Om Mani Padme Hum là gì? Ý nghĩa và tác dụng
Thần chú Om Mani Padme Hum bằng tiếng Phạn có nguồn gốc Phật giáo Ấn Độ cổ đại. Đây là câu thần chú uy quyền với nhiều ý nghĩa sâu sắc trong Phật giáo. Để hiểu rõ hơn về nguồn gốc, ý nghĩa Om Mani Padme Hum thì bạn đọc hãy theo dõi nội dung dưới đây.
Om Mani Padme Hum nghĩa là gì?
Om Mani Padme Hum là câu thần chú tiếng Phạn gồm 6 chữ mang ý nghĩa danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm tương ứng với dạng Sadaksari 6 tay của Ngài và là câu chân ngôn quan trọng, lâu đời của Phật giáo Tây Tạng.
Đây là câu thần chú cổ theo tiếng Việt là “Viên Ngọc Trong Hoa Sen”. Khi đọc thần chú này bạn sẽ nhận được nhiều công đức, phước lành, giúp thanh lọc cơ thể hướng tới cuộc sống thiện lương. Bất cứ ai trong chúng ta đều cũng có thể đọc câu thần chú này và ở bất cứ đâu. Chỉ cần bạn có tấm lòng chân thành sẽ niệm thành công, nhận về nhiều phước đức.
Nguồn gốc của chú Om Mani Padme Hum
Om Mani Padme Hum có xuất xứ nguồn gốc tại Ấn Độ và truyền sang Tây Tạng. Câu thần chú là câu châm ngôn quan trọng của Bồ Tát Quán Thế Âm. Điều này khiến cho câu thần chú nhận được sự tôn kính đặc biệt bởi người sùng kính Ngài.
Theo chia sẻ từ các nhà sư Tây Tạng, khi tụng niệm câu thần chú này sẽ giúp mọi người thừa hưởng điều kỳ diệu nhất từ nguồn năng lượng tích cực mà Đức Quan Thế Âm Bồ Tát ban phát. Nhờ đó có thể thức tỉnh được tấm lòng từ bi trong tâm hồn và gắn kết mọi người lại với nhau.
Ý nghĩa thần chú Om Mani Padme Hum
Om Mani Padme Hum là câu thần chú được dịch sang tiếng Việt với nghĩa là “ Viên Ngọc Trong Hoa Sen”. Trong đó, mỗi tiếng sẽ mang một ý nghĩa tượng trưng khác nhau như:
- “Om”: Âm tiết này có ý nghĩa tượng trưng cho cơ thể, lời nói, tâm trí người Phật tử hay của 1 vị Phật. Bên cạnh đó, các nhà sư Tây Tạng cũng sử dụng từ “Om” chính là lời nói của Đức Phật. Khi đọc âm tiết này trong câu thần chú tượng trưng cho nhận thức về vũ trụ. Tiếng vang khi niệm “om” vang vọng bao trùm cả đất trời.
- “Mani”: Âm tiết này mang ý nghĩa là châu báu, ngọc quý. Hiểu rộng hơn thì đây là âm tiết tượng trưng cho sự độ lượng, vị tha để giác ngộ lòng yêu thương và từ bi.Khi nói đến hai âm tiết “Ma” và “Ni” còn được hiểu là giải trừ sự ghen tức, giúp mọi người xóa bỏ ham muốn, nuôi dưỡng tấm lòng kiên nhẫn và vị tha.
- “Padme”: Từ ngữ này khi phát âm theo tiếng Tây Tạng được đọc là Peme. “ Padme” mang ý nghĩa chính là hoa sen, là tâm thức mỗi người. Khi đọc lên sẽ giúp người nghe hạn chế được suy nghĩ tiêu cực để hình thành năng lực và trí tuệ thuần khiết tránh xa điều xấu.
- “Hum”: Âm tiết này được hiểu là tự ngã thành tựu, sự giác ngộ đã được thắp sáng, mở đường cho lòng từ bi và điều tốt lành.
Câu thần chú này mang ý nghĩa rằng mỗi cá nhân đều là một đóa hoa sen, là viên ngọc quý. Khi con người niệm thần chú thường xuyên sẽ giúp vô minh bị triệt tiêu, để cho trí tuệ, lòng từ bi được thắp sáng.
Tác dụng chú Om Mani Padme Hum
Theo quan niệm Phật Giáo thì mỗi người khi hiểu ý nghĩa và thực hành niệm thần chú Om Mani Padme Hum thường xuyên sẽ nhận được nhiều công đức vô lượng như:
- Khi niệm thần chú thường xuyên sẽ giúp Phật tử được cứu giúp, xóa bỏ mọi khổ đau, xoa dịu khốn khó trong cuộc đời. Lợi lạc này mà con người nhận được là do thần chú này chính là hiện thân của ngôn ngữ và trí tuệ của các vị chư Phật. Niệm chú giúp bạn thoát khỏi mê lầm lạc lối, vô minh để trí tuệ tỏa sáng, lòng từ bi thuần khiết. Đây cũng là lúc người Phật tử sẽ đạt được trạng thái bình an, tự tại.
