Ý nghĩa đặc biệt của 7 vị Phật Dược Sư

02/04/2024 10:12:08 379 lượt xem

Đức Phật Dược Sư trong Phật giáo có đến 7 hình tướng khác nhau và mang hàm nghĩa tương ứng. Vậy bạn đã biết gì về 7 vị Phật Dược Sư hay chưa? Bài viết dưới đây giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ý nghĩa, phước báo nhận được khi thờ phụng các vị Phật Dược Sư này. 

Tìm hiểu về hình tượng của 7 vị Phật Dược Sư

Hình tượng Đức Phật Dược Sư khá quen thuộc với đa số Phật tử hay người có hiểu biết về Phật giáo. Khi nhắc đến Phật Dược Sư mặc định tung hô là Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật.

Ngài đã tu hành Bồ tát đạo phát 12 nguyện hướng về giải thoát nên trụ ở thế giới Tịnh lưu ly khi thành Phật. Phật Dược Sư có bổn nguyện cứu tất cả các bệnh khổ cho chúng sinh.

7 vị phật dược sư

Ngài Dược Sư sở hữu 7 ứng thân với các danh hiệu khác nhau như sau:

  • Thiện Danh Xưng Cát Tường Vương Như Lai ở Quang Thắng thế giới. Ngài có thân thể vàng óng, tay trái kết Chánh Định ấn, tay phải Thí Vô Uý ấn.
  • Kim Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh Thành Tựu Như Lai có cõi Tịnh Độ là Viên Mãn Hương Tích Thế giới. Ngài có đôi tay vàng nhạt và hai tay kết Thuyết Pháp Ấn.
  • Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Như Lai ở cõi Tịnh Độ là Diệu Bảo Thế giới. Ngài có thân hình màu đỏ và tay phải kết Thí Nguyện ấn
  • Vô Ưu Tối Thắng Cát Tường Vương Như Lai ở cõi Tịnh Độ Vô Ưu thế giới. Ngài có toàn thân màu hồng và hai tay kết Đẳng Trì ấn.
  • Pháp Hải Thắng Huệ Du Hý Thần Thông Như Lai cõi Tịnh Độ là Thiện Trụ Bảo Hải Thế giới. Ngài có thân màu đỏ, tay phải kết Thí Nguyện ấn và tay trái kết Chánh Định ấn.
  • Pháp Hải Lôi Âm Như Lai cõi Tịnh Độ là Pháp Tràng Thế giới. Thân hình Ngài có màu vàng và tay Thuyết pháp ấn.
  • Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai cõi Tịnh Độ là Tịnh Lưu Ly Thế giới. Thân của Ngài màu xanh ngọc lưu ly, tay trái kết Chánh Định ấn, tay phải kết Thí Nguyện ấn cầm quả a lỗ.

Tuy có nhiều hình tướng khác nhau nhưng những lời dạy của Phật Dược Sư về lòng từ bi, trí tuệ, lòng vị tha mang ý nghĩa sâu sắc với chúng sanh. 

Ý nghĩa của tượng vị Phật Dược Sư

Mỗi tôn tượng 7 vị Phật Dược Sư sở hữu những ý nghĩa riêng được thể hiện chi tiết như sau:

Kim Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh Thành Tựu Như Lai

Kim Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh Thành Tựu Như Lai là vị Phật Dược Sư ở thế giới Viên Mãn Hương Tích cách hơn sáu căn già sa cõi Phật. Cõi tịnh độ của ngài thanh tịnh, yên bình vô cùng. Xung quanh đó có nhiều cây trái ngọt mọc lên thành hàng lối. Chúng sanh của Ngài không hề có đau khổ, phiền não và không có nữ giới. 

7 vị phật dược sư (2)

Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Như Lai

Một trong 7 vị Phật Dược Sư tiếp theo phải kể đến là Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Như Lai cõi tịnh độ ở Diệu Bảo. Xung quanh nơi Ngài sống có hoa lá cỏ cây và trang sức dâng đầy. Đặc biệt thế giới xung quanh ngài rất mịn màng, mềm mại, không hề có nữ giới, chúng Bồ tát Bất thối hóa xanh từ hoa sen.  

