Tham sân si là gì? Tác hại và cách loại bỏ trong cuộc sống

19/07/2023 16:40:43 1948 lượt xem

Tham sân si theo quan niệm Phật giáo được xem là nguyên nhân tạo ra đau khổ cho chúng sinh. Vậy tham sân si là gì? Hiểu về tác hại tham sân si sẽ giúp chúng ta cách loại bỏ chúng để tránh khổ đau, bất hạnh. Bài viết sẽ giúp bạn đọc có thêm kiến thức một cách chi tiết nhất. 

Tham sân si là gì?

“Tham, sân, si” chính là 3 trạng thái tinh thần độc hại chúng sinh, là nguồn gốc của mọi khổ đau, bất hạnh mà chúng ta phải chịu đựng. Đây cũng là nguyên nhân tạo ra nhiều nghiệp ác, nghiệp lực khiến cho tâm trí mỗi người bị ràng buộc.

tham sân si

Tham là gì?

“Tham” là yếu tố đứng hàng đầu trong 3 tam độc “tham sân si”. Từ “ tham” mới nổi lên lòng sân hận, khiến chúng ta trở nên ngu si mê muội và gây nên nghiệp ác. “Tham” chính là sự đắm say, ham muốn, đam mê điều gì đó và xuất phát từ các nhu cầu của con người. Trong đó, phải kể đến như nhu cầu tài sản, sắc đẹp, danh tiếng, ăn uống và ngủ nghỉ. 

Khi ham muốn dâng lên cao hơn mức bình thường thì chúng ta sẽ nảy sinh lòng tham và thể hiện qua hành động.Có 3 loại “tham” chính mà con người thường gặp phải như sau:   

  • Tham tài vật chính là việc tham lam các thứ vật chất, tiền bạc, nhà cửa, xe cộ.
  • Tham sắc dục chính là sự ham muốn sống dục vọng  
  • Tham danh vọng chính là sự tham lam về việc nổi tiếng, quyền lực, địa vị.

Theo lời Phật dạy về lòng tham đã khẳng định tham lam không phải là bản chất của con người. Bởi con người khi sinh ra đã luôn đơn thuần như tờ giấy trắng, có trái tim nhân hậu và thiện lương. Chỉ khi sống theo năm tháng, lòng tham của mỗi người lớn dần lên mà khi không tiết chế sẽ dễ đưa lối dẫn đường đến hành động sai trái. “Tham” thường đi liền với ác, khi có lòng tham sẽ mong muốn đạt được thứ mình muốn và sinh làm điều ác.

Xem thêm: Kiến thức Phật giáo

tham sân si (2)

Sân là gì?

“Sân” là lòng giận dữ, sự nóng nảy, thù hận khi không được vừa ý điều mình mong muốn. Từ việc bất bình vì bị chửi bới, khiển trách khiến cơn giận tăng cao và bạn sẽ sinh lòng oán ghét tìm dịp trả thù.

Cụ thể, khi người khác mắng nhiếc, chê bai người nào đó bạn sẽ không cảm thấy giận hờn. Nhưng khi họ chửi bới hoặc khiển trách người thân của bạn hay chính bạn sẽ khiến mình cảm thấy khó chịu. Sự khó chịu gia tăng sẽ trở thành cơn nóng giận làm cho tim đập mạnh, máu lên dễ gây đột quỵ, hại gan và gieo thêm phiền phức.

Xem thêm: Phiền não là gì? 3 loại phiền não trong tâm và cách loại bỏ

tham sân si (3)

Si là gì?

“Si” chính là sự si mê, vô minh, ngu tối, không sáng suốt hay suy xét lẽ phải. Do đó mà bạn dễ làm những điều tội lỗi, có hại cho chính mình và người khác. Sự si mê sẽ che lấp tâm trí, làm cho con người không nhìn thấy được thói hư tật xấu và dễ lâm vào con đường tội lỗi triền miên.  

