Chúng sinh là gì? Chúng sinh gồm những gì?

31/08/2023 11:58:22 2297 lượt xem

Khái niệm chúng sinh trong Phật giáo có thể nhiều người chưa hiểu rõ và muốn tìm hiểu. Vậy chúng sinh là gì? Lý do vì sao gọi là chúng sinh? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết nhất cho bạn đọc về chúng sinh. 

Chúng sinh là gì? 

Chúng sinh là tập hợp của mọi sự sống trên khắp thế giới.

Theo quan niệm Phật giáo, chúng sinh tập hợp bởi năm uẩn, đều trải qua nhiều lần sinh tử. Trong đó, khái niệm được giải thích theo các phương diện sau:  

  • Phân loại theo chủng loại có sáu loại như sau: loài Trời, loài Người, loài A-tu-la, loài súc sinh, loài ngạ quỷ, loài địa ngục.
  • Phân loại theo phương thức tái sinh bao gồm loài sinh từ bào thai, loài sinh từ trứng, loài sinh từ nơi ẩm thấp, loài hóa sinh.
  • Phân chia theo chất loại cấu tạo: mỗi chúng sinh được cấu tạo từ 2 nhóm yếu tố chính là vật chất và tâm lý. Trong đó, yếu tố vật chất gọi là sắc uẩn tạo thành bởi bốn đại. Yếu tố tâm lý có 4 yếu tố tạo thành là thọ, tưởng, hành, thức.

Trong đạo Phật, chúng sinh từ cấp thấp đến cấp cao đều có sẵn mầm giác ngộ. Có nghĩa tất cả đều có Phật tánh trong mình và có thể thành Phật ở tương lai – đây chính là quan niệm bình đẳng của đạo Phật.

Chúng sinh là gì_ Tại sao lại gọi là chúng sinh

Chúng sinh gồm những gì?

Dưới góc nhìn của Phật giáo, trên phương diện thể chất, tất cả chúng sanh đều được phân thành bốn loại, bao gồm cả loài hữu tình và vô tình: loài bay trên không, loài bơi dưới nước, loài di chuyển bằng chân và thảo mộc. Những sinh vật có máu và hô hấp bằng phổi được gọi chung là “thú”, trong khi thảo mộc bao gồm cỏ cây và các loài thực vật có hoa.

Vậy nguồn gốc của bốn loại chúng sanh này từ đâu? Theo Phật giáo, nguyên thủy của tất cả chúng sanh chính là Phật Tánh. Nếu không có Phật Tánh, vạn vật sẽ không thể tồn tại. Đây là bản chất bất diệt, lưu truyền qua vô lượng kiếp mà không hề suy tàn. Từ Phật Tánh, các chúng sanh trong mười pháp giới được hình thành, bao gồm: chư Phật, Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác, chư Thiên, A Tu La, loài người, súc sinh, ngạ quỷ và địa ngục. Dù ở cảnh giới nào, chúng sanh cũng không tách rời khỏi tâm này, bởi nhất niệm duy tâm chính là hạt giống của Phật Tánh.

Bốn loại chúng sanh còn được phân loại theo hình thức sinh ra:

  • Thai sinh: Những loài sinh trưởng trong bào thai, như con người, động vật có vú.
  • Noãn sinh: Những loài sinh ra từ trứng, như chim, cá, bò sát.
  • Thấp sinh: Những loài sinh ra từ môi trường ẩm thấp, như vi khuẩn, côn trùng nhỏ.
  • Hóa sinh: Những chúng sanh được sinh ra từ sự biến hóa, thường xuất hiện trong các cảnh giới vô hình như chư thiên, ngạ quỷ hoặc cõi địa ngục.

Như vậy, dù ở bất kỳ hình thức nào, tất cả chúng sanh đều có chung một bản nguyên là Phật Tánh, và chính nhờ Phật Tánh mà sự sống được tiếp diễn qua vô lượng kiếp.

Tại sao lại gọi là chúng sinh?

Chúng sanh đều là những loài có sinh ra. Theo quan niệm Phật giáo, chúng sanh có sanh sẽ có tử, tử rồi lại sanh tạo nên vòng tuần hoàn triền miên trong vòng Luân Hồi, Sanh tử. 

