Vì sao tượng Đức Phật có tóc trong khi mọi Tăng Ni đều cạo trọc?
Hiện nay, chúng ta thấy hầu hết các ảnh, tượng của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đều được tạo hình có tóc với các lọn xoắn ốc, trong khi các Tỳ-kheo đều xuống tóc. Vậy đâu là lý do? Hãy cùng Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ai cũng đều biết rằng tất cả các tu sĩ Phật giáo đều xuống tóc sau khi phát nguyện đi tu. Đây là một dấu hiệu của sự cởi bỏ cuộc sống trần tục. Thế nhưng trong các chùa tượng và hình ảnh của Đức Phật đều có để tóc xoắn, trong khi những người xuất gia khác đều cạo sạch. Vậy đâu là lý do có sự khác biệt này và sự thật là như thế nào?
Đức Phật thực sự đã xuống tóc
Như chúng ta đều biết, khi 29 tuổi, Thái tử Tất Đại Đa đã từ bỏ cơ hội làm vua và quyết tìm ra con đường chân lý. Ngài vượt qua thành Ca tỳ la vệ khi qua khỏi sông A-nô-ma, Thái tử Tất Đạt Đa đã dùng thanh gươm cạo sạch râu, tóc cho người hầu Xa-Nặc mang về hoàng cung trình Đức Vua và nói rằng Thái tử không chết mà chỉ lên đường tìm chân lý sẽ có ngày trở về.
Trước khi chứng ngộ, Đức Phật từng tu theo pháp môn khác nhưng không tìm thấy con đường giải thoát. Trải qua 6 năm tu hành khổ hạnh, ngài không cạo tóc vì hoàn toàn không bận tâm đến thân thể của mình. Sau đó, khi đã chứng đạo, ngài đã thu nhận để truyền đạo và đặt ra lệ người xuất gia mỗi tháng cạo tóc 2 lần và bản thân ngài luôn tuân thủ.
Đức Phật dạy: “Cạo bỏ râu tóc làm bậc samon”. Trong kinh sách cũng ghi lại lời ngài dạy các tu sĩ rằng mỗi ngài và ít nhất nửa tháng hay sờ lên đầu mình để nhận thức rõ mình không còn tóc để răn rằng mình đã là người xuất gia, đã rũ bỏ cuộc sống phàm tục để quyết tâm sống đời đạo hạnh, cao thường tìm ra con đường hạnh phúc cho chính mình.
Trong nhiều điển tích ghi lại trong kinh sách cho thấy quả thật Đức Phật vẫn luôn xuống tóc. Nhiều đạo sĩ Bà la môn thường gọi Đức Phật là “sa môn đầu trọc” để phân biệt các vị sa môn tu theo những giáo pháp khác.
Vì sao tượng Phật có tóc?
Việc Đức Phật xuống tóc đã được ghi chép trong Kinh điển. Theo Phật Bản Hạnh Tập Kinh,, nhục kế trên đảnh Phật cao rộng, bằng phẳng tốt đẹp. Kinh Tam Thập Nhị Tướng (Trung A Hàm) ghi, trên đảnh của bậc Đại nhân có tướng nhục kế tròn đầy. Kinh Quán Vô Lượng Thọ mô tả nhục kế trên đảnh Phật như hoa Bát-đầu-ma, trên nhục kế có một bình báu đựng các thứ ánh sáng, hiện tất cả Phật sự. Kinh Brahmayu (Trung Bộ kinh), kinh Tướng (Trường Bộ kinh) đều ghi nhận tướng tốt nhục kế nhô lên trên đỉnh đầu của Phật.
Chư Phật và Bồ tát đều có tướng nhục kế nhưng tướng nhục kế của chư Phật thù thắng hơn chư Bồ tát rất nhiều. Trong tướng nhục kế có đỉnh điểm mà tất cả trời người đều không thấy nên gọi là vô kiến đảnh tướng. Quán Phật Kinh có gì búi tóc thịt trên đỉnh đầu của Đức Phật sinh ra vạn ức ánh sáng và những lớp ánh sáng này chiếu rọi tới vô lượng thế giới. Các trời người và thập địa Bồ tát cũng không thể thấy được. Vô kiến đảnh tướng cũng là một trong 32 tính tốt, 80 vẻ đẹp của Thế tôn.
Do đó, nhìn vào tượng Phật hoặc tranh vẽ Đức Phật, chúng ta đều thấy Đức Phật có tóc còn các vị xuất gia thì chỉ thuần túy “đầu tròn, áo vuông”. Hiện nay, khi tạc tượng Phật người thợ muốn làm nổi bật và nhấn mạnh các tướng tốt của ngài trong đó có hai tướng trên. Về sau, người ta thường tạc tượng hay vẽ hình Đức Phật có tóc gây ra nhiều hiểu lầm rằng ngài để tóc còn tất cả Tăng Ni đều xuống tóc.
Xem thêm: Cầu An Trực tuyến năm 2024: Gieo Tâm Lành, Gặt An Nhiên
Tin liên quan
Cách chép hồng danh Địa Tạng Vương Bồ Tát: Phát nguyện, hồi hướng
Kiến thức 13/03/2025 01:24:37

Cách chép hồng danh Địa Tạng Vương Bồ Tát: Phát nguyện, hồi hướng
Kiến thức 13-03-2025 01:24:37
Tịnh Nghiệp Tam Phước là gì? Bao gồm gì? Cách tu
Kiến thức 13/03/2025 01:20:33

Tịnh Nghiệp Tam Phước là gì? Bao gồm gì? Cách tu
Kiến thức 13-03-2025 01:20:33
Tìm hiểu Đại nguyện của Địa Tạng Vương Bồ Tát
Kiến thức 13/03/2025 01:15:31

Tìm hiểu Đại nguyện của Địa Tạng Vương Bồ Tát
Kiến thức 13-03-2025 01:15:31
Cách chép hồng danh Phật Dược Sư: Phát nguyện, hồi hướng
Kiến thức 13/03/2025 01:09:13

Cách chép hồng danh Phật Dược Sư: Phát nguyện, hồi hướng
Kiến thức 13-03-2025 01:09:13
Tụng chú Đại Bi có thật sự tiêu trừ được mọi tội lỗi?
Kiến thức 13/03/2025 00:40:54

Tụng chú Đại Bi có thật sự tiêu trừ được mọi tội lỗi?
Kiến thức 13-03-2025 00:40:54