Vì sao nên cho trẻ tiếp xúc với chùa và đạo Phật từ sớm?

11/07/2023 16:56:23 457 lượt xem

Không chỉ là một trải nghiệm, việc cho trẻ tiếp xúc với đền chùa và giáo lý đạo Phật từ sớm còn mang đến nhiều lợi ích mà các bậc phụ huynh không nên bỏ qua.

Với chương trình học phổ thông hiện tại, rất ít trẻ em có cơ hội tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Sinh ra trong thời đại số, tuổi thơ của các em hầu như đều gắn liền với các thiết bị di động và trò chơi điện tử. Trước những tác hại khôn lường của việc sử dụng điện thoại, mạng xã hội hay trò chơi điện tử quá nhiều, các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể đưa trẻ đi lễ chùa, hoặc đăng ký cho trẻ tham gia những khóa tu mùa hè, cho trẻ trải nghiệm “ngắt kết nối” để kết nối với những giá trị tốt đẹp của giáo lý đạo Phật. 

Cho trẻ tiếp xúc nơi cửa chùa và đạo Phật vẫn luôn là đề tài được thảo luận sôi nổi của các bậc phụ huynh. Nhiều người cho rằng không nên cho trẻ nhỏ đi chùa vì sự hiếu động của trẻ sẽ ảnh hưởng tới không gian thanh tịnh và trải nghiệm đi chùa của người khác, trẻ nhỏ chưa hiểu được đạo lý,… Tuy vậy, cho trẻ tiếp xúc với chùa và đạo Phật từ sớm cũng có rất nhiều lợi ích mà nhiều người thường bỏ qua.

Tạm xa điện thoại và trò chơi điện tử, trẻ quay về với các trò chơi dân gian tại khóa tu mùa hè.

Khám phá văn hóa tín ngưỡng 

Từ xưa tới nay, đi lễ chùa là một nét văn hóa đẹp của người Việt. Mỗi ngôi chùa, dù ở thành thị hay nông thôn đều lưu giữ một phần tín ngưỡng, văn hóa và kiến trúc dưới nhiều dạng như chữ viết trên bia đá, tượng, kiến trúc đền chùa,…

Vào những dịp lễ lớn, việc tham gia các lễ hội tổ chức tại đền, chùa cũng là cách cho trẻ tiếp xúc với văn hoá một cách tự nhiên nhưng không kém phần thú vị.

Đây đều là những ví dụ trực quan cho những kiến thức trẻ được học về văn hoá trên lớp. Khi được nhìn tận mắt, các em sẽ dễ dàng liên hệ với những gì mình được học, được nghe, từ đó trở nên hứng thú hơn với việc học và giữ gìn những nét đẹp văn hoá của dân tộc.

Tu dưỡng đạo đức

Việc cho trẻ đi lễ chùa, hay tham gia các khóa tu ngắn hạn tại chùa để nghe giảng pháp là cách các bậc phụ huynh hướng con cái mình đến những giá trị đạo đức tốt đẹp. Đạo Phật có nhiều đạo lý rất hay như coi trọng chữ hiếu, lòng từ bi, cách đối nhân xử thế, cách làm người,… Những đạo lý này, nếu chỉ trình bày thông thường sẽ rất khô khan và khó nhớ. Nhưng khi được nghe chính các thiền sư giảng pháp, trẻ sẽ được tiếp nhận những giá trị này một cách có hệ thống, dễ hiểu, dễ nhớ.

Tính cách khi lớn của trẻ có thể được “uốn” từ sớm nhờ việc cha mẹ cho trẻ tiếp xúc với môi trường thanh tịnh như chùa chiền. Trong môi trường nhà chùa, trẻ được răn dạy một cách nhẹ nhàng nhưng thấm thía về nhân quả, nghiệp chướng, sớm hiểu về giữ giới như không sát sinh, trộm cắp, không nói dối, không nên uống bia rượu và không sử dụng các chất kích thích. Với những trẻ hiếu động, nghịch ngợm, trải nghiệm tập thiền trên chùa sẽ giúp trẻ trở nên điềm tĩnh, hiền hòa hơn.

Tập thiền định giúp trẻ giữ bình tĩnh và bớt hiếu động.

Kết bạn mới trong môi trường lành mạnh

Khi tham gia các khóa tu tại chùa, trẻ có cơ hội tạm rời xa vòng tay bố mẹ để hòa nhập vào tập thể với hàng trăm bạn nhỏ khác. Dù cơ sở vật chất tại các khóa tu đều đủ đầy, nhưng đây vẫn là cơ hội để trẻ tập tự lập và học cách hòa đồng trong môi trường tập thể. Sau trải nghiệm tu tập mùa hè tại chùa, nhiều trẻ kết thêm được bạn mới, cùng nhau học tập, ghi nhớ lời răn của Phật. Điều này không những giúp trẻ có thêm bạn bè tốt, mà còn là động lực để các bé phát triển niềm yêu thích tham gia khóa tu mùa sau cùng nhau. 

Các bạn nhỏ cùng nhau học cách thể hiện lòng biết ơn với mọi người xung quanh.

Tạm kết

Nói chung, tiếp xúc với chùa và Phật giáo từ sớm có thể mang lại cho trẻ nhỏ nhiều trải nghiệm và bài học bổ ích, với điều kiện trẻ được tham gia một cách tự nguyện. Các bậc cha mẹ chỉ nên cung cấp thông tin, góp phần định hướng cho trẻ, bởi độ tuổi mới lớn, đôi khi việc ép buộc có thể khiến trẻ phát sinh tâm lý tiêu cực với bố mẹ và việc tu tập. Các bậc phụ huynh hãy cho trẻ cơ hội được tiếp xúc với chùa và Phật giáo một cách từ từ, tự nhiên, đồng hành cùng con trên hành trình tìm hiểu văn hóa và phát triển nhân cách đầy ý nghĩa này. 

Xem thêm: Dạy con trong chánh niệm là gì và cách thực hiện

23 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Bốn nguyên tắc để nhận biết Chánh pháp và Tà pháp?

Ứng dụng 05/10/2024 10:29:34

Phật tử nên niệm Nam Mô “A Di Đà Phật” hay “A Mi Đà Phật”?

Ứng dụng 04/10/2024 09:18:00

Không trộm cắp được thành tựu 10 loại quả báo thù thắng

Ứng dụng 03/10/2024 08:30:32

Trì Chú Dược Sư 108 Biến – Tiêu tai bệnh tật, khổ đau

Ứng dụng 23/09/2024 11:42:02

Kinh Quan Âm Cứu Khổ Cứu Nạn

Ứng dụng 21/09/2024 11:36:23

Kinh Quan Âm Cứu Khổ Cứu Nạn

Ứng dụng 21-09-2024 11:36:23

Kinh Quan Âm Cứu Khổ Cứu Nạn" nhắc nhở chúng sinh sống hướng thiện, làm việc tốt, và thành tâm niệm Phật cũng như niệm Quán Thế Âm.
3303 lượt xem 0 Bình luận