Ý nghĩa 10 danh hiệu của Đức Phật

16/01/2024 14:51:42 428 lượt xem

Đối với mỗi Phật tử đang tu tập thì hiểu rõ 10 danh hiệu của Đức Phật là điều vô cùng cần thiết. Bởi điều này giúp mỗi người hiểu rõ danh hiệu, phát khởi tâm rung động chí thành khi nghe thấy, thể hiện niềm tin sâu sắc vào Đức Phật. Cùng tìm hiểu ý nghĩa các danh xưng của Ngài qua nội dung dưới đây.

Như Lai

Như Lai là một trong 10 danh hiệu của Đức Phật. Trong đó, từ “Như” mang ý nghĩa là bất động, không thay đổi còn từ “Lai” mang ý nghĩa là đến. “Như Lai” thể hiện ý nghĩa là tuy Đức Phật đến với cuộc đời rất nhiều lần, tái sinh đời kiếp nhưng luôn an trụ trong tự tính bất động để tạo nhiều thiện hạnh lợi ích chúng sinh.

Ngài thực hiện vô số công hạnh đến mọi người mà không có bất cứ điều gì khuấy động được tâm Ngài.

10 danh hiệu của đức phật

Ứng Cúng

“Ứng” có nghĩa là tương ứng còn “Cúng” có ý nghĩa là cúng dường. “Ứng Cúng” được hiểu là Ngài xứng đáng được thọ nhận sự cúng dàng. Đây cũng là một trong 10 danh hiệu của Đức Phật hiện nay.

Đức Phật có sự viên mãn từ bi, trí tuệ và phẩm hạnh giống như ruộng phước điền màu mỡ. Do vậy mà hạt giống công đức cúng dàng sẽ thuận tiện để đơm hoa kết trái. Từ đó các ước mong tâm thành của chúng sinh cúng dàng sẽ tùy nguyện viên mãn.

Khi cúng dường cho Đức Phật, chúng ta phải có tâm chí thành mà không phụ thuộc lễ vật nhiều hay ít. Tâm thành kính gửi đến Đức Phật sẽ giúp chúng ta tích lũy được nhiều công đức.

Chính Biến Tri

“Tri” có ý nghĩa là cái thấy biết, trí tuệ. “Chánh biến” có nghĩa là cái biết chân chính. Đức Phật hiểu biết cái chân chính bởi Ngài đã giác ngộ chân lý, quy luật thế gian về vô thường, luật nghiệp…  Chính Biến Tri chính là danh hiệu của Đức Phật thể hiện sự hiểu rõ, giác ngộ về chân lý, quy luật.

10 danh hiệu của đức phật (2)

Minh Hạnh Túc

Từ “Minh” có nghĩa là trí tuệ, “hạnh” là phước đức, hạnh nghiệp toàn thiện. “Túc” mang ý nghĩa là đầy đủ, vẹn toàn. Minh Hạnh Túc là 1 trong 10 danh hiệu của Đức Phật có đầy đủ trí tuệ, phúc đức. Có nghĩa, trí tuệ Đức Phật có thể nhìn thấu mọi sự thật, chân lý. Từ đó, Ngài đã giúp đỡ chúng sinh thoát khổ và đây là phúc đức.

Thiện Thệ

Từ “Thiện” có nghĩa là khéo, “Thệ” có nghĩa là đi trong 3 cõi. “Thiện Thệ” mang nghĩa Ngài khéo đi trong ba cõi. Thông thường chúng sinh theo nghiệp lực sẽ bị trói buộc trong cõi bị đẩy vào. Tuy nhiên, Đức Phật lại không hề bị trói buộc mà có thể tự tại đi lại trong 3 cõi. 

10 danh hiệu của đức phật (3)

Thế gian Giải

“Thế Gian Giải” mang ý nghĩa chính là bậc hiểu biết các cõi thế gian như Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới. Trong đó, Cõi Dục giới gồm có địa ngục, ngã quỷ, cõi súc sinh, cõi người, Atula và trời Dục giới. Cõi Sắc giới dành cho vị tu tập tứ thiền. Cõi Vô sắc giới i dành cho vị tu tập tứ không.