Si có nhiều loại khác nhau như: 

  • Mất đi khả năng nhận biết về đạo lý làm người.
  • Mất khả năng nhận biết về bản chất của mọi chuyện.
  • Mất khả năng nhận diện tâm hay thân của bản thân mỗi người.

tham sân si (5)

Tác hại của tham sân si như thế nào?

Thực tế, người có tính tham, sân, si thường hay đố kỵ với những gì người khác đang có. Do vậy mà họ sẽ dùng nhiều thủ đoạn khác nhau để đạt được điều mình mong muốn. Trong đó, các tác hại mà tham, sân, si có thể mang đến như sau:  

  • Khi con người có lòng tham càng cao thì phúc đức sẽ bị tiêu tan và báo ứng sẽ càng lớn. Ví dụ như những kẻ tham nhũng hay trộm cắp sẽ bị vướng vào tù tội, người ham mê cá độ sẽ bần hàn, người tham quyền chức sẽ chịu cảnh trắng tay.
  • Bên cạnh đó, “sân” cũng sẽ gây ra tác hại lớn cho chúng ta. Khi sự khó chịu tăng dần sẽ khiến cơn nóng giận phát triển, chắc chắn bạn sẽ trở nên u uất và sinh ra nhiều ý định xấu xa.
  • “Si” làm mờ đi lý trí khiến con người không nhìn thấy được những điều xấu nhất đang gặm nhấm họ. Khi “si” càng lâu thì bạn sẽ nảy sinh thói hư tật xấu khiến con người lâm vào đường tội lỗi triền miên.

Tóm lại, tham sân si gây ảnh hưởng đến cuộc sống, ảnh hưởng phước đức và báo ứng mỗi người nếu chúng ta không biết cách chế ngự. 

Xem thêm: Vọng ngữ là gì? 4 như tướng và tác hại của vọng ngữ

tham sân si

Cách loại bỏ tham sân si

Ở trên chúng ta đã biết được những tác hại vô cùng lớn mà tham, sân, si mang lại cho con người. Việc tìm cách chế ngự và buông bỏ tham sân si là rất cần thiết đối với mỗi người chúng ta. Dưới đây là một số cách buông bỏ tam độc để có được cuộc sống hạnh phúc, không đau khổ. 

  • Tam độc này chính là cảm xúc tiêu cực gây ra nhiều ảnh hưởng tới bản thân của bạn và mọi người. Để tránh được chúng, bạn cần thật tỉnh táo để nhận biết được điều đúng sai. Hiện nay xã hội đang ngày càng phát triển, hiện đại dễ khiến con người bị chính những yếu tố này che mờ đi lý trí và khiến họ làm điều sai trái.
  • Sau khi đã nhận ra mình đang có lòng tham cần chế ngự ngay lập tức. Khi bạn chế ngự được lòng tham chứng tỏ bạn là một con người chính trực. Còn khi bạn không thể làm được sẽ trở thành người tham lam, là tệ nạn của xã hội, mất đi mọi thứ về nhân cách.
  • Ngoài ra, chúng ta cần phải trau dồi trí thức để nhận ra những điều đúng sai và sự ngu dốt đang vướng phải… Từ đó bạn sẽ tránh được các điều tai hại và mang tới lợi ích đối với người xung quanh.
  • Hãy học cách tôn trọng người khác, cần có cái nhìn đa chiều thay vì chỉ nhìn vào điểm tốt hay điểm xấu nào đó khiến cái nhìn của bạn thiển cận, không chính xác. 
  • Nên quan tâm tới công việc của mình mà không nên so sánh người khác. hãy cố gắng nhìn nhận về cả quá trình thực hiện, luôn tôn trọng những gì mà bản thân đạt được.

