Lòng từ bi là gì? Lợi ích và cách xây dựng lòng từ bi

21/08/2023 10:22:17 913 lượt xem

Từ bi mang đến hành động bày tỏ tình yêu thương, có sức mạnh cảm hóa để gắn kết mọi người với nhau. Vậy lòng từ bi là gì? Lợi ích và cách xây dựng từ bi như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cụ thể nhất cho bạn đọc về lòng từ bi bác ái trong cuộc sống.

 Lòng từ bi là gì? 

Từ bi là tiếp nhận đồng cảm, cảm thông cho những điều đau khổ xảy ra với chính mình và chúng sinh mà không giận dữ, sân hận.

Tuy nhiên bạn đừng lầm tưởng rằng hễ có lòng từ bi thì ai muốn làm gì dù phải trái cũng cần im lặng nghe theo. Thực ra lòng từ bi chính là việc người nào đó vận dụng tâm tư, khả năng, phương tiện để chúng sinh diệt khổ, cho vui về vật chất và tinh thần.

Lòng từ bi trong đạo Phật chính là sự đồng cảm tích cực, khát vọng người khác không còn khổ đau. Nhờ lòng từ bi của mỗi người mà chúng sanh sẽ có quan hệ gắn bó với nhau hơn. 

Lòng từ bi là gì_ Lợi ích và cách xây dựng lòng từ bi

Lợi ích khi có tâm từ bi

Mỗi người nên rèn luyện lòng từ bi hằng ngày bởi khi có tâm từ bi bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích như: 

  • Khi có tâm từ bi thì sự tương tác giữa mọi người sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Chúng ta sẽ có những mối quan hệ tốt đẹp, công việc suôn sẻ để cuộc sống hạnh phúc hơn.
  • Mọi người sẽ ít giận dữ, ít trách cứ hay ít xảy ra xung đột với nhau. Khi có lòng từ bi bạn sẽ nhận được nhiều lòng tin của người khác đối với mình. 
  • Lòng từ bi sẽ làm giảm sự lo lắng, căng thẳng, hạn chế nguy cơ trầm cảm cho chúng ta.
  • Lòng từ bi khiến cho con người duy trì lối sống tích cực, khoa học và lành mạnh. Điều này cực hữu ích cho việc cải thiện sức khỏe về tinh thần của mỗi người.
  • Lòng từ bi còn giúp nâng cao hiệu quả công việc của mỗi người. Bạn sẽ xây dựng cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc bởi trái tim biết trắc ẩn, yêu thương mọi người.

Tóm lại, nếu phát khởi được tâm từ bi thì mỗi người sẽ đem đến món quà to lớn để dâng tặng cho đời. Hơn nữa, bạn cũng đón nhận được nhiều món quà vô giá cho bản thân mình.

Xem thêm: Kiến thức Phật giáo

Lòng từ bi là gì_ Lợi ích và cách xây dựng lòng từ bi (2)

Phân tích nghĩa từ bi theo Kinh điển 

Tâm từ bi là tâm lý tối thượng, là hành động thiện tích cực, là niềm hạnh phúc cao thượng nhất. Từ bi chính là nền tảng căn bản cho con đường tâm linh và được hiểu ý nghĩa theo từng loại Kinh điển khác nhau như sau:

Từ bi theo Kinh Đại Bảo Tích 

Theo Kinh Đại Bảo Tích thì từ bi được hiểu theo nghĩa như sau: 

  • Chúng sinh duyên từ: Từ bi chính là lòng thương chúng sinh theo lẽ thường.
  • Pháp duyên từ: Đây là kết quả của việc chứng ngộ tính vô ngã pháp, là quả vị của các vị Thanh văn, Duyên giác và Bồ Tát khi bước vào địa vị thứ nhất thập địa.
  • Vô duyên từ: Là tấm lòng thương yêu không có điều kiện, không phân biệt của một vị Phật.