Riêng Đức Phật hiểu rõ ngọn ngành nhân quả, thấu suốt 3 cõi nên được xưng danh Thế Gian Giải. 

Vô thượng Sĩ

Đức Phật có nội đức tu tập bên trong cùng sự tích góp thiện hạnh nhiều đời khiến Ngài có thể thoát tục, thoát các mối bận tâm thế gian. Cụ thể các mối bận tâm như mong lợi lộc, lo thua thiệt, mong lạc thú, lo khổ đau, mong lừng danh, lo ghét bỏ, mong ngợi khen, lo quở phạt.

10 danh hiệu của đức phật (4)

Điều Ngự Trượng Phu

“Điều Ngự” có nghĩa là khả năng chế ngự, còn “ Trượng Phu” có nghĩa là bậc quân tử, hành xử nghĩa hiệp. Đức Phật có khả năng điều phục, dẫn dắt người tu hành, chúng sanh khiến họ thành tựu giải thoát, chứng đắc Niết-bàn.

Thiên Nhân Sư

Đây là một trong 10 danh hiệu của Đức Phật có nghĩa là bậc Đạo sư của cõi Người và cõi Trời Dục giới. 

10 danh hiệu của đức phật (5)

Chúng sinh ở các cõi khác như Ngã quỷ, súc sinh, địa ngục, Atula có nghiệp chướng mạnh, khó có đủ trí tuệ để hiểu rõ giáo pháp của Đức Phật. Chỉ có cõi trời Dục Giới và cõi Người mới biết đến Phật, đủ trí tuệ theo con đường giáp pháp của Ngài. 

Phật Thế tôn

Đức Phật giác ngộ qua ba cấp độ là tự giác, giác tha, giác hành viên mãn. Trong đó, “Tự giác” là tự mình giác ngộ”, “Giác tha” là đem sự giác ngộ của mình chia sẻ mọi người. “Thế Tôn” tức là danh xưng mà thế gian cung kính Ngài là một bậc tôn quý bởi các năng lực giác ngộ nêu trên. 

10 danh hiệu của đức phật (6)

Trên đây là ý nghĩa của 10 danh hiệu của Đức Phật mà chúng tôi chia sẻ đến bạn đọc. Hiểu rõ về danh hiệu Phật giúp mỗi người thể hiện sự tôn thờ trang nghiêm, để mỗi lần đọc đến danh xưng Ngài với tấm lòng thành kính sâu sắc.

20 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Nghi thức tụng kinh Kim Cang

Kiến thức 27/08/2024 15:59:35

Nghi thức tụng kinh Kim Cang

Kiến thức 27-08-2024 15:59:35

Kinh Kim Cang Bát-nhã Ba-la-mật (Vajrachedikā Prajñāpāramitā) là một bài kinh ngắn khoảng 6.000 từ, tiêu biểu cho Phật giáo Đại thừa và phổ biến ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, cùng Đông Nam Á.
59 lượt xem 0 Bình luận

Cách tụng kinh Trường Thọ Diệt Tội

Kiến thức 27/08/2024 15:47:19

Cách tụng kinh Trường Thọ Diệt Tội

Kiến thức 27-08-2024 15:47:19

Kinh Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni bảo vệ trẻ em và giúp hóa giải nghiệp chướng, đặc biệt dành cho những ai muốn sám hối và thanh tịnh tâm hồn sau những hành động không may.
14317 lượt xem 0 Bình luận

Tại sao trước ngực của tượng Phật có hình chữ Vạn?

Kiến thức 26/08/2024 17:35:00

Tại sao lễ Phật phải cúi đầu?

Kiến thức 26/08/2024 15:36:44

Hướng dẫn chép kinh Pháp Cú

Kiến thức 24/08/2024 10:51:00

Hướng dẫn chép kinh Pháp Cú

Kiến thức 24-08-2024 10:51:00

Kinh Pháp Cú là tập hợp những lời dạy ngắn gọn và sâu sắc của Đức Phật, được xem như những bài kệ quý giá, chứa đựng tinh hoa của đạo Phật.
2473 lượt xem 0 Bình luận