Phiền não là gì? 3 loại phiền não trong tâm và cách loại bỏ

31/08/2023 09:18:14 922 lượt xem

Bất cứ ai trong chúng ta đều gặp phải những phiền não trong cuộc sống khi tâm chưa thoát khỏi tham, sân, si. Vậy phiền não là gì? Cách buông bỏ như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có thêm những kiến thức hữu ích về khái niệm này. 

Phiền não là gì? 

Phiền não là trạng thái lo lắng, ghen tỵ. sợ hãi, tức giận, ham muốn,… khi phát sinh sẽ khiến mất đi sự an lạc và tự chủ trong tâm trí, khiến chúng ta làm những hành động bất thiện.

Mỗi người có vấn đề này trong tâm chính là nguyên nhân hình thành ý tưởng bất thiện. Những ý tưởng bất thiện luôn muốn chiếm đoạt, hãm hại, thể hiện ở hành động và lời nói. Việc này chiếm ngự tâm trí sẽ khiến cho người này đau khổ. Khi có điều kiện, ngủ ngầm biến thành tác động thông qua hành động và lời nói.  

Phiền não là gì_ 3 loại phiền não trong tâm

3 loại phiền não trong tâm

Thực tế có 3 loại khác nhau trong tâm trí mỗi người:

  • Cấp độ 1 được khống chế bằng giới. Đây là loại thấp nhất và dễ dàng loại bỏ khi chúng ta trì giới Phật pháp. 
  • Cấp độ hai biểu hiện trong tâm như phóng tâm, chán nản pháp hành,… Loại phiền não không được đè nén kịp thời sẽ phát triển mạnh mẽ và phát tác thành lời nói, hành động. Có năm loại trong tâm là tham dục, sân hận, phóng tâm, hôn trầm, hoài nghi. Hoài nghi chính là sự hoài nghi về Tam Bảo, hoài nghi pháp hành …
  • Cấp độ ba là loại vi tế giống như si mê, tà kiến. Đối với loại này sẽ chỉ có tuệ minh sát mới tiêu diệt được. Khi bị diệt thì hai loại trên cũng sẽ bị diệt theo luôn.

Xem thêm: Kiến thức Phật giáo

Phiền não là gì_ 3 loại phiền não trong tâm (2)

Vô minh là nguồn gốc của phiền não 

Để có thể đoạn trừ tâm trạng, cảm xúc, thái độ thì cần phải tìm hiểu nguyên nhân gây ra. Khi loại bỏ nguyên nhân tiềm ẩn, đi đến cội nguồn thì việc loại bỏ dễ dàng.

Trong đó, nguyên nhân sâu xa chính là vô minh. Vô minh chính là việc bạn không biết, hoặc có thể đã nhầm lẫn, hiểu sai về điều gì đó. Chúng ta rất tức giận, quyến luyến, bực bội khiến mình hành động bốc đồng, dựa trên tập khí và xu hướng. Nghiệp chính là hành động một cách cưỡng bách, dựa vào cảm xúc phiền não nên không có tự chủ.
Đằng sau hành vi cưỡng bách chính là việc không ý thức hay không biết hậu quả của việc sẽ làm. Tóm lại, chúng ta không ý thức được tình huống, nhầm lẫn về tính huống và hiểu một cách sai lầm.
Vấn đề thiếu ý thức chính là cội nguồn của hành động bốc đồng. Vô minh chính là cội nguồn của phiền não, liên quan đến hành vi thúc bách và chúng ta cần loại bỏ nhanh chóng. 

Phiền não là gì_ 3 loại phiền não trong tâm (3)

Cách buông bỏ phiền não 

Việc buông bỏ sẽ giúp chúng ta có được tâm hồn thanh thản, sự yên bình và nhẹ nhàng. Trong đó, bạn có thể học cách buông bỏ phiền não bằng những việc sau: 

Học cách kiểm soát bản thân

Chúng ta cần nên cố gắng kiểm soát hành động của bản thân, ý nghĩ của chính mình. Bởi bạn có thể ngừng làm sống lại nỗi đau, luôn hướng về những điều tốt lành, vui vẻ để cuộc sống không còn phiền não. 

Từ bỏ kiểm soát mọi thứ liên quan người khác 

Chúng ta hãy sẵn sàng từ bỏ việc kiểm soát tất cả mọi thứ liên quan tới người khác như tình huống, sự kiện và con người. Thay vào đó bạn hãy chấp nhận mọi thứ, để mọi điều tự xảy ra theo quy luật hiển nhiên. Đặt biệt, chúng ta cần tránh xa những tranh luận vô vị và không cần thiết.  

