Luân hồi là gì? Luân hồi trong Phật giáo và khoa học ra sao?
Khái niệm luân hồi được nhiều người quan tâm cả trong lĩnh vực khoa học và triết lý đạo Phật. Mỗi khía cạnh sẽ có những góc nhìn khác nhau về luật luân hồi để chúng ta tìm hiểu. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thuyết luân hồi và các quan niệm liên quan.
Luân hồi chuyển kiếp là gì?
Luân hồi là đầu thai nối tiếp nhau, lăn đi lăn lại nhiều vòng không có điểm dừng lại, chỉ dừng lại khi đạt giải thoát và chứng ngộ Niết bàn.
Khái niệm này với ý chính là con người cứ mải miết với hành trình của sự sống mà không biết đâu là điểm bắt đầu hay kết thúc.
Nhiều giả thuyết định nghĩa bánh xe luân hồi gắn với khái niệm linh hồn. Trong đó, cơ thể con người gắn với 2 phần riêng biệt là linh hồn, thể xác. Thể xác có thể thay đổi, già chết đi nhưng linh hồn sẽ luôn tồn tại mãi, tái sinh vào một cơ thể khác để có thể tiếp tục hành trình sự sống. Cứ như vậy diễn ra từ đời này đến kiếp khác mà không có hồi kết.
Luân hồi dưới góc nhìn khoa học
Nhiều khi chúng ta có cảm giác một người, địa điểm, sự kiện, cảnh tượng nào đó đang diễn ra lặp lại từ quá khứ vô cùng quen thuộc. Điều này đã được nhà khoa học cho rằng là biểu hiện của hiện tượng “déjà vu”.
Khi số lượng các sự kiện giống nhau lặp lại nhiều lần đến mức độ bạn có thể nhớ chính xác chi tiết một cách đáng kinh ngạc…Lịch sử từng ghi nhận các trường hợp con người nhớ lại ký ức kiếp trước mà không thể bác bỏ nó.
Do vậy theo góc nhìn khoa học thì đây vẫn là một sự nghi ngờ về độ chính xác. Ví dụ Tiến sĩ Stevenson đã dành cả cuộc đời, tâm trí tìm hiểu ký ức về kiếp luân hồi ở trẻ em. Stevenson đã nghiên cứu hơn 2.500 trường hợp trẻ em có những câu chuyện về kiếp trước.
Trong đó, tiến sĩ Stevenson đã khẳng định có khoảng 1.200 trường hợp thực sự chứng thực hoàn toàn khách quan. Chính vì thế mà đây chính là một đề tài được nhiều nhà khoa học mong muốn tìm kiếm câu trả lời.
Xem thêm: Kiến thức Phật giáo
Luân hồi trong quan điểm Phật giáo
Đức Phật cho rằng, luân hồi chuyển kiếp không phải là việc linh hồn rời khỏi thể xác chết nhập lại vào một cơ thể khác mà linh hồn cần trải qua rất nhiều thời gian, tồn tại dưới nhiều dạng năng lượng. Từ đó có thể tái sinh trên cơ thể loài người hay thấp hơn loài người. Dòng bánh xe chuyển kiếp tiếp diễn với kiếp sau thừa hưởng phước báu của kiếp này. Trong đó, yếu tố nhân quả luôn được đề cao để răn dạy chúng sinh làm điều tốt, sống tích đức để đời.
Trong đó, theo Phật giáo thì luật luân hồi có sáu cõi để chúng ta có thể tái sinh vào tùy theo nghiệp mỗi người như sau:
Cõi trời
Cõi trời là nơi mà đối tượng đã tích lũy nhiều phước báu từ nhiều kiếp trước có cuộc sống giàu có, hạnh phúc. Những đối tượng ở cõi trời này là vị tiên có quyền năng, ban phước, trừng phạt chúng sinh ở cõi thấp hơn.
Nhiều trường hợp, họ hưởng nhiều phước báu và vị thế cao quý nhưng không tiếp tục nuôi dưỡng và phát triển tâm từ bi, trí tuệ khiến họ tái sinh vào các cảnh giới thấp hơn và không thoát ra khỏi vòng luân hồi sinh tử.
Cõi người
Cõi người hay còn gọi là cõi Ta Bà là cõi lý tưởng mà chúng sinh thoát khỏi lục đạo. Cảnh giới này có nhiều điều thuận lợi để tu tập giải thoát giúp con người nhận ra hạnh phúc đích thực và nỗ lực đạt giác ngộ.
Tuy nhiên, cảnh giới này có nhiều phức tạp nên nhiều người đã dành thời gian để trốn tránh đau khổ. Họ có suy nghĩ không tốt nên nghiệp bất thiện khiến họ tái sinh ở cõi người hay cảnh giới thấp hơn. Cõi người trong kiếp luân hồi tượng trưng cho niềm đam mê, hoài nghi, ham muốn.