Chúng sanh đối với Phật cũng giống như Luân Hồi đối với Niết Bàn. Chúng sanh còn mê, còn có sự tham sân si. Còn đối với Phật đã tỉnh giá, dứt bỏ tham sân si nên cuộc sống nhẹ nhàng, thanh tịnh.

Chúng sinh là gì_ Tại sao lại gọi là chúng sinh (2)

Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành

“Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành” là câu nói trong kinh tạng Phật giáo Bắc tông (Đại chính, tập 24, số 1484), Phật thuyết Phạm võng kinh Bồ-tát tâm địa phẩm. Câu nói này mang ý nghĩa là trong quá khứ có người đã tu hành chứng đắc thành Phật và nếu tu hành đúng cũng có thể thành Phật.  

Chúng sinh là gì_ Tại sao lại gọi là chúng sinh (3)

Con đường chúng sinh đang đi theo gọi là NHẤT THỪA, không nhìn Phật như Thần Linh mà giống như một tấm gương còn nhìn Kinh sách như bản đồ để dẫn đường gặp được Phật của chính mình. 

Xem thêm: Kiến thức Phật giáo

Lời Thọ Ký: “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành” chúng ta đã thấy Phật không phải ngôi vị độc tôn hay là thần linh. Theo phát tâm của Đức Thích Ca  ta thấy rằng “Thành Phật” không phải là “ông Phật” có 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp cứu độ cả tam thiên đại thiên thể giới. Thay vào đó, thành Phật ở đây chỉ là “thành tựu con đường Giải Thoát” cho bản thân. Sự giải thoát khỏi kềm tỏa của Sinh, Lão, Bệnh, Tử.  

Trên đây là những chia sẻ về chúng sinh là gì một cách cụ thể nhất đến bạn đọc. Mong rằng những kiến thức Phật pháp này sẽ giúp mỗi người hiểu rõ hơn về thế giới nhiệm màu này. 

85 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Nét đẹp cúng dường trường Hạ

Kiến thức 12/06/2025 13:34:09

Nét đẹp cúng dường trường Hạ

Kiến thức 12-06-2025 13:34:09

An cư kiết hạ là truyền thống đẹp của Phật giáo, khi chư Tăng Ni tập trung tu học, rèn luyện "Giới–Định–Tuệ. Đây cũng là dịp để Phật tử phát tâm hộ trì Tam bảo, kết duyên lành với đạo.
6494 lượt xem 0 Bình luận

Nằm đọc Kinh được không?

Kiến thức 10/06/2025 14:51:33

Nằm đọc Kinh được không?

Kiến thức 10-06-2025 14:51:33

Tụng kinh là đọc với lòng thành kính lời dạy của Đức Phật, giúp tâm và khẩu hợp nhất trong chánh pháp. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc nằm tụng Kinh có được không? Kính mời quý vị cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
6499 lượt xem 0 Bình luận

Tích trượng của ngài Địa Tạng

Kiến thức 10/06/2025 14:32:27

Tích trượng của ngài Địa Tạng

Kiến thức 10-06-2025 14:32:27

Tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát thường được khắc họa với tay trái cầm như ý châu, tay phải cầm tích trượng sáu vòng, tượng trưng cho lục đạo luân hồi. Ngài mang sứ mệnh cứu độ tất cả chúng sinh, từ cõi trời đến địa ngục.
2358 lượt xem 0 Bình luận

An cư kiết hạ là sức mạnh của Tăng đoàn

Kiến thức 10/06/2025 10:25:42

An cư kiết hạ là sức mạnh của Tăng đoàn

Kiến thức 10-06-2025 10:25:42

Mùa an cư là thời gian chư Tăng tịnh tu, phục hồi năng lượng sau thời gian hoằng pháp. Đức Phật chọn mùa mưa để an cư nhằm bảo vệ sinh mạng muôn loài và giữ gìn môi trường tu hành.
47723 lượt xem 0 Bình luận

Chép Nam Mô A Di Đà Phật 

Kiến thức 09/06/2025 13:37:12

Chép Nam Mô A Di Đà Phật 

Kiến thức 09-06-2025 13:37:12

Việc chép hồng danh Phật, đặc biệt là câu "Nam mô A Di Đà Phật" là cách đơn giản nhưng hiệu quả nhất để tiêu trừ nghiệp chướng và tăng phước lành trong thời mạt pháp, vì ai cũng có thể thực hiện được.
26592 lượt xem 0 Bình luận