Xem thêm: Luật nhân quả là gì? Quy luật và câu nói hay về luật nhân quả

Phiền não là gì_ 3 loại phiền não trong tâm (4)

Từ bỏ việc viện cớ

Những cái cớ cần được chúng ta từ bỏ, thay vào đó hãy cố gắng nâng cao chất lượng cuộc sống và tinh thần. Việc viện cớ lý do chỉ khiến bản thân bạn luôn trong tâm trạng phiền não về mọi vấn đề.

Từ bỏ sự quyến luyến

Khi bạn tách mình khỏi mọi thứ thì chúng ta trở nên yên bình, khoan dung, thân thiện, thanh thản hơn. Nhờ đó mà bạn sẽ có thể dễ dàng đi đến nơi để hiểu rõ về mọi thứ mà không cần phải chịu đau khổ.  

Những loại phiền não nêu trên đã được chúng tôi giải đáp cụ thể và chi tiết. Việc loại bỏ phiền não là vô cùng cần thiết để giúp chúng ta có được cuộc sống hạnh phúc, an lành, tránh xa khổ đau. 

35 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

[Góc Giải Đáp] Tôn kính là gì? Những điều cần tôn kính? 

Kiến thức 02/04/2024 10:12:12

[Góc Giải Đáp] Tôn kính là gì? Những điều cần tôn kính? 

Kiến thức 02-04-2024 10:12:12

Trong cuộc sống hàng ngày chắc hẳn bạn sẽ không thể không có những lúc thể hiện sự tôn kính đến ai đó, đấng thần linh nào đó. Điều này rất dễ hiểu! Vậy tôn kính là gì? Trong Phật giáo có những điều nào cần tôn kính? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết nhất đến bạn đọc về vấn đề tôn kính này.
95 lượt xem 0 Bình luận

Ý nghĩa đặc biệt của 7 vị Phật Dược Sư

Kiến thức 02/04/2024 10:12:08

Ý nghĩa đặc biệt của 7 vị Phật Dược Sư

Kiến thức 02-04-2024 10:12:08

Đức Phật Dược Sư trong Phật giáo có đến 7 hình tướng khác nhau và mang hàm nghĩa tương ứng. Vậy bạn đã biết gì về 7 vị Phật Dược Sư hay chưa? Bài viết dưới đây giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ý nghĩa, phước báo nhận được khi thờ phụng các vị Phật Dược Sư này. 
122 lượt xem 0 Bình luận

14 loại pháp khí Mật Tông bạn nên tìm hiểu

Kiến thức 02/04/2024 10:12:02

14 loại pháp khí Mật Tông bạn nên tìm hiểu

Kiến thức 02-04-2024 10:12:02

Pháp khí Mật Tông hỗ trợ việc thực hành pháp sự, trợ ích trong tu chứng Phật pháp. Trong đó, Mật Tông Tây Tạng là môn phái có số lượng pháp khí phong phú với tạo hình đặc biệt như chuông, chày Kim Cang, rìu Kim Cang, kèn Ốc Loa, Kinh Luân,... Xin mời bạn đọc cùng tìm hiểu kỹ hơn về những pháp khí này qua nội dung dưới đây.
108 lượt xem 0 Bình luận

Top 8 vị Hộ Pháp Mật Tông bạn nên biết

Kiến thức 02/04/2024 10:11:08

Top 8 vị Hộ Pháp Mật Tông bạn nên biết

Kiến thức 02-04-2024 10:11:08

Pháp môn Mật Tông xuất hiện từ thế kỷ 5 với sự kết hợp giữa Ấn Độ giáo và Phật giáo Đại thừa, sau đó đã trở thành tôn giáo chính ở Tây Tạng. Trong pháp môn này thì các vị Hộ Pháp Mật Tông được xem là người có hạnh nguyện truyền bá chánh pháp. Xin mời bạn đọc cùng tìm hiểu kỹ hơn về các vị Hộ pháp này qua nội dung dưới đây. 
174 lượt xem 0 Bình luận

Tìm hiểu về Ngũ Trí Như Lai trong Mật Tông

Kiến thức 02/04/2024 10:08:19

Tìm hiểu về Ngũ Trí Như Lai trong Mật Tông

Kiến thức 02-04-2024 10:08:19

Ngũ Trí Như Lai trong Mật Tông bao gồm năm vị Phật đại diện cho 5 khía cạnh, tích cách hay 5 loại trí tuệ khác nhau với những con đường đi riêng để đạt cảnh giới Niết Bàn. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về thông tin Ngũ Trí Như Lai này qua nội dung dưới đây bạn nhé!
161 lượt xem 0 Bình luận