Phật A Di Đà là ai? Sự tích về Phật A Di Đà 

11/07/2023 09:03:58 1315 lượt xem

A Di Đà Phật được coi là vị Phật được tôn kính trong Phật giáo từ xưa đến nay. Vậy Phật A Di Đà là ai và có sự tích thế nào? Ý nghĩa tên gọi Phật A Di Đà là gì? Bài viết dưới đây giúp bạn đọc hiểu kỹ về Phật A Di Đà. 

Phật A Di Đà là ai?

Phật A Di Đà là một vị tăng tên Pháp Tạng, Thân Ngài chói lóa hào quang sáng suốt và thanh tịnh tới chúng sinh. Ngài đang cư ngụ tại thế giới đã tịnh hoá gọi là cõi Tây Phương Cực Lạc. Ngài có những lời nguyện cứu độ chúng sanh, tiếp dẫn chúng sanh hướng niệm đến Ngài được vãng sanh trên Tây Phương Cực Lạc. 

Phật A Di Đà là ai_ Sự tích của Phật A Di Đà

Hình dáng của Phật A Di Đà 

Phật A Di Đà có hình dáng đặc biệt, trên đầu có các cụm tóc xoắn ốc, mắt nhìn xuống, miệng nở nụ cười cảm thông. Trên người Ngài có khoác áo cà sa màu đỏ đại diện cho mặt trời lặn phương Tây, thường xuất hiện trong tư thế đứng hoặc ngồi trên đài hoa sen. 

Phật A Di Đà trong tư thế đứng, tay làm ấn giáo hóa với tư thế tay mặt đưa ngang vai, chỉ lên, tay trái ngang bụng, chỉ xuống. Bên cạnh đó, hai lòng bàn tay của Ngài hướng về phía trước, ngón trỏ và ngón cái chạm nhau tạo thành vòng tròn.

Xem thêm: Kiến thức Phật giáo

Phật A Di Đà là ai_ Sự tích của Phật A Di Đà (2)

Phật A Di Đà với tư thế ngồi kiết già trên tòa sen, tay bắt ấn thiền trang nghiêm. Trong đó, tay để ngang bụng, lưng bàn tay phải của Ngài đặt chồng lên lòng bàn tay trái, hai ngón cái chạm nhau. 

Sự tích của Phật A Di Đà 

Theo kinh Đại A Di Đà truyền lại thì trong thời Đức Phật Thế Tự Tại Vương ra đời, có vị quốc vương tên Kiều Thi Ca nghe đức Phật thuyết Pháp đã bỏ ngôi vua xuất gia hiệu là Pháp Tạng. Ngài đảnh lễ Phật, cầu Phật và phát 48 lời nguyện và nguyện lực ấy thành đức Phật A Di Đà.

Phật A Di Đà là ai_ Sự tích của Phật A Di Đà (3)

Theo kinh Bi Hoa, vị đại thần Bảo Hải – thân phụ của Phật Bảo Tạng đã khuyên vua phát tâm Bồ đề cầu đạo vô thượng. Vua liền nguyện khi thành Phật sẽ làm giáo chủ cảnh giới để giáo hóa chúng sanh. Vua Vô Tránh Niệm vừa phát nguyện thì đức Bảo Tạng Như Lai liền thọ ký cho vua lấy hiệu là A Di Đà sau khi thành Phật. Và vị thần Bảo-Hải đó cũng trở thành Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni. Đức Phật A Di Đà có phát 48 lời nguyện cứu độ chúng sanh, tiếp dẫn chúng sanh vãng sanh lên cõi Cực Lạc. 

Xem thêm: Nam Mô A Di Đà Phật là gì? Ý nghĩa và công đức khi niệm

Ý nghĩa của tên Phật A Di Đà

A Di Đà được dịch từ Phạn âm là Amita, theo kinh A Di Đà thì danh hiệu này mang ý nghĩa 3 phạm trù: Vô Lượng Quang, Vô Lượng Thọ và Vô Lượng Công Đức. 

Phật A Di Đà là ai_ Sự tích của Phật A Di Đà (4)

  • Vô lượng quang với ý nghĩa là hào quang trí tuệ đã chiếu khắp nơi trên thế giới.
  • Vô lượng thọ mang ý nghĩa là thọ mạng sống lâu không lường kể.
  • Vô lượng công đức mang ý nghĩa Đức Phật đã làm nhiều công đức không ai có thể kể xiết.

Xem thêm: Cách phân biệt Phật A Di Đà và Phật Thích Ca Mâu Ni

Bước vào con đường tu đạo sẽ dài và nhiều khó khăn, vất vả. Chính vì thế việc hiểu rõ về các vị Phật, Phật A Di Đà là gì, ý nghĩa tên A Di Đà Phật là cực kỳ cần thiết. Nhờ vậy mới thể hiện chính xác được lòng thành kính đối với từng vị Phật để thành tâm tu tập.

60 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Bồ Tát cõi địa ngục là ai? Lời thề không thành Phật nếu địa ngục chưa trống không

Kiến thức 21/11/2024 09:53:01

Niệm Phật: 30 Lợi ích thay đổi quá khứ, hiện tại và tương lai

Kiến thức 19/11/2024 08:55:45

Hoàng Thần Tài là ai?

Kiến thức 16/11/2024 09:21:17

Hoàng Thần Tài là ai?

Kiến thức 16-11-2024 09:21:17

Hoàng Thần Tài hay còn gọi là Dzambhala (Jambhala trong tiếng Tây Tạng), được biết đến là một hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát, vị Phật của lòng từ bi, thị hiện dưới dạng vị Phật đem tới sự thịnh vượng.
6326 lượt xem 0 Bình luận

37 phẩm trợ đạo trong Phật giáo bao gồm những gì?

Kiến thức 15/11/2024 09:09:57

Chí tâm đảnh lễ và 6 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo

Kiến thức 12/11/2024 08:47:49

Chí tâm đảnh lễ và 6 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo

Kiến thức 12-11-2024 08:47:49

Chí tâm đảnh lễ là lối sống tôn kính và tận hiến, đặt sự chân thành lên hàng đầu. Khi sống với chí tâm đảnh lễ, ta tôn trọng mọi người, trân quý môi trường, và làm việc với cả tấm lòng. Hãy cùng khám phá ý nghĩa và cách áp dụng lối sống này vào cuộc sống hằng ngày.
1145 lượt xem 0 Bình luận