Vì sao Phật hoàng Trần Nhân Tông chọn núi Yên Tử để tu hành?

07/12/2023 11:18:52 890 lượt xem

“Yên Tử, nơi Đất Trời giao hòa, gió mây vấn vương như rồng chầu hổ phục. Hàng trăm năm qua, bầu nguyên khí dưới cánh rừng Yên Tử vẫn tiếp truyền nguồn năng lượng tinh khôi vào từng hơi thở, từng bước chân của du khách. Mái chùa, phiến đá tĩnh tại kể chuyện về một vị Vua hóa Phật…”.

Sau hơn một năm truyền ngôi cho con là Trần Anh Tông, vào tháng 7 năm Giáp Ngọ (1294), Thượng hoàng Trần Nhân Tông thực tập xuất gia tại hành cung Vũ Lâm (Ninh Hải – Hoa Lư – Ninh Bình). Sự kiện này đã được ghi trong Đại Việt sử ký toàn thư. Nhưng đến tháng 7 năm Kỷ Hợi (1299), Thượng hoàng lại rời hành cung Vũ Lâm về Yên Tử tu hành 10 năm rồi viên tịch ở đây (1308).

Lúc xuất gia, vua Trần Nhân Tông chỉ “bách niên Tâm ngữ Tâm”, không nói cho ai biết vì sao mình lại đi theo gót chân Bụt và vì sao lại chọn nơi tu hành là Yên Tử để đời sau mặc sức luận bàn. Người ta đưa ra nhiều giả thuyết cho lựa chọn này của vua Trần, trong đó có 3 lí do tương đối thuyết phục và nhận được nhiều sự đồng tình. Cụ thể là:

Thứ nhất, Yên Tử là ” linh địa”, là nơi có vị trí đặc biệt của dòng họ nhà Trần, với vua Phật Trần Nhân Tông. Yên Tử là nơi Trần Thái Tông (ông nội của vua Trần Nhân Tông) thời trai trẻ (năm Thiên Ứng Chính Bình, 1236) đã tìm về đây để “cầu làm Phật”. Yên Tử cũng là nơi thường thăm viếng của Thượng hoàng Trần Thánh Tông, phụ thân vua Phật Nhân Tông. Những áng thơ hay của Trần Thánh Tông cũng được viết ra từ non thiêng Yên Tử. Cho nên, vùng Đông Triều – Yên Tử có một vị trí đặc biệt với dòng họ nhà Trần. Có thể gọi vùng này là linh địa của thời Trần, nên các vị vua triều Trần có chuyện thì về đấy mà khi chết thì cũng về đấy.

Thứ hai, vua Trần Nhân Tông về Yên Tử bởi nơi này trước đó đã được coi là nơi tu hành đạt đạo của tiền nhân. Trước khi vua Trần về tu hành ở đây, Yên Tử đã từng lưu danh Yên Kỳ Sinh tu tiên đắc đạo. Cuối đời Lý, Yên Tử có Tổ sư Hiện Quang, đầu thời Trần có quốc sư Đạo Viên, quốc sư Đại Đăng, Thiền sư Tiêu Dao, Thiền sư Huệ Tuệ là thầy độ của đức Điều Ngự Giác Hoàng, cũng đã tu hành và đắc pháp, khơi nguồn mạch cho dòng thiền Yên Tử.

Thứ ba, Yên Tử có đủ những điều kiện để giúp cho những bậc tu hành đắc đạo, không kém gì xứ sở Phật-đà-già-la (NairanJana) của đức Phật Thích-ca. Đức Phật Tổ Thích-ca Mâu-ni đắc đạo thành Phật là nhờ vào phép tu thiền định dưới gốc cây Bồ-đề. Vua Trần cũng tu thiền, lấy pháp tu thiền để đạt đạo. Người tu theo pháp môn thiền định rất cần tới một nơi yên tĩnh, thanh tịnh để ngồi thiền. Núi rừng Yên Tử cách biệt với phàm trần là một nơi lý tưởng để tu thiền.

Đăng ký tham gia Lễ gia trì khai mở Phật ngọc Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông tại chùa Phật Tích vào ngày 9/12/2023 ngay tại đây.

Ngoài ra, một lý do được lưu truyền phổ biến nữa là: Các ngôi chùa Phật hoàng Trần Nhân Tông thường ghé thăm trong thời gian tu hành tạo thành một thế cánh cung gần biên giới Việt Trung, là hướng mà các đạo quân phương Bắc thường kéo vào xâm lược nước ta. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, Yên Tử được xem là một “đài ra đa” hết sức lợi hại giúp ta thị sát tình hình, bởi từ trên đỉnh núi Yên Tử, phóng tầm nhìn có thể bao quát cả một vùng rộng lớn khu vực Đông Bắc nước ta.

Dù là lý do nào, được chứng thực hay không, quyết định đi tu của Phật hoàng Trần Nhân Tông cũng là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời của chính ông, lật ra một trang sử mới vẻ vang, hào hùng cho Phật giáo nước nhà. Cuộc đời và sự nghiệp của vua Trần Nhân Tông là một biểu hiện cao đẹp, tiêu biểu nhất tinh thần nhập thế “đạo pháp gắn liền với dân tộc”. Từ chức vị cao sang của nhà vua, vua Trần trở về ngôi tôn quý nhà Phật. Nhà vua đã từ cái nhất thời hữu hạn mà trở về cái vô hạn, vĩnh hằng.

Đón xem các thông tin, chương trình hấp dẫn khác của Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên trên kênh YouTube anvientvbchannel.

35 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568

Sự kiện 22/05/2024 15:27:51

Hướng dẫn Phật tử sinh hoạt và lan tỏa giá trị nhân mùa Phật đản

Sự kiện 15/05/2024 09:00:34

Đại lễ Phật đản 2024: Tham gia minigame “Giải mã thông điệp Phật đản” – Nhận quà bình an

Sự kiện 13/05/2024 10:27:26

Dấu ấn của BTS GHPGVN tỉnh Điện Biên xuyên suốt một thập kỷ

Đặc biệt 25/04/2024 08:58:03

Ước mơ giản đơn của cậu bé vùng cao vượt khó đến trường

Sự kiện 10/04/2024 11:32:49

Ước mơ giản đơn của cậu bé vùng cao vượt khó đến trường

Sự kiện 10-04-2024 11:32:49

"Con ước sau này sẽ trở thành thầy giáo để dạy các bạn học sinh. Được dạy các bạn hát, múa, kể chuyện, đọc cái chữ và cả đóng kịch nữa" là ước mơ của cậu học trò Sùng A Trừ tại điểm trường Huổi Ban (Điện Biên) nơi còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn.
2634 lượt xem 0 Bình luận