Top 8 vị Hộ Pháp Mật Tông bạn nên biết
Pháp môn Mật Tông xuất hiện từ thế kỷ 5 với sự kết hợp giữa Ấn Độ giáo và Phật giáo Đại thừa, sau đó đã trở thành tôn giáo chính ở Tây Tạng. Trong pháp môn này thì các vị Hộ Pháp Mật Tông được xem là người có hạnh nguyện truyền bá chánh pháp. Xin mời bạn đọc cùng tìm hiểu kỹ hơn về các vị Hộ pháp này qua nội dung dưới đây.
Các vị Hộ Pháp Mật Tông là gì?
Hộ Pháp được hiểu là vị thần bảo hộ Phật pháp, Tăng ni, Phật tử, nguyện đi theo Phật và truyền bá chánh pháp tới mọi người. Thông thường, Hộ Pháp Mật Tông sẽ có dạng hình tướng phẫn nộ, xấu xí trái ngược quan niệm 72 tướng tốt trong Phật giáo.
Những tướng này thể hiện cho sự mạnh mẽ, dũng mãnh vũ trụ và đại diện tâm thức của con người. Ngoài ra tướng xấu này còn đại diện cho sự đánh bại tham, sân, si và bảo hộ cho đức tin với Phật pháp. Hộ thần có thân hình chắc nịch, ngắn, dày hay nhiều tay… Khuôn mặt của các Ngài được so sánh với màu mây, màu đá quý… như đen, ngọc lục bảo, trắng, vàng ròng, san hô đỏ…
Các vị Hộ Pháp Mật Tông có khuôn mặt điển hình là miệng mở cười giận dữ, lộ răng nanh, 3 con mắt đỏ ngầu phẫn nộ. Bát Đại Hộ Pháp có nhiệm vụ chiến đấu kiên cường trước thế lực ma quỷ. Hộ thần này còn đại diện cho sự chế ngự dục vọng, đánh bại sự xấu xa.
Các vị Hộ Pháp Mật Tông là ai?
Bát Đại Hộ Pháp bao gồm 8 vị hộ thần:
- Yama (Dạ Ma)
- Mahakala (Đại Hắc Thiên)
- Yamantaka (Hàng Phục Dạ Ma)
- Kubera (Vaisravana, Jambhala, Tài Bảo Thiên Vương)
- Hayagriva (Mã Đầu Minh Vương)
- Palden Lhamo (Vị nữ thần)
- Tshangs Pa (Phạm Thiên Trắng)
Yama (Dạ Ma) Thần chết
Theo truyền thuyết kể lại, có 1 người đàn ông nọ tin rằng nếu ông nhập định 50 năm trong hang động sẽ đạt được giác ngộ. Tuy nhiên vào đêm ngày thứ 29, tháng thứ 11, năm 49 thì ông đã bị 2 tên trộm trốn trong hang sát hại. Ông đã cầu xin chúng tha mạng để có thể đạt tới giác ngộ nhưng bọn chúng đã cắt đứt đầu của ông.
Ngay lúc đó, ông lập tức biến thành yama và điên cuồng báo thù giết chết hai tên cướp, uống cạn máu của chúng. Yama còn đe dọa tiêu diệt tất cả người dân Tây Tạng bởi sự hận thù quá lớn.
Người dân Tây Tạng lúc này đã nguyện cầu đức Văn Thù Sư Lợi bảo vệ dân chúng. Văn Thù Sư Lợi hoá thân thành Yamantaka đánh bại Yama và khiến Yama trở thành một trong các vị Hộ Pháp Mật Tông. Yama có món trang sức hình bánh xe hiện hữu trên ngực.
Mahakala: Đại Hắc Thiên
Khedrup Khyungpopa – người sáng lập dòng truyền thừa Shangpa Kagyu đã viết về lịch sử của Mahakala. Truyền thuyết cho hay sức mạnh đặc biệt, năng lực kì diệu của Mahakala chính là bởi nguyện lực của đức Quan Thế Âm.
Quan Thế Âm (Avalokiteshvara) nguyện sinh tử và quyết không thành Phật khi chúng sanh chưa được giác ngộ. Tuy nhiên, Ngài đã nhận thấy sự đau khổ không giảm sút mà còn tăng trưởng trong tâm thức chúng sanh nên đầu Ngài vỡ tan thành trăm ngàn mảnh vụn.
Phật A Di Đà đã thực hiện ghép những mảnh vỡ của Quan Thế Âm lại rồi biến thành 11 đầu. Phật A Di Đà dặn dò đức Avalokiteshvara thực hiện lại lời nguyện tốt và kiên cố hơn. Chính vì vậy mà Avalokiteshvara có 11 đầu và 10 đầu hiền hoà cùng 1 đầu phẫn nộ. Đầu phẫn nộ đại diện cho Mahakala.
