Vì sao nói niệm Phật, lễ Phật có thể tiêu trừ nghiệp chướng?

24/09/2024 08:57:30 1462 lượt xem

Lúc lễ Phật là lúc tự soi xét mình, điều phục thân tâm, hết sức điều tiết thân tâm khiến thân tâm tự tại, rất thong dong, chẳng còn bị khẩn trương, chướng ngại rất oan uổng nữa!

Nói đại lược, Nghiệp là hành vi, Chướng là chướng ngại. Do các hành vi trong quá khứ tích lũy phát sanh các thứ chướng ngại, bất luận là chướng ngại nơi thân hay nơi tâm. Các hành vi trong quá khứ vừa nói đó bao gồm các ý tưởng trong tâm (ý niệm), lời nói và các tư thế, hành động nơi thân thể.

Có người cho rằng phải gây sự ác lớn thì mới là tạo ác nghiệp, mới có nghiệp chướng. Kỳ thật, chỉ cần trong tâm động niệm là đã có nghiệp (thiện niệm có thiện nghiệp, ác niệm có ác nghiệp. Niệm Phật là tịnh nghiệp). Thân có những động tác, tư thế đều là “nghiệp”. Bất cứ động tác, tư thế tạo thành những chướng ngại cho thân thì gọi là “nghiệp chướng” nơi “thân nghiệp”. Rất nhiều sự đau khổ, bệnh tật có liên quan đến những tư thế thường ngày, tức là có quan hệ với thân nghiệp. Thân nghiệp lại chịu sự chỉ huy của tâm. Hễ tâm bị vướng mắc, giằng kéo thì thân cũng hiện vẻ khẩn trương, bất giác tự gây nên chướng ngại cho chính mình (nghiệp chướng).

Vì sao nói niệm Phật, lễ Phật có thể tiêu trừ nghiệp chướng? Là vì trong khi lễ Phật, tâm phải điều chỉnh, hướng đến cung kính và từ bi thanh tịnh, miệng niệm Phật nên không nói chuyện tạp nào khác, trở thành “ngôn ngữ thanh tịnh”, động tác nơi thân trở thành nhu nhuyễn, khiêm hòa, cung kính. Vì thế tiêu trừ được những tư thế xấu thường ngày gây những chèn ép, chướng ngại trên thân. Cả ba phương diện thân, ngữ, ý đều thanh tịnh, cung kính, nên tiêu trừ được những chướng ngại do những hành vi bất hợp lý trong quá khứ gây nên (đó là “tiêu nghiệp chướng”) và cũng thuận tiện cho việc tập luyện “đạt an định trong khi động”.

Chúng ta hãy yên lặng quan sát tư thế của chính mình hoặc quan sát tư thế của người khác để tự cảnh tỉnh chính mình (nhưng cần chú ý: mục tiêu là quay lại quan sát chính mình, sửa đổi chính mình, chứ chẳng phải để phê bình, chỉ trích). Hễ tâm có vướng mắc thì bất giác gân thịt trên thân cũng tự nhiên co rút, căng cứng.

Do chẳng hề tự quán chiếu mình nên rất khó phát hiện để tự sửa đổi, khiến cho những chướng ngại rất dễ trừ bỏ cũng khó có cơ hội trừ bỏ. Lúc lễ Phật là lúc tự soi xét mình, điều phục thân tâm, hết sức điều tiết thân tâm khiến thân tâm tự tại, rất thong dong, chẳng còn bị khẩn trương, chướng ngại rất oan uổng nữa!

(Trích cuốn: Lễ Phật và Y học)

6 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

19 công đức chí tâm niệm danh hiệu, cúng dường, tán thán ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát

Kiến thức 05/10/2024 10:57:41

Kinh Chuyển Pháp Luân bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật

Kiến thức 01/10/2024 08:20:38

Kinh Chuyển Pháp Luân bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật

Kiến thức 01-10-2024 08:20:38

Kinh Chuyển Pháp Luân là bài thuyết Pháp đầu tiên của Đức Phật Thích Ca sau khi Ngài đắc đạo. Ngài đã thuyết giảng bài Kinh này cho 5 người bạn đồng tu hành khổ hạnh. Hiểu rõ hơn về bài kinh này mời quý vị và khán giả cùng đón xem bài viết dưới đây.
5224 lượt xem 0 Bình luận

Đức Phật dạy về 4 hạng người đáng thân cận

Kiến thức 24/09/2024 10:13:53

Ngũ lực trong Phật giáo bao gồm những gì?

Kiến thức 21/09/2024 10:17:07

Ngũ lực trong Phật giáo bao gồm những gì?

Kiến thức 21-09-2024 10:17:07

Ngũ lực trong Phật pháp là một phương pháp quan trọng giúp người tu tập từ phàm nhân tiến đến thành tựu chính quả, bao gồm: tín lực, tấn lực, niệm lực, định lực và tuệ lực, hỗ trợ vượt qua mọi thử thách trên con đường tu hành.
1549 lượt xem 0 Bình luận

Cõi Tịnh độ là gì? Phương pháp tu về Tịnh độ 

Kiến thức 21/09/2024 09:46:36

Cõi Tịnh độ là gì? Phương pháp tu về Tịnh độ 

Kiến thức 21-09-2024 09:46:36

Tịnh độ được coi là cõi "hóa thân" của một thế giới lý tưởng, nơi mà những người tu hành mong muốn tái sinh để thoát khỏi đau khổ và đạt đến giác ngộ. Hãy cùng khám phá bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về cõi Tịnh độ và ý nghĩa sâu sắc của nó trong Phật giáo.
1478 lượt xem 0 Bình luận