Xuất gia gieo duyên là gì? Ý nghĩa và lợi ích của xuất gia gieo duyên

03/07/2023 09:34:29 2395 lượt xem

Xuất gia gieo duyên có truyền thống từ một số quốc gia Phật giáo nhưu Thái Lan, Myanmar, Lào,… Và trong vài năm trở lại đây, hoạt động này bắt đầu trở nên quen thuộc trong giới Phật tử tại Việt Nam hay những người theo đạo Phật, đồng thời cũng ngày càng phổ biến. Vậy xuất gia gieo duyên là gì và mang lại ý nghĩa, lợi ích như thế nào, cùng Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Xuất gia gieo duyên là gì?

Đời sống con người vẫn tuôn chảy mênh mông, như con thuyền lênh đênh không có đích đến. Thật may mắn, giữa sự vô định ấy, Đức Phật xuất hiện mang ánh sáng như một ngọn hải đăng chiếu rọi con thuyền. Với tấm lòng cứu độ chúng sinh, Phật pháp đã mang tới cho con người rất nhiều pháp môn tu tập. Cùng với đó, xuất gia gieo duyên xuất hiện như một phương tiện để những ai mong cầu giải thoát trong hiện tại và tương lai. 

Xuất gia gieo duyên là gì_ Ý nghĩa và lợi ích xuất gia gieo duyên (2)

Về khái niệm cơ bản, trước tiên ta hiểu xuất gia gieo duyên có ý nghĩa giống với định nghĩa ‘’xuất gia’’ nghĩa là rời bỏ gia đình, người thân, bạn bè; buông bỏ trần thế vinh hoa phú quý để sống đời an lạc, không vướng bận của người tu sĩ. Tuy nhiên, ‘’gieo duyên’’ vì chưa thể buông bỏ hoàn toàn thế tục nên chỉ xin kết duyên để thực hiện ý nguyện xuất trần này trong một khoảng thời gian cố định. Một mặt khác, là một hoạt động để gieo trồng những hạt giống thiện lành, tạo thêm những duyên lành, làm quen và có sự trải nghiệm với đời sống tu tập, xuất gia.

Ý nghĩa xuất gia gieo duyên

Hoạt động xuất gia gieo duyên mang lại một ý nghĩa sâu sắc. Những người xuất gia gieo duyên thường là những người có duyên lành từ trước, họ lựa chọn cho mình một hướng đi tươi sáng khi quyết định buông bỏ vật chất tinh thần của nhân gian để tiến tới con đường Bát Chánh để thoát khỏi sự khổ đau và sinh tử luân hồi. Tuy thời gian họ xuất gia gieo duyên không quá dài nhưng người xuất gia phải luôn tuân thủ nghiêm ngặt theo các phép tắc, chuẩn mực, và cả sự tu học giống như những vị xuất gia thực thụ Và sau khi hết thời hạn, người xuất gia gieo duyên phải xả giới, trả y và trở về đời sống cư sĩ như bình thường. Nói dễ hiểu, người đủ duyên thì phát tâm xuất gia trọn đời. Người chưa đủ duyên thì chỉ xuất gia trong một thời gian ngắn thôi, gieo duyên là chính. Trong khi còn làm người xuất gia (dù gieo duyên hay trọn đời) thì bổn phận và trách nhiệm tu học của họ đều giống nhau.

Xuất gia gieo duyên là gì_ Ý nghĩa và lợi ích xuất gia gieo duyên (3)

Lợi ích xuất gia gieo duyên

Xuất gia gieo duyên mang lại rất nhiều lợi lạc, phước báu, nhân lành khiến tâm thái, trí tuệ con người được khai sáng, rộng mở, buông bỏ những muộn phiền, khởi tâm làm những việc thiện lành để đi theo những lời dạy của Đức Phật, tuân thủ chánh pháp, tập trung tu tập.

Hoạt động xuất gia gieo duyên như đánh dấu một sự thay đổi vô cùng quan trọng và tích cực về mặt nhân sinh quan của người đó, biểu hiện một quan niệm, một lối sống vô ngã, vị tha, phụng sự nhân sinh. 

Xuất gia gieo duyên là gì_ Ý nghĩa và lợi ích xuất gia gieo duyên

Khi tham gia xuất gia gieo duyên, những mái tóc dài thướt tha, bộ râu đẹp đều phải được cắt bỏ. Những người xuất gia đều không quan trọng về vẻ ngoài, họ sẽ làm người xuất gia trong một thời gian ngắn để có trải nghiệm về cuộc sống giản đơn, tu bồi đạo đức, hành thiền, công đức vô lượng góp phần phụng sự Phật giáo và nhân sinh.

