5 ngôi chùa mang tên “Bà” trên đất Thăng Long và những giai thoại đầy bí ẩn đến nay chưa ai giải thích được
Ít người biết rằng ngay giữa Thủ đô lại có những ngôi chùa mang tên “Bà” gắn liền với những giai đoạn lịch sử một thời đã qua trên mảnh đất kinh kỳ Thăng Long xưa và nét văn hóa tâm linh của người Việt.
Chùa Bà Già: Những mảnh hồn Chăm ở kinh thành
Chùa Bà Già tọa lạc tại làng Phú Gia, phường Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội là một công trình kiến trúc Phật giáo có niên đại hơn 1.000 năm.
Năm 1980, theo bậc cao niên một cố lão làng Phú Gia dịch cuốn “Bản xã thần ký” nói từ thuở xa xưa, làng quê này có tên là Bà Già hương (hương Bà Già) đến thời kỳ nước ta bị nhà Đường đô hộ (Thế kỷ VIII) hương Bà Già được đổi là An Dưỡng phường.
Ngoài cách lý giải cái tên Bà Già xuất phát từ gốc tích Chăm, còn có một truyền tích thế này: “Mảnh đất này xưa kia có chùa An Dưỡng tọa lạc. Cái tên chùa Bà Già có hai cách giải thích khác nhau. Theo sách Đại Việt Sử Ký Toàn thư một bộ phận tù binh chăm (Champa) được đưa từ phía Nam ra đã dựng nên ngôi chùa mà trong sách phiên âm là Đa-da-li. Thái úy Trần Nhật Duật (1254-1330) thường cưỡi voi tới đàm đạo với vị sư trụ trì người Champa. Có thể cái tên Bà Già đã bắt nguồn từ Đa-da-li mà ra”.
Theo một tư liệu khác ghi chép, có hai chị em gái chuyên buôn muốn phát tâm bồ đề bỏ tiền xây dựng, tạc tượng Phật, dựng gác chuông, tu sửa lại chùa. Khi hai người này mất, để tỏ lòng biết ơn nhân dân trong vùng đã đúc tượng và rước vào chùa thờ như tượng hậu Phật để có tên chùa Bà Già.
Năm 1985, Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc – một trong những người dày công tìm lai lịch “thôn Bà Già” đọc “Bản xã thần ký” ghi chép về thần của làng nhờ đó mà nghi vấn tại đây đã được làm sáng tỏ.
“Bản xã thần ký” của làng có đoạn: “Thôn Phú Gia xưa có tên là thôn Bà Già, có sông Già La chảy qua. Già La là tên cổ của sông Thiên Phù. Từ thời Bắc thuộc, nơi đây đã có miếu thờ thổ thần”.
Năm 1996, chùa Bà Già được công nhận là Di tích lịch sử – Văn hóa quốc gia. Năm 2012, chùa đã được trùng tu và tôn tạo những vẫn giữ được nét đẹp truyền thống ngôi chùa cổ xứ Bắc. Hiện tại trong chùa vẫn còn giữ nguyên vẹn bức hoành phi cổ đề chữ “Bà Già tự” và 58 pho tượng, trong đó có 46 pho tượng chư Phật, La Hán, Đế Thích và Phạm Thiên được tạo tác công phu theo phong cách nghệ thuật thời cuối Lê đầu Nguyễn. Đây chính là những di vật lịch sử quý giúp cho hậu thế hiểu rõ hơn về lịch sử sâu xa về làng quê và vẻ đẹp thiền tịnh của chùa Bà Già.
Ngoài ra, nơi đây cũng là nơi lưu giữ nhiều đồ thờ có giá trị về mặt lịch sử văn hóa nghệ thuật. Đặc biệt, hai cuốn thần phả chữ Hán, 16 bản sắc phong thời Lê, thời Tây Sơn và thời Nguyễn và bài vị thời Mạc, đều là hiện vật cực kỳ quý hiếm của Thủ đô.
Với hệ thống giáo lý khuyến thiện trừ ác, chùa là trung tâm sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân và là địa điểm văn hóa hấp dẫn có bề dày về lịch sử và vẻ đẹp cổ kính thâm nghiệm nên chùa Bà Già ngày này đã và đang góp phần vào nền văn hóa ngàn năm Thăng Long – Hà Nội.
Tuy nhiên, trải qua niên đại hơn 1.000 năm tồn tại, hiện nay chùa Bà Già đang xuống cấp nghiêm trọng, mái ngói thủng nhiều chỗ, cột kèo bị mối mọt nên rất cần sự quan tâm của các cấp chính quyền để trùng tu, tôn tạo lại ngôi chùa cổ xưa.
Chùa Bà Ngô: Bóng hồng trên gác chuông
Chùa Bà Ngô nằm tại số 128 phố Nguyễn Khuyến, phường Văn Miếu, Hà Nội. Đây là một ngôi chùa cổ nổi tiếng tại Hà Nội có niên đại từ thời vua Lý Nhân Tông tên chữ là “Ngọc Hồ tự”. Người Pháp quen gọi đây là chùa Sinh Từ vì nằm trên đường Sinh Từ.
Trải qua gần 900 năm tồn tại, ngôi chùa Bà Ngô lưu giữ được nhiều văn bia, câu đối và một khối lượng di vật rất lớn ở nhiều thể loại như long ngai, các tế khí, bài vị,….Chùa là một kiến trúc độc đọc gắn liền với nhiều sự tích và nhân vật trong tiến trình phát triển của lịch sử Thăng Long – Hà Nội.
