kinh Phật thường tụng
Ứng dụng 16-10-2024 15:35:43
Kinh cầu an là gì? Bộ kinh cầu an quen thuộc
Ứng dụng 15/10/2024 11:23:12
Kinh cầu an là gì? Bộ kinh cầu an quen thuộc
Ứng dụng 15-10-2024 11:23:12
22 lượt thích 0 bình luận