Hộ niệm là gì? Tại sao cần hộ niệm cho người sắp ra đi

17/08/2023 11:26:57 1252 lượt xem

Trong Phật giáo chúng ta thường hay nghe đến khái niệm hộ niệm cho người sắp ra đi. Vậy hộ niệm là gì? Tại sao cần thực hiện hộ niệm cho những người sắp ra đi? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có thêm những kiến thức hữu ích về hộ niệm. 

Hộ niệm là gì? 

Hộ niệm là khi có người sắp sắp ra đi hay đã mất giúp họ có được chánh niệm; nghĩa là khi lâm chung mình giúp (hộ) cho người sắp/đã mất mà họ nhớ(niệm) Phật, lúc đó đồng tâm niệm Phật và tránh được cõi xấu ác.

Đây là việc mình nhắc nhở người bệnh luôn nhớ đến Phật, không nhớ đến duyên trần tránh gây trở ngại cho việc vãng sanh. Khi người sắp chết đau nhức rã rời, tâm thần bị tán loạn dễ bị tán tâm. Chính vì thế nên những người sắp ra đi rất cần người khác hộ niệm.

Người hộ niệm được thay phiên nhau niệm Phật liên tục, dùng chước phương tiện để giúp đỡ người bệnh và thân quyến. Người hộ niệm phải có tấm lòng bi cảm và hòa ái nhẫn nại, thể hiện lòng từ bi vị tha nhân ái cao cả.

Hộ niệm

Tại sao cần phải hộ niệm cho người sắp ra đi?

Mỗi người khi sắp mất sẽ có 3 lối rẽ để đi: tiến thẳng lên Thánh đạo vãng sanh Cực Lạc tức thời, lối đi vào thiện đạo và lối đi vào ác đạo.  Trong đó, lối đi vào thiện đạo vẫn còn quanh quẩn luân chuyển vào nhân đạo hoặc thiên đạo. Lối đi vào ác đạo là con đường trầm luân thọ khổ muôn kiếp mà chúng ta không muốn bước vào. 

Chính vì thế, việc này trong giờ phút sắp ra đi sẽ giúp họ được lợi lạc vãng sanh. Thông qua hộ niệm sẽ hỗ trợ cho bệnh nhân và người thân có được sự chuẩn bị và lựa chọn sáng suốt đối diện với cái chết bình an.

Hộ niệm (2)

Điều kiện hộ niệm tốt nhất

Để thực hiện hộ niệm đạt hiệu quả cao, chúng ta cần lưu ý những điều kiện sau: 

Người hộ niệm

Người hộ niệm đóng vai trò rất quan trọng trong việc này và cần tuân thủ các lưu ý sau: 

  • Khuyên bảo thân quyến, thực hiện sắp xếp mọi việc trong lúc hộ niệm cho người bệnh sắp ra đi. Không gây xáo trộn khóc than trong giờ phút cuối cùng.
  • Thái độ, cung cách, lời nói đối với người bệnh hiền hòa, dịu ngọt, khuyến nhắc người bệnh niệm Phật.
  • Không nói lời gì khác khiến cho người bệnh không vui dễ mất tín tâm và tán loạn.   
  • Linh động niệm Phật vừa đủ nghe, không nhỏ quá và cũng không quá lớn tiếng. Khi niệm phải niệm đủ 6 chữ: “Nam Mô A Di Đà Phật” một cách chậm rãi và từng chữ rõ ràng.
  • Thay phiên nhau niệm Phật liên tục không gián đoạn, cần khuyến khích thân nhân thay phiên nhau niệm Phật. Giữ yên lặng, không được nói chuyện ồn ào khi niệm Phật. 
  • Khi người bệnh tắt thở, chí thành niệm Phật liên tục, không nên sửa làm động đậy người bệnh trong 2 tiếng đồng hồ.  