7 vị phật dược sư (3)

Thiện Danh Xưng Cát Tường Vương Như Lai

Vị Phật Dược Sư tiếp theo là Thiện Danh Xưng Cát Tường Vương Như Lai. Theo Phật giáo ghi lại, Ngài ở phương Đông, cách khoảng hơn 4 căn già sa cõi Phật. Quốc độ của Ngài vô cùng đẹp đẽ, đất đai bằng vàng, có mùi hương nhẹ của đất trời, cây cối, hoa trái.

7 vị phật dược sư (4)

Vô Ưu Tối Thắng Cát Tường Vương Như Lai

Vô Ưu Tối Thắng Cát Tường Vương Như Lai cũng là một trong 7 vị Phật Dược Sư được kính trọng. Ngài ở Vô Ưu thế giới, nằm ở Phương Đông, cách  7 căn già sa cõi Phật. Ngài có khẩu độ vô cùng uy nghiêm thanh tịnh, xung quanh nơi Ngài cư trị có đất đai mềm mại, không có tiếng khổ kêu oan, không có thú dữ.

7 vị phật dược sư (5)

Pháp Hải Lôi Âm Như Lai

Phật Thích Ca Mâu Ni giảng dạy rằng Pháp Hải Âm Như Lai ở thế giới Pháp Tràng Phương Đông cách cõi Phật hơn tám căn già sa. Vị Phật Dược Sư này có quốc độ cùng ngày sạch sẽ làm từ pha lê với hương thơm nhẹ nhàng. Cây thiên hương báu thẳng lối, trên cành cây có nhiều dải lụa trời và hay phát ra âm thanh vi diệu.

7 vị phật dược sư (6)

Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai

Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai được xem là tôn chủ của thế giới Tịnh Lưu Ly. Thế giới này cách cõi Phật khoảng mười căn già sa cõi Phật. Đất của một trong 7 vị Phật Dược Sư này sáng trong với các cung điện thành quánh, trang nghiêm. Phật độ của Ngài không có dục vọng, thanh tịnh và không có sự gian ác.

7 vị phật dược sư (7)

Pháp Hải Thắng Huệ Du Hý Thần Thông Như Lai

Pháp Hải Thắng Huệ Du Hý Thần Thông Như Lai ở Thiện Trụ Bảo Hải thế giới, cách hơn chín căn già sa Phật độ. Phật độ của Vị Phật Dược Sư này công đức trang nghiêm, giống thế giới Như Lai Thượng Diệu Bào. 

7 vị phật dược sư (8)

Phước báo nhận được khi thờ cúng 7 vị Phật Dược Sư

Các vị Phật Dược Sư là thần linh đặc biệt đem đến nhiều phước lành cho chúng sanh. Do vậy mà việc thờ cúng Đức Phật Dược Sư là nghi lễ trọng đại trong đạo Phật. Khi thờ cúng Phật Dược Sư với tấm lòng chân thành thì chúng ta sẽ nhận được phước báu như sau: 

  • Thiện Danh Xưng Cát Tường Vương Như Lai được tôn vinh bởi sự hiền hậu và công đức. Do đó khi thờ cúng Ngài thì chúng sanh sẽ có thể nhận được phước báu là gia tăng thêm tuổi thọ, vui vẻ đối diện với bệnh tật.
  • Phật Dược Sư Kim Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh Thành Tựu Như Lai chính là vị thần bảo vệ, độ trì cho con người. Chính vì vậy mà khi thờ cúng Ngài thì chúng sanh được bảo vệ khỏi những tai nạn và nguy hiểm.
  • Sự thông minh và trí tuệ của Ngài Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Như Lai được tôn vinh. Do vậy thờ cúng Ngài mang đến cho bạn những suy nghĩ đúng đắn và thành công trong công việc.
  • Vô Ưu Tối Thắng Cát Tường Vương Như Lai là vị thần chiến thắng đem đến nhiều may mắn và thành công cho con người.
  • Pháp Hải Thắng Huệ Du Hý Thần Thông Như Lai là vị Phật giúp bảo vệ sức khỏe và tuổi thọ lâu dài cho con người.
  • Pháp Hải Lôi Âm Như Lai mang đến sự bình an, tài lộc và giàu có cho con người. 
  • Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai ban cho chúng ta những điều bản thân mong muốn và ước nguyện.