Video giải nghĩa xuất gia gieo duyên

Những thiện nam, tín nữ rất tò mò cuộc sống của một người xuất gia tu học như thế nào? Không biết những người xuất gia sinh hoạt và tu học có khác với người đời và những quy định, luật lệ nơi cửa chùa có khắt khe với cuộc sống đời thường hay không. Từ việc xuất gia gieo duyên, trong mỗi con đường hình thành hạt giống từ bi và trí tuệ nảy nở và hình thức này được coi là kim chỉ nam cho mỗi hành động của các bạn trẻ.

Trong chương trình Dưới bóng Bồ Đề số 85 được phát sóng trên Kênh Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên, Đại đức Hạnh Tuệ – Giảng sư Ban Hoằng pháp TP.HCM và Nhà báo Lê Minh Hạ – một Phật tử từng tham gia khóa xuất gia gieo duyên, đã bàn luận kỹ về hình thức xuất gia gieo duyên.

Đại đức Hạnh Tuệ – Giảng sư Ban Hoằng pháp TP.HCM

Đại đức Hạnh Tuệ – Giảng sư Ban Hoằng pháp TP.HCM chia sẻ: “Xuất gia gieo duyên là một hình thức ở đó chúng ta trải nghiệm đời sống xuất gia như một người tu sĩ thực thụ. Chỉ có điều thời gian có thời hạn có thể là 7 ngày, 10 ngày, 1 tháng, 3 tháng tùy thuộc vào thời hạn của chương trình nhưng tóm gọn lại trong khoảng thời gian đó chúng ta sẽ được trải nghiệm như một vị tu sĩ”.

Với nhà báo Lê Minh Hạ, anh chia sẻ về cơ duyên khiến anh quyết định xuất gia gieo duyên. Thứ nhất bản thân anh là người con nhà Phật, thứ hai là anh cảm thấy tò mò với hình thức này. Quãng thời gian nhà báo Minh Hạ tham gia xuất gia gieo duyên là vào đầu năm 2020. Khi đó, truyền thông chưa đưa tin nhiều và chỉ hình dung việc xuất gia gieo duyên cũng tương tự như ở Thái Lan. Tình cờ trong chuyến nghỉ Tết về thăm quê tại Đà Nẵng, chùa Huyền Không (Huế) tổ chức khóa tu xuất gia gieo duyên nên anh đã vội vàng đăng ký để xuất gia như bản thân mong muốn. Trải qua những ngày tu học sau đó anh mới hiểu rõ được ý nghĩa của khóa tu đặc biệt này. 

Để cùng nhau tìm hiểu rõ hơn khái niệm và ý nghĩa của xuất gia gieo duyên qua những chia sẻ của Đại đức Hạnh Tuệ – Giảng sư Ban Hoằng pháp TP.HCM và Nhà báo Lê Minh Hạ, mời Quý vị và các bạn đón xem toàn bộ chương trình Dưới bóng Bồ Đề số 85:

Mời Quý vị và các bạn theo dõi thêm nhiều thông tin hấp dẫn khác trên kênh YouTube Phật giáo căn bản.

45 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Đức Phật cảm hóa Angulimāla từ kẻ sát nhân thành người tu đạo

Ứng dụng 16/11/2024 10:43:06

Bài văn khấn cúng rằm tháng 10 Giáp Thìn 2024

Phật pháp ứng dụng 14/11/2024 14:42:19

Phật dạy về 10 điều chớ vội tin

Ứng dụng 23/10/2024 13:45:13

Phật dạy về 10 điều chớ vội tin

Ứng dụng 23-10-2024 13:45:13

Đạo Phật là đạo của giác ngộ, giải thoát nên lúc nào cũng phát khởi tấm lòng vô ngã, vị tha với tinh thần từ bi và trí huệ. Trong suốt 49 năm hoằng dương chính pháp, đức Phật đem hết sự thấy biết của mình qua sự tu chứng, trải nghiệm thực tế, nhằm thức tỉnh và giác ngộ mọi người để có sự hiểu biết chân chính bằng niềm tin nơi chính mình và tin sâu nhân quả.
691 lượt xem 0 Bình luận

Kinh Phật là gì? Tổng hợp những loại kinh Phật thường tụng

Ứng dụng 16/10/2024 15:35:43

Kinh cầu an là gì? Bộ kinh cầu an quen thuộc

Ứng dụng 15/10/2024 11:23:12

Kinh cầu an là gì? Bộ kinh cầu an quen thuộc

Ứng dụng 15-10-2024 11:23:12

Kinh cầu an là những bộ kinh được soạn ra nhằm cầu nguyện cho mọi chúng sinh được bình an, hạnh phúc, và tìm thấy sự thanh thản trong cuộc sống, giúp họ vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong đời.
12709 lượt xem 0 Bình luận