Xem thêm: Luật nhân quả là gì? Quy luật và câu nói hay về luật nhân quả

tham sân si (6)

Video Tham, Sân, Si như tấm lưới trói buộc tâm

Trên đây là những chia sẻ về vấn đề tham sân si để bạn đọc hiểu rõ hơn. Các yếu tố tam độc này chúng ta cần tránh xa để cuộc sống của bản thân bình yên, hạnh phúc hơn. Hãy áp dụng cách loại bỏ.

51 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

[Góc Giải Đáp] Tôn kính là gì? Những điều cần tôn kính? 

Kiến thức 02/04/2024 10:12:12

[Góc Giải Đáp] Tôn kính là gì? Những điều cần tôn kính? 

Kiến thức 02-04-2024 10:12:12

Trong cuộc sống hàng ngày chắc hẳn bạn sẽ không thể không có những lúc thể hiện sự tôn kính đến ai đó, đấng thần linh nào đó. Điều này rất dễ hiểu! Vậy tôn kính là gì? Trong Phật giáo có những điều nào cần tôn kính? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết nhất đến bạn đọc về vấn đề tôn kính này.
102 lượt xem 0 Bình luận

Ý nghĩa đặc biệt của 7 vị Phật Dược Sư

Kiến thức 02/04/2024 10:12:08

Ý nghĩa đặc biệt của 7 vị Phật Dược Sư

Kiến thức 02-04-2024 10:12:08

Đức Phật Dược Sư trong Phật giáo có đến 7 hình tướng khác nhau và mang hàm nghĩa tương ứng. Vậy bạn đã biết gì về 7 vị Phật Dược Sư hay chưa? Bài viết dưới đây giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ý nghĩa, phước báo nhận được khi thờ phụng các vị Phật Dược Sư này. 
128 lượt xem 0 Bình luận

14 loại pháp khí Mật Tông bạn nên tìm hiểu

Kiến thức 02/04/2024 10:12:02

14 loại pháp khí Mật Tông bạn nên tìm hiểu

Kiến thức 02-04-2024 10:12:02

Pháp khí Mật Tông hỗ trợ việc thực hành pháp sự, trợ ích trong tu chứng Phật pháp. Trong đó, Mật Tông Tây Tạng là môn phái có số lượng pháp khí phong phú với tạo hình đặc biệt như chuông, chày Kim Cang, rìu Kim Cang, kèn Ốc Loa, Kinh Luân,... Xin mời bạn đọc cùng tìm hiểu kỹ hơn về những pháp khí này qua nội dung dưới đây.
116 lượt xem 0 Bình luận

Top 8 vị Hộ Pháp Mật Tông bạn nên biết

Kiến thức 02/04/2024 10:11:08

Top 8 vị Hộ Pháp Mật Tông bạn nên biết

Kiến thức 02-04-2024 10:11:08

Pháp môn Mật Tông xuất hiện từ thế kỷ 5 với sự kết hợp giữa Ấn Độ giáo và Phật giáo Đại thừa, sau đó đã trở thành tôn giáo chính ở Tây Tạng. Trong pháp môn này thì các vị Hộ Pháp Mật Tông được xem là người có hạnh nguyện truyền bá chánh pháp. Xin mời bạn đọc cùng tìm hiểu kỹ hơn về các vị Hộ pháp này qua nội dung dưới đây. 
190 lượt xem 0 Bình luận

Tìm hiểu về Ngũ Trí Như Lai trong Mật Tông

Kiến thức 02/04/2024 10:08:19

Tìm hiểu về Ngũ Trí Như Lai trong Mật Tông

Kiến thức 02-04-2024 10:08:19

Ngũ Trí Như Lai trong Mật Tông bao gồm năm vị Phật đại diện cho 5 khía cạnh, tích cách hay 5 loại trí tuệ khác nhau với những con đường đi riêng để đạt cảnh giới Niết Bàn. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về thông tin Ngũ Trí Như Lai này qua nội dung dưới đây bạn nhé!
176 lượt xem 0 Bình luận