- Trì tụng chú Om Mani Padme Hum sẽ giúp tâm, thân xua đuổi thế lực ma quỷ, bệnh tật và chào đón hạnh phúc, an lạc.
- Hơn nữa, tác dụng của thần chú Om Mani Padme Hum là tăng trưởng sức mạnh của thiền định. Đây chính là nền tảng để phát triển thiền định ở cấp độ sâu sắc hơn ở nhiều kiếp sống khác trong tương lai.
- Nếu trì tụng thần chú Om Mani Padme Hum thì khi chết đi, linh hồn của bạn sẽ được vãng sanh về cõi Tây Phương cực lạc, tiến gần hơn tới Phật quả.
Nên đọc chú Om Mani Padme Hum khi nào?
Để phát huy công lực, hiệu quả của thần chú Om Mani Padme Hum thì bạn nên trì tụng ở nơi yên tĩnh, ít tiếng ồn. Điều này sẽ giúp tâm bạn ít bị phân tán, tập trung toàn bộ tâm ý cho lời niệm của mình.
Bạn có thể đọc chú Om Mani Padme Hum vào bất cứ thời điểm nào trong ngày tùy thích. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên niệm chú vào sáng sớm và buổi tối trước khi ngủ để tránh các yếu tố xao nhãng tác động. Khi bạn tháo bỏ mọi phiền muộn, lo âu, mệt mỏi và tâm trở về trạng thái hư không, trống rỗng thì niệm trì chú sẽ hiệu quả hơn.
Cách trì tụng chú Om Mani Padme Hum
Thần chú Om Mani Padme Hum sở hữu 6 âm tiết mang đến cho người đọc nhiều phước báu to lớn. Để câu thần chú phát huy được công năng thì bạn hãy áp dụng cách trì tụng sau:
- Chúng ta nên trì tụng thần chú mỗi ngày khoảng từ 10 lần trở lên và càng nhiều càng tốt. Nếu bạn không có nhiều thời gian thì niệm chú Om Mani Padme Hum ít hơn nhưng với lòng thành kính sẽ tạo được tâm và nghiệp tốt để thoát khỏi khổ ải.
- Để phát huy được hiệu quả và công năng tốt nhất thì bạn nên niệm câu thần chú ở yên bình, tĩnh lặng. Lúc này bạn sẽ không bị phân tâm và tập trung được vào toàn bộ câu niệm chú của mình.
- Khi bạn niệm chú cần xoá bỏ đi mọi buồn phiền, lo âu, mệt mỏi để đưa bản thần trở về trạng thái hư không.
- Miệng niệm “Om Mani Padme Hum” có thể phát ra âm thanh hoặc không tùy theo,
- Khi niệm câu thần chú lên một cấp bậc mới thì bạn sẽ thấy rất nhẹ lòng, thư giãn, thoải mái. Hơn nữa, mọi buồn phiền, lo âu được giải toả và bạn sẽ cảm nhận được nguồn ánh sáng hào quang.
Xem thêm: Cách đọc Om Mani Padme Hum và trì tụng chú hằng ngày
Khi niệm thần chú Om Mani Padme Hum với sự chuyên tâm, với sự tôn kính Đức Phật Quan Thế Âm thì sức mạnh sẽ càng màu nhiệm. Việc niệm chú thường xuyên sẽ giúp mỗi người nhận được nhiều công đức và lợi lạc to lớn nêu trên.
Tin liên quan
Bồ Tát cõi địa ngục là ai? Lời thề không thành Phật nếu địa ngục chưa trống không
Kiến thức 21/11/2024 09:53:01
Bồ Tát cõi địa ngục là ai? Lời thề không thành Phật nếu địa ngục chưa trống không
Kiến thức 21-11-2024 09:53:01
Niệm Phật: 30 Lợi ích thay đổi quá khứ, hiện tại và tương lai
Kiến thức 19/11/2024 08:55:45
Niệm Phật: 30 Lợi ích thay đổi quá khứ, hiện tại và tương lai
Kiến thức 19-11-2024 08:55:45
Hoàng Thần Tài là ai?
Kiến thức 16/11/2024 09:21:17
Hoàng Thần Tài là ai?
Kiến thức 16-11-2024 09:21:17
37 phẩm trợ đạo trong Phật giáo bao gồm những gì?
Kiến thức 15/11/2024 09:09:57
37 phẩm trợ đạo trong Phật giáo bao gồm những gì?
Kiến thức 15-11-2024 09:09:57
Chí tâm đảnh lễ và 6 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo
Kiến thức 12/11/2024 08:47:49
Chí tâm đảnh lễ và 6 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo
Kiến thức 12-11-2024 08:47:49
78 lượt thích 0 bình luận