Lòng từ bi là gì_ Lợi ích và cách xây dựng lòng từ bi (3)

Hiểu từ bi theo Thắng Pháp Tập Yếu Luận

“Từ” chính là sự mong ước, khẩn nguyện chúng sinh an lành. “Bi” là cái làm cho tâm sở người thiện rung động trước sự đau khổ chúng sinh, làm tiêu tan sự đau khổ của chúng sinh. Có nghĩa là thương xót trước sự đau khổ người khác, cầu mong diệt trừ sự đau khổ đó.

Đối tượng của tâm “Từ” là chúng sinh đáng mến, đáng kính, đối tượng của tâm “Bi” là chúng sinh bị đau khổ. Xét theo tâm lý chung thì “Từ” và “Bi” đều lấy chúng sinh làm đối tượng, nên không khởi trong các siêu thế tâm.

Xem thêm: Hoan hỷ là gì? Lợi ích và cách nuôi dưỡng lòng hoan hỷ

Lòng từ bi là gì_ Lợi ích và cách xây dựng lòng từ bi (4)

Nghĩa từ bi theo Thanh Tịnh Đạo Luận

Theo Thanh tịnh Đạo Luận chúng ta có thể giải nghĩa từ bi như sau: 

  • Về ý nghĩa: “từ” được hiểu là hòa tan, hóa giải uẩn kết, còn “bi” là tiêu hủy  nỗi khổ của người khác.
  • Về đặc tính: “từ” sẽ đem lại sự an lạc, khiến cho ác tâm lắng dịu, còn “ bi” sẽ làm giảm bớt đau khổ, triệt tiêu sự tàn bạo.
  • Về mục đích: “từ” dùng để diệt tâm sân còn “ bi” để ngăn tâm ác.
  • Về chướng ngại: “tham” là chướng ngại gần của “từ”, “sân” là chướng ngại xa của “từ”, liên hệ gia đình là chướng ngại gần của “bi”, tàn bạo là chướng ngại xa của “ bi”.
  • Về giới hạn: “từ” là cơ sở cho sự giải thoát nhờ tịnh hướng còn “bi” là điểm tựa cho không vô biên xứ.

Lòng từ bi là gì_ Lợi ích và cách xây dựng lòng từ bi (5)

Cách xây dựng lòng từ bi 

Xây dựng lòng từ bi như thế nào là câu hỏi mà nhiều bạn đọc quan tâm để áp dụng. Cụ thể có các cách để chúng sinh tạo lập được lòng tư bi trong cuộc sống như: 

Pháp quán từ bi 1: Chúng sinh duyên từ

Theo pháp quán từ bi chúng sinh duyên từ có nghĩa quan sát cảnh đau khổ của chúng sanh để có thể phát sinh ra lòng từ bi. Đây là phương pháp xây dựng lòng từ bi dễ thực hành nhất. Có nghĩa khi quán thấy chúng sinh đau khổ mà thành cảm lòng thương xót, sinh khởi lòng từ bi.

Lòng từ bi là gì_ Lợi ích và cách xây dựng lòng từ bi (6)

Pháp quán từ bi 2: Pháp duyên từ 

Phương pháp này tức là quán mình và chúng sinh cùng một thể tánh để từ bi phát khởi. Phép quán này cao siêu hơn phép quán từ bi chúng sinh duyên tử và bạn cần dùng lý trí để quán sát. 

Lòng từ bi do duyên “pháp tánh” phát khởi, khi chúng sinh đau khổ là mình đau khổ. Chính vì thế mà hành giả sẽ khởi lòng từ bi cứu khổ ban vui đến chúng sinh. Lúc này, hành giả không phân biệt mình với người, thân thích hay người ngoài mà chỉ thấy tất cả có cùng bản tánh.  

Xem thêm: Luật nhân quả là gì? Quy luật và câu nói hay về luật nhân quả

Lòng từ bi là gì_ Lợi ích và cách xây dựng lòng từ bi (7)

Pháp quán từ bi 3: Vô duyên từ

Vô duyên từ là loại quán từ bi rất cao siêu và khó thực hành. Vô duyên từ là lòng từ bi không có tâm năng duyên và cảnh bị duyên, lòng từ bi sẵn sàng lan tràn bao la trùm khắp. Khi chúng sanh hễ có cảm cầu sẽ có linh ứng đáp lại.