Ở Tây Tạng, hình ảnh của Mahakala có 1 đầu và 3 mắt, lông mày giống ngọn lửa nhỏ, râu hình móc câu, có từ 2 đến 6 tay. Người dân Tây Tạng thường thờ cúng Mahakala bởi người dân nơi đây sống du mục và Ngài là vị thần của lều trại.
Yamantaka (Hàng Phục Dạ Ma)
Yamantaka là hoá thân phẫn nộ của Văn Thù Sư Lợi để hàng phục được thần chết Yama. Truyền thuyết kể lại, Văn Thù Sư Lợi đi khắp nơi trong địa ngục và tìm kiếm Yama tại thành phố sắt.
Văn Thù Sư Lợi sử dụng hình dạng có thêm tám đầu và nhiều tay, mỗi cánh tay cầm vũ khí đáng sợ để hàng phục Yama. Trong thân Ngài mọc ra thêm nhiều chân tương ứng, hiện thân như chính bản thân thần chết nhân lên nhiều lần.
Thông qua hình tượng yamantaka mà nhà Yoki sẽ phát triển được định lực đối diện cái chết, sự sợ hãi. Những biểu tượng của Yamantaka đều xem là mảng giác ngộ tối cần thiết khi đối diện cái chết. Yamantaka có hình tướng là đầu trâu khá giống Yama. Đây là một trong các vị Hộ Pháp Mật Tông thời bấy giờ.
Kubera (Vaisravana, Jambhala, Tài Bảo Thiên Vương)
Thần thoại Hindu tương truyền Kubera là con trai nhà hiền triết “Visravas” nên đã được đặt tên là “Vairavana”. Ngài đã thực hiện tu tập nghiêm chỉnh, chân thật hàng ngàn năm nên đã được ban cho sự bất tử và trở thành vị thần của tài bảo. Ngài bảo hộ cho mọi kho tàng của trái đất và ban phát cho những ai xứng đáng.
Khi Ngài được Brahma bổ nhiệm làm Thần Tài Bảo thì vùng Lanka (Ceylon) chính là thủ phủ của Ngài. Ngoài ra, Ngài còn được Brahma tặng cho chiếc xe pushpaka có thể di chuyển theo ý nghĩ chủ nhân với tốc độ khủng khiếp.
Kubera được các Phật tử thờ cúng và xem là vị bảo hộ của phương Bắc với biểu tượng đặc trưng hình con chồn luôn nhả ra châu báu. Chân phải của ngài đạp lên một cái vỏ ốc trên một bông sen.
Hayagriva : Mã Đầu Minh Vương
Hayagriva là một trong các vị Hộ Pháp Mật Tông được thờ cúng ở Tây Tạng bởi những người buôn ngựa. Mọi người tin rằng Ngài Hayagriva có thể dọa và đuổi ma quỷ bởi tiếng ngựa hí vang trời. Ngài sẽ báo hiệu việc giáng lâm bằng tiếng hí với dấu hiệu đặc trưng đầu ngựa trên đảnh đầu. Âm thanh vang ra từ đầu ngựa có khả năng xuyên thủng màn vô minh.
Hayagriva là hoá thân phẫn nộ của đức Avalokiteshvara và có 108 hình tướng của Ngài. Ngài có năng lực chữa bệnh về da, bệnh phong. Hình tướng của Ngài là có 1 mặt, hai tay, hai chân, ba con mắt, cái miệng gầm rống với nhiều răng nanh.
Ngài có cái bụng to lớn ẩn chứa nội lực phi phàm, tay phải vung thanh kiếm đe dọa đối phương và đồ trang sức là những con rắn. Chính cái khía cạnh đáng sợ trên nét tướng của ngài sẽ giúp ta buông bỏ được bản ngã, màn vô minh.
Palden Lhamo : Vị nữ thần
Palden Lhamo là vị nữ hộ pháp duy nhất trong các vị Hộ Pháp Mật Tông. Ngài bảo vệ cho chánh pháp ở khắp mọi nơi như đức Đạt Lai Lạt Ma, nhà nước Tây Tạng, thủ phủ Lhasa, đất nước Trung Quốc.
Ngài cũng là hoá thân phẫn nộ của Saraswati – vị nữ thần của sự học tập, sự biện tài, âm nhạc. Ngài bảo vệ chánh pháp nên những thứ vũ khí của Ngài hầu như được các thần khác trao tặng. Ví dụ Ngài được Hevajra tặng 2 hạt xúc xắc định đoạt sinh mạng con người, được Brahma tặng chiếc quạt làm bằng lông công, được Vishnu tặng hai chiếc đèn sáng rực.
Ngoài ra, Thần Tài Bảo tặng ngài một con sư tử được đeo ở tai phải. Nanda, Thần rắn ban cho ngài một con rắn đeo ở tai trái. Hay Vajrapani gửi đến Ngài chiếc búa sấm sét, các vị thần khác tặng con la bao bọc bởi bộ da của quỷ Dạ Xoa.