Hộ niệm (3)

Người bệnh

Người bệnh là một liên hữu đã phát nguyện niệm Phật thì trong lúc bệnh nặng cần buông bỏ tất cả duyên trần, không bận tâm đến việc gia đình nhà cửa con cháu… Do đó, bệnh nhân nên dốc hết tâm lực còn chút hơi tàn niệm Phật cầu sanh Tây phương. Bệnh nhân cần cố gắng buông bỏ tất cả, chỉ có một con đường trước mắt là niệm Phật cầu vãng sanh Cực Lạc.

Người thân 

Những người trong thân quyến đóng vai trò quan trọng trong việc hộ niệm và cần lưu ý như sau: 

  • Người thân gia quyến cần tỏ thái độ lòng thương kính từ ái, không dùng mời nói gây mất hòa khí. Lưu ý không đem việc nhà ra bàn luận để tránh người bệnh nghe thấy. Điều này sẽ gây tác hại lớn cho việc vãng sanh, khiến người bệnh phiền muộn, tham sân si sa vào ác đạo.
  • Phải làm, nghe theo sự sắp xếp của người có trách nhiệm hộ niệm.
  • Không kêu khóc lớn tiếng và kể lể bất cứ điều gì mà chỉ một bề niệm Phật. 
  • Người thân phải thành tâm niệm Phật, tụng Kinh cầu siêu từ khi người thân mất cho đến 49 ngày.
  • Tu tạo nhiều phước lành để hồi hướng cho người thân sớm siêu thoát.  

Hộ niệm (4)

Nghi thức hộ niệm 

Khi thực hiện nghi thức hộ niệm người bệnh sắp ra đi thì xung quanh phải tuyệt đối im lặng. Ngoài tiếng chuông mõ, niệm Phật thì không để xuất hiện bất cứ tiếng gì loạn động, ngay cả khóc lóc kể lể.

Chư tăng sẽ tụng ba biến kinh Vô thường, hoặc kinh Di Đà và niệm Phật. Có thể kể lại công đức người sắp chết đã làm, giảng Bát nhã tâm kinh. Khi người bệnh đã tắt thở chỉ nên niệm Phật, tụng kinh Di Đà, kinh Vô thường. Không nên động chạm vào thân thể mà cần để nằm yên trong 48 tiếng rồi mới tắm rửa thay áo quần.

Hộ niệm (5)

Nghi thức nhập liệm người mất

Sửa soạn quan tài xong, người thực hiện nghi lễ hộ niệm sẽ đốt một lò trầm hoặc thắp nhang trong quan tài. Vị chủ lễ sẽ dùng một chén nước để tung cành hoa, tay bắt ấn tam muội niệm 108 biến chú tịnh pháp giới … 

Sau đó chủ lễ sái tịnh vẽ chữ án lam và rảy nước Đông Tây Nam Bắc, từ duy thượng hạ. Thực hiện hồi hướng, nguyện trú cát tường… Lễ xong vị chủ lễ dẫn tăng ni niệm chú tẩy tịnh, rảy nước rồi đọc: 

“Không không sắc sắc bản đồng nhiên

Sanh tử na năng một bạn biên

Hương hồn tu trượng Như lai giáo

Cử bộ cao đăng Bát nhã thiền.”

Cuối cùng sẽ thực hiện niệm Phật tiếp dẫn đưa thi thể vào quan tài. Hồi hướng, nguyện sanh Tây phương, thực hiện đậy nắp quan tài và thiết linh sàng.

Trên đây là những chia sẻ về nghi thức hộ niệm người bệnh lâm chung theo Phật Pháp. Việc hộ niệm cần đúng cách, tuân thủ các quy định để đem đến lợi ích và hiệu quả to lớn cho người bệnh sắp chết. 

53 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Các tôn hiệu của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Kiến thức 18/12/2024 10:30:13

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 17/12/2024 19:31:37

Đề Bà Đạt Đa – Vị đại Bồ Tát ứng dụng nghịch hạnh

Kiến thức 17/12/2024 15:24:41

Tôn giả La Đà – Viên mãn hạnh nguyện nhờ siêng năng phụng sự, tinh tấn tu hành

Kiến thức 17/12/2024 14:31:31

Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?

Kiến thức 17/12/2024 09:54:28