Cõi Atula
Theo luật luân hồi thì Atula là sinh vật mạnh mẽ, đầy tài năng, là kẻ thù của cư dân trên cõi trời. Hơn nữa, cõi Atula cũng biểu trưng cho sự phẫn nộ, thù hận người tài giỏi hơn mình. Những người không có sự kiên nhẫn, thích được sùng bái như các vị thần nhưng phúc đức kém hơn người cõi trời đã khiến họ tái sinh trong cảnh giới Atula.
Cõi súc sinh
Cõi súc sinh có các loài động vật, côn trùng, vi sinh vật… có sự thiếu hiểu biết, sự tự mãn. Những sinh vật này sống theo bản năng mà không nhận thức được điều tốt xấu, thiện ác diễn ra.
Cõi địa ngục
Địa ngục là nơi khủng khiếp nhất trong sáu cảnh giới tái sinh của kiếp luân hồi. Đây là nơi mà người tàn ác bị đày đọa xuống để trải nghiệm những đau khổ mà họ đã gây ra.
Đặc biệt những đối tượng nhận thức được việc tốt xấu nhưng không tin vào nhân quả, làm nhiều việc ác sẽ bị nghiệp lực dẫn dắt tái sinh địa ngục. Theo giáo lý Phật giáo thì người bị đày xuống địa ngục khi trả hết nghiệp sẽ được tái sinh vào các cảnh giới cao hơn.
Địa ngục chia thành nhiều tầng khác nhau phụ thuộc hành vi, mức độ mà chúng sinh gây ra. Trong đó, người bị đày xuống địa ngục sẽ trải qua nhiều mức độ đọa đày đau khổ, được nghỉ ngơi để chuẩn bị cho những lần đọa đày khác.
Cõi Ngạ Quỷ
Trong kiếp luân hồi thì cõi Ngạ quỷ là cõi mà những con ma đói có bụng to, trống rỗng nhưng miệng và cổ nhỏ không thể nuốt được. Ngạ quỷ tượng trưng cho người luôn khao khát tìm kiếm những điều bên ngoài để thỏa mãn sự thèm muốn bên trong. Theo Phật giáo thì người tham lam vô độ, thèm khát mọi thứ mà không cảm thấy thỏa mãn sẽ tái sinh cảnh giới ngạ quỷ.
Luân hồi có thật không?
Mỗi sinh mệnh có nghiệp lực khác nhau, đều có thể phạm sai lầm. Trong đó, nguyên tắc nhân quả luôn bắt con người hoàn trả nghiệp lực của bản thân. Sinh mệnh của luân hồi là hình thức tồn tại cơ bản của sinh mệnh và là cách thể hiện sự từ bi của vũ trụ. Sự từ bi này giúp chúng ta có cơ hội làm sai sửa sai, học tập và hoàn thiện bản thân tốt hơn.
Theo đạo Phật, luân hồi chính là bánh xe lăn tròn và khi bạn làm điều tốt thì khi chết được lên đường trên cao. Khi họ đã hưởng hết phước lộc tạo ra sẽ bị tuột xuống. Ngược lại, kẻ xấu sẽ bị đưa xuống tầng dưới cho đến khi trả hết nghiệp sẽ được đưa lên lại.
Trên đây là những giải đáp về luân hồi chuyển kiếp cho bạn đọc hiểu rõ hơn. Từ đó chúng ta có thể sống tốt, làm việc thiện, tích đức để có thể nhận được nhiều điều lành cho kiếp này và kiếp sau.
Tin liên quan
Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay chùa Hội Hạ
Kiến thức 10/10/2024 11:53:24
Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay chùa Hội Hạ
Kiến thức 10-10-2024 11:53:24
Nguyện nào quan trọng nhất trong 48 nguyện của A Di Đà Phật?
Kiến thức 10/10/2024 09:40:07
Nguyện nào quan trọng nhất trong 48 nguyện của A Di Đà Phật?
Kiến thức 10-10-2024 09:40:07
Các vị Phật và Bồ tát phổ biến trong Phật giáo
Kiến thức 09/10/2024 09:38:45
Các vị Phật và Bồ tát phổ biến trong Phật giáo
Kiến thức 09-10-2024 09:38:45
Kim Cang Hộ Pháp là ai? Công đức và hình tướng của Ngài
Kiến thức 09/10/2024 08:52:25
Kim Cang Hộ Pháp là ai? Công đức và hình tướng của Ngài
Kiến thức 09-10-2024 08:52:25
48 đại nguyện của Đức Phật A Di Đà
Kiến thức 08/10/2024 10:34:29
48 đại nguyện của Đức Phật A Di Đà
Kiến thức 08-10-2024 10:34:29
68 lượt thích 0 bình luận