Tương truyền Ngài đính hôn với vua Shenji – vị vua khát máu, chiến binh bạo tàn. Để vị vua này ngừng giết hại chúng sinh vô tội, Ngài đưa ra tối hậu thư sẽ giết những đứa con của mình có với nhà vua nếu ông không dừng lại việc giết hại dân chúng. Ngài thực hiện lời đe dọa với chính đứa con trai của mình khiến Shenji buộc phải dừng lại. Ngài mang theo xác của con trai mình trên lưng con la thể hiện mong muốn đem đến an bình cho tất cả.
Tshangs Pa or ‘White Brahma’ ( Phạm Thiên Trắng )
Đây là một trong các vị Hộ Pháp Mật Tông quan trọng đối với đạo Hindu. Ngài Brahma có hình tượng màu trắng, 1 đầu 2 tay trong Phật giáo Tây Tạng và được gọi là Tshangs Pa Trắng.
Ngài ngồi trên lưng con ngựa trắng, giơ cao thanh gươm, đeo lá cờ sau lưng. Hiện thân của Ngài không quá khủng khiếp và man rợ, luôn mặc bộ quần áo dài tay và mỏng nhẹ bồng bềnh.
Truyền thuyết về nguồn gốc của Ngài cho hay, khi Ngài ra đời đã được đặt tên là Tshangpa karpo. Ngài dạo chơi khắp vũ trụ trên lưng con ngựa vàng và lừa được nữ thần Dhersang để ăn trộm viên ngọc như ý. Tuy nhiên Ngài đã bị phát hiện và bị ép hứa hôn với nữ thần Dhersang.
Thất vọng vì điều này, Ngài bắt đầu làm điều ác, giết những người thanh niên ở nơi đi qua, cưỡng bức cô gái mà ngài gặp. Khi Ngài gặp nữ thần Ekajati và đã bị nữ thần này đánh cho gãy lìa chân. Lúc này Ngài giác ngộ và trở thành một trong các vị Hộ Pháp Mật Tông. Đây cũng chính là đại diện cho sự hội nhập của tôn giáo cổ của Tây Tạng vào đạo Phật.
Begtse: Thần Chiến Tranh
Begtse là một dạ xoa, là vị thần của chiến tranh vùng Trung Á, là hộ pháp cuối cùng của các vị Hộ Pháp Mật Tông. Ngài lãnh đạo một đội quân động vật, xuất hiện khi Dalai Lama chuyển đổi Phật giáo thành quốc giáo của Mông Cổ.
Đức Dalai Lama hoá thành Quan Âm Tứ Thủ Avalokiteshvara với hiện thân của lòng từ bi. Khi chứng kiến phép màu của Quan Âm Tứ Thủ thì Ngài Begtse liền tin tưởng vào Phật giáo và quy phục.
Hình tướng của Ngài với tay phải giơ cao một thanh gươm, tay trái thì nắm chiếc đầu kẻ thù màu cam. Ngài đạp lên xác chết người đàn ông bằng chân trái, chân phải dẫm lên xác chết con ngựa. Mắt của ngài đầy sự phẫn nộ, nhìn trừng trừng đe dọa kẻ phá hoại chánh pháp.
Các vị Hộ Pháp Mật Tông nêu trên đều sở hữu những đặc điểm, nét tướng riêng biệt. Những vị Hộ Pháp này có hình tướng dữ tợn để chế ngự dục vọng, đánh bại mọi sự xấu xa. Chúng sinh từ đó được che chở, bao bọc và hướng về những điều chân thiện mỹ.
Tin liên quan
Lục hòa – 6 phép hòa kính trong Phật giáo
Kiến thức 03/12/2024 11:44:00
Lục hòa – 6 phép hòa kính trong Phật giáo
Kiến thức 03-12-2024 11:44:00
Bạch Tản Cái Phật Mẫu
Kiến thức 29/11/2024 11:50:54
Bạch Tản Cái Phật Mẫu
Kiến thức 29-11-2024 11:50:54
Thần chú A Di Đà
Kiến thức 28/11/2024 10:55:37
Thần chú A Di Đà
Kiến thức 28-11-2024 10:55:37
Hư Không Tạng Bồ Tát là ai?
Kiến thức 28/11/2024 08:51:35
Hư Không Tạng Bồ Tát là ai?
Kiến thức 28-11-2024 08:51:35
Những Lợi ích khi tụng niệm Quán Thế Âm Bồ Tát
Kiến thức 26/11/2024 19:10:23
Những Lợi ích khi tụng niệm Quán Thế Âm Bồ Tát
Kiến thức 26-11-2024 19:10:23
37 lượt thích 0 bình luận