Theo cuốn Thăng Long cổ tích khảo, chùa Bà Ngô xây dựng vào thời vua Thần Tông (1127 – 1128). Vào thời Lê, có một người con gái đẹp lấy chồng là một nhà buôn người Hoa giàu có đã bỏ tiền ra xây dựng lại ngôi chùa to đẹp, do đó chùa có tên là Bà Ngô (Ngô Khách).
Ngoài ra, gắn liền với chùa còn có một huyền tích vua Lê Thánh Tông thăm chùa, thấy trên gác chuông có bóng người đẹp nên đã ngâm hai câu thơ:
“Ở đây mến cảnh mến thầy
Tuy vui đạo Phật chưa khuây lòng người”.
Chùa Bà Nành: Tôn vinh tấm lòng bà bán nước
Chùa Bà Nành (còn có tên là Tiên Phúc tự) tọa lạc tại số nhà 27 phố Văn Miếu, Hà Nội. Tương truyền nơi đây vốn là nhà của một bà bán bánh, bán chè đậu nành khi về già bà đã bỏ tất cả tiền tài tích góp xây dựng ngay trên đất nhà một ngôi chùa và xuất gia tu hành.
Sau khi bà mất, người dân đắp tượng bà và đặt trên tấm đá mà trước đây bà dùng làm bàn bán hàng. Nay tượng và bàn đã vẫn còn, tên chùa là “Tiên Phúc Tự”.
Tượng Bà Nành đôn hậu, gần gũi với đời sống mang nét nghệ thuật thế kỷ XVIII. Bên cạnh đó, chùa Bà Nành còn có giá trị văn hóa được coi là một trong những di tích nằm trong quần thể di tích lịch sử Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật ngày l2/12/1986.
Chùa Bà Đá: Những pho tượng đá
Chùa Bà Đá là ngôi chùa cổ nổi tiếng với nhiều sự tích linh thiêng nằm trên con phố nhỏ tại hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Chùa Bà Đá được xây dựng vào thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497). Theo tương truyền, ở làng Báo Thiên (khu vực Nhà Thờ lớn ngày nay) có người đào được một pho tượng Phật Bà bằng đá, bèn dưng một ngôi chùa nhỏ để thờ ngay tại nơi tìm ra pho tượng.
Chùa Bà Đá là chốn tổ của Thiền Phái Lâm Tế – một trong hai Thiền Phái lớn của Phật giáo ở miền Bắc Việt Nam.
Sau ngày thành lập Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam (5/1958), chùa Bà Đá là trụ sở Ban Liên lạc Phật giáo Hà Nội sau này là Thành hội Phật giáo Hà Nội.
Chùa Bà Móc: Dấu tích Tây Sơn ở Hà Nội
Chùa Bà Móc – ngôi chùa cuối cùng mang tên bà ở Hà Nộ tọa lạc ở số 27, phố Nguyễn Thiếp, Hà Nội có con ngõ chật hẹp, ngoằn ngoèo và những khu nhà ẩm thấp bao quanh.
Tại đây, chúng ta chưa tìm thấy sử sách nào ghi lại lai lịch của ngôi chùa và chỉ còn giữ lại tấm bia mang niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 4 (1796) do Nguyễn Cát Định làm đốc học ở Quốc Tử Giám soạn có liên quan đến triều đại Tây Sơn. Nhà Tây Sơn sau khi bị đánh đổ, vua Gia Long ra lệnh tiêu hủy những gì còn lưu lại hình ảnh hoặc việc làm của Tây Sơn, thậm chí trong chính sử cũng bắt xóa bỏ phần chép về triều đại này những hiện vật về nhà Tây Sơn vẫn hiện diện rất nhiều.
Tin liên quan
Chùa Thần Quang – Ngôi cổ tự “không Sư trụ trì” tại làng hiếu học Nam Định
Du lịch chùa 26/08/2024 15:40:17
Chùa Thần Quang – Ngôi cổ tự “không Sư trụ trì” tại làng hiếu học Nam Định
Du lịch chùa 26-08-2024 15:40:17
Đại danh lam cổ tự chùa Vĩnh Nghiêm – Nơi lưu giữ hơn 3000 báu vật
Du lịch chùa 26/08/2024 15:23:57
Đại danh lam cổ tự chùa Vĩnh Nghiêm – Nơi lưu giữ hơn 3000 báu vật
Du lịch chùa 26-08-2024 15:23:57
Chùa Bà Đanh ở Hà Nam ngôi cổ tự nổi tiếng vì “vắng người”
Du lịch chùa 26/08/2024 14:33:36
Chùa Bà Đanh ở Hà Nam ngôi cổ tự nổi tiếng vì “vắng người”
Du lịch chùa 26-08-2024 14:33:36
Chùa Kom Ph’lưng – Nơi lưu giữ nhục thân vị sư gần 1 thập kỷ không phân huỷ
Du lịch chùa 24/08/2024 11:05:22
Chùa Kom Ph’lưng – Nơi lưu giữ nhục thân vị sư gần 1 thập kỷ không phân huỷ
Du lịch chùa 24-08-2024 11:05:22
Ngôi cổ tự nơi 27 nhà sư “cởi áo cà sa, khoác chiến bào ra trận”
Du lịch chùa 30/07/2024 16:48:58
Ngôi cổ tự nơi 27 nhà sư “cởi áo cà sa, khoác chiến bào ra trận”
Du lịch chùa 30-07-2024 16:48:58
30 lượt thích 0 bình luận