Video Từ bi

Trên đây là những chia sẻ về lòng từ bi là gì và lợi ích khi chúng ta có tâm từ bi trong cuộc sống. Mong rằng mỗi người sẽ tự rèn luyện được cho mình tâm từ bi để cuộc sống nhận được nhiều thiện lành, hạnh phúc hơn. 

31 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

[Góc Giải Đáp] Tôn kính là gì? Những điều cần tôn kính? 

Kiến thức 02/04/2024 10:12:12

[Góc Giải Đáp] Tôn kính là gì? Những điều cần tôn kính? 

Kiến thức 02-04-2024 10:12:12

Trong cuộc sống hàng ngày chắc hẳn bạn sẽ không thể không có những lúc thể hiện sự tôn kính đến ai đó, đấng thần linh nào đó. Điều này rất dễ hiểu! Vậy tôn kính là gì? Trong Phật giáo có những điều nào cần tôn kính? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết nhất đến bạn đọc về vấn đề tôn kính này.
94 lượt xem 0 Bình luận

Ý nghĩa đặc biệt của 7 vị Phật Dược Sư

Kiến thức 02/04/2024 10:12:08

Ý nghĩa đặc biệt của 7 vị Phật Dược Sư

Kiến thức 02-04-2024 10:12:08

Đức Phật Dược Sư trong Phật giáo có đến 7 hình tướng khác nhau và mang hàm nghĩa tương ứng. Vậy bạn đã biết gì về 7 vị Phật Dược Sư hay chưa? Bài viết dưới đây giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ý nghĩa, phước báo nhận được khi thờ phụng các vị Phật Dược Sư này. 
122 lượt xem 0 Bình luận

14 loại pháp khí Mật Tông bạn nên tìm hiểu

Kiến thức 02/04/2024 10:12:02

14 loại pháp khí Mật Tông bạn nên tìm hiểu

Kiến thức 02-04-2024 10:12:02

Pháp khí Mật Tông hỗ trợ việc thực hành pháp sự, trợ ích trong tu chứng Phật pháp. Trong đó, Mật Tông Tây Tạng là môn phái có số lượng pháp khí phong phú với tạo hình đặc biệt như chuông, chày Kim Cang, rìu Kim Cang, kèn Ốc Loa, Kinh Luân,... Xin mời bạn đọc cùng tìm hiểu kỹ hơn về những pháp khí này qua nội dung dưới đây.
108 lượt xem 0 Bình luận

Top 8 vị Hộ Pháp Mật Tông bạn nên biết

Kiến thức 02/04/2024 10:11:08

Top 8 vị Hộ Pháp Mật Tông bạn nên biết

Kiến thức 02-04-2024 10:11:08

Pháp môn Mật Tông xuất hiện từ thế kỷ 5 với sự kết hợp giữa Ấn Độ giáo và Phật giáo Đại thừa, sau đó đã trở thành tôn giáo chính ở Tây Tạng. Trong pháp môn này thì các vị Hộ Pháp Mật Tông được xem là người có hạnh nguyện truyền bá chánh pháp. Xin mời bạn đọc cùng tìm hiểu kỹ hơn về các vị Hộ pháp này qua nội dung dưới đây. 
174 lượt xem 0 Bình luận

Tìm hiểu về Ngũ Trí Như Lai trong Mật Tông

Kiến thức 02/04/2024 10:08:19

Tìm hiểu về Ngũ Trí Như Lai trong Mật Tông

Kiến thức 02-04-2024 10:08:19

Ngũ Trí Như Lai trong Mật Tông bao gồm năm vị Phật đại diện cho 5 khía cạnh, tích cách hay 5 loại trí tuệ khác nhau với những con đường đi riêng để đạt cảnh giới Niết Bàn. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về thông tin Ngũ Trí Như Lai này qua nội dung dưới đây bạn nhé!
161 lượt xem 0 Bình luận