Thờ cúng 7 vị Phật Dược Sư còn giúp mỗi người nhận được sự an lạc và hạnh phúc trong cuộc sống. Đây là phần quan trọng trong đời sống tâm linh những người theo Phật. 

7 vị phật dược sư (9)

Lưu ý khi thờ cúng Phật Dược Sư

Khi bạn quyết định thờ 7 vị Phật Dược Sư tại nhà cần lưu ý những điều sau để đảm bảo tuân thủ phong thủy, tâm linh:

  • Việc thờ cúng cần xuất phát từ tấm lòng thành, không tùy hứng, không ngẫu hứng mà cần một lòng hướng thiện.
  • Cần chuẩn bị chu đáo trước khi thỉnh Phật như làm lễ khai quang điểm nhãn, lễ rước, lễ an vị.
  • Rước tượng Phật Dược Sư về nhà cần đi thẳng mà không dừng chân tại bất kỳ điểm nào, tượng cần được an tọa trên bàn thờ.
  • Nên chọn ngày tốt để thỉnh Phật nhưng quan trọng nhất vẫn là sự thành tâm. Bạn có thể chọn ngày mồng một, ngày rằm hay ngày lễ quan trọng của Phật Giáo.
  • Tượng Phật cần được đặt ở bàn thờ vị trí trung tâm, hướng nhìn ra ban công hoặc cửa chính.  
  • Nếu gia đình đã thờ thần thánh thì không nên thờ Phật và bàn thờ gia tiên nên đặt bên cạnh bàn thờ Phật. 
  • Chỉ chuẩn bị những mâm cúng đồ chay hoặc trái cây tươi, hoa tươi và không đặt vàng mã lên. 

Trên đây là một số chia sẻ về ý nghĩa, phước báu khi thờ cúng 7 vị Phật Dược Sư. Thờ Phật Dược Sư với tấm lòng cung kính, chân thành mang đến cho chúng ta nhiều phước báu và sự an lạc trong tâm hồn. 

19 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

19 công đức chí tâm niệm danh hiệu, cúng dường, tán thán ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát

Kiến thức 05/10/2024 10:57:41

Kinh Chuyển Pháp Luân bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật

Kiến thức 01/10/2024 08:20:38

Kinh Chuyển Pháp Luân bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật

Kiến thức 01-10-2024 08:20:38

Kinh Chuyển Pháp Luân là bài thuyết Pháp đầu tiên của Đức Phật Thích Ca sau khi Ngài đắc đạo. Ngài đã thuyết giảng bài Kinh này cho 5 người bạn đồng tu hành khổ hạnh. Hiểu rõ hơn về bài kinh này mời quý vị và khán giả cùng đón xem bài viết dưới đây.
5228 lượt xem 0 Bình luận

Đức Phật dạy về 4 hạng người đáng thân cận

Kiến thức 24/09/2024 10:13:53

Vì sao nói niệm Phật, lễ Phật có thể tiêu trừ nghiệp chướng?

Kiến thức Phật giáo 24/09/2024 08:57:30

Ngũ lực trong Phật giáo bao gồm những gì?

Kiến thức 21/09/2024 10:17:07

Ngũ lực trong Phật giáo bao gồm những gì?

Kiến thức 21-09-2024 10:17:07

Ngũ lực trong Phật pháp là một phương pháp quan trọng giúp người tu tập từ phàm nhân tiến đến thành tựu chính quả, bao gồm: tín lực, tấn lực, niệm lực, định lực và tuệ lực, hỗ trợ vượt qua mọi thử thách trên con đường tu hành.
1550 lượt xem 0 Bình luận