Vô minh là gì? Con đường thoát khỏi vô minh
Chắc hẳn nhiều người chưa hiểu rõ vô minh là gì trong Phật pháp. Đây là khái niệm được hiểu khác nhau trong Phật giáo nguyên thủy và Phật giáo Đại thừa. Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta có câu trả lời chính xác nhất về cõi vô minh.
Vô minh là gì?
Vô minh tức là có những suy nghĩ không sáng suốt, không thấu rõ bản chất sự việc, sự vật và từ đó tạo ra sai lầm mắc phải trong cuộc sống.
Theo Hán Việt, “vô” được hiểu là không, “minh” có nghĩa là sáng. Việc này sẽ chi phối tâm, trí của chúng sanh, gây nảy sinh tâm tham, sân, si, tà kiến, chấp ngã, sở tri chướng. Để thoát khỏi chúng ta cần giữ cho tâm kiên định thông qua thiền định, tâm trí trong sáng, vô ưu. Đây là nguồn gốc của nghiệp, ảnh hưởng tiêu cực đến tâm và trí con người.
Nguồn gốc của vô minh
Bởi mỗi người đều mang trong mình sự ham muốn, dục vọng và khó có thể nhìn thấu bản chất sự việc. Mặt khác, đây là sự không tỉnh táo, ham danh lợi khiến vô tình bị người khác lợi dụng làm điều xấu xa.
Vô minh trong Phật giáo
Trong cuộc sống, con người thường tin tưởng vào những gì mình cảm nhận được qua giác quan vật lý. Từ đó chúng ta có thể đưa ra quan niệm không chính xác dẫn đến quyết định sai lầm.
Trong Đạo Phật, vô minh được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Trong đó, có 2 học thuyết được các hành giả tham khảo nhiều nhất như:
- Học thuyết 1: Học thuyết vô ngã chỉ rằng vô minh là sự thiếu hiểu biết hoặc quan niệm sai về bản ngã.
- Học thuyết 2: Học thuyết vô thường cho hay vô minh là sự thiếu hiểu biết hay quan niệm sai lầm về vĩnh cửu.
Vô minh trong Phật giáo nguyên thuỷ
Trong giáo lý Nguyên thủy thì đây là một phần quan trọng giúp chúng sinh hiểu rõ sự phụ thuộc phát sinh điều kiện duy trì chu kỳ sinh tử. Nghiệp phát sinh từ vô minh là điều kiện để xảy ra, che giấu nhận thức bản chất sự vật.
Trong văn bản Abhidharma có nhận thức không rõ về quá khứ trước khi chết của một người và cuộc sống sau khi chết. Vì vậy đây chính là liên kết đầu tiên trong 12 liên kết để bạn hiểu tại sao một thân thể hình thành vào trong sinh tử luân hồi với chu kỳ lặp lại.
Trong Duyên khởi có 12 nhân duyên, sự tái sinh xuất hiện thông qua 12 liên kết bắt nguồn từ vô minh, kết thúc bằng hoại diệt khởi nguồn chu kỳ vô tận của Dukkha.
Vô minh trong Phật giáo đại thừa
Theo Phật giáo Đại thừa, để phá vỡ sự thiếu hiểu biết về thực tại và quá khứ đời trước cần hiểu rõ Tánh không. Đây là nguyên nhân của đau khổ dẫn đến một người phải tái sinh vô tận vào vòng luân hồi. Nhìn thẳng tánh không sẽ mang lại sự thức tỉnh đầy đủ.
Vô minh có 2 mức độ như sau:
- Sự thiếu hiểu biết về tính tuyệt đối, bản chất thiết yếu hiện tượng
- Sự thiếu hiểu biết ngăn cản bạn hiểu chính xác về thế giới tương đối.
Hai loại này chính là 2 sợi chỉ dệt vào với nhau gây ảo tưởng và chúng sinh khó để xác định rõ. Chúng ta thiếu trí tuệ nên tin rằng mọi thứ trên thế giới này luôn vững chắc, chân thật khiến các nhận thức về luật nhân quả, nghiệp lực không phù hợp.
Con đường thoát khỏi vô minh
Trong đó, mỗi người nên áp dụng các cách thức sau để thoát khỏi vô minh:
Trì giới do Phật đưa ra
Giới luật là phương tiện để hành giả rèn luyện bản thân trong khuôn khổ quy định. Khi bạn hành trì giới luật tinh chuyên sẽ mang đến sự thanh tịnh cho thanh tâm, đạt cảnh giới giải thoát sanh tử luân hồi. Lúc này, hành giả sẽ suy nghĩ lời nói, hành động để trở nên tự tại và an lạc hơn. Chính điều này mà giới luật chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống hay trong hệ thống giáo lý đạo Phật.
Nếu người xuất gia tu học mà không có trí tuệ và giải thoát sẽ uổng phí một đời sống, gây ra sự thọ nhận của chúng sanh quá nhiều, rơi vào tam đồ lục đạo.
Đọc kinh/niệm Phật/ trì chú
Để thoát khỏi sự vô minh, mỗi người hãy cần tu luyện trí huệ bằng cách đọc Kinh niệm Phật, trì chú và thực hành Pháp. Đầu tiên, chúng ta cần phát triển sự khôn ngoan để phân biệt các hành vi đạo đức và vô đạo đức. Từ đó mới hiểu bản chất thực tại của thế giới là vô thường, vô ngã.
Làm việc thiện
Đừng quên làm việc thiện mỗi ngày, bất cứ lúc nào để thoát khỏi vô minh. Làm việc thiện giúp chúng ta có sự thanh thản trong tâm hồn, cảm thấy nhẹ nhàng và thoải mái hơn. Hơn nữa còn giúp mỗi người khởi phát tâm từ bi, tích đức phước báo cho bản thân, cuộc sống thoát khỏi khổ đau.
Tỉnh thức trong từng hoàn cảnh
Tỉnh thức chính là nguồn năng lượng sáng đẹp, giúp chúng ta nhận ra điều đang xảy ra trong tâm thức hay hoàn cảnh hiện tại. Khi có nguồn năng lượng sự tỉnh thức thì mọi lời nói và hành động sẽ trở nên linh động và chân thiện.
Lúc này, chúng ta luôn nghĩ, làm những điều mà đem đến niềm an vui, hạnh phúc cho chính mình và người khác. Những điều này tránh đem lại khổ đau và bất an cho chính mình. Sống tỉnh thức trong cuộc đời là ứng dụng thiền tập trong đời sống hàng ngày thông qua năng lượng chánh niệm để thiết lập tuệ giác cho bản thân, gia đình.
Trên đây là những chia sẻ về vô minh là gì, con đường thoát khỏi vô minh đến bạn đọc. Mong rằng mỗi người sẽ có được cho mình những lối đi đúng đắn để xóa tan muộn phiền, cuộc sống nhẹ nhàng, hạnh phúc hơn.
Tin liên quan
Bồ Tát cõi địa ngục là ai? Lời thề không thành Phật nếu địa ngục chưa trống không
Kiến thức 21/11/2024 09:53:01
Bồ Tát cõi địa ngục là ai? Lời thề không thành Phật nếu địa ngục chưa trống không
Kiến thức 21-11-2024 09:53:01
Niệm Phật: 30 Lợi ích thay đổi quá khứ, hiện tại và tương lai
Kiến thức 19/11/2024 08:55:45
Niệm Phật: 30 Lợi ích thay đổi quá khứ, hiện tại và tương lai
Kiến thức 19-11-2024 08:55:45
Hoàng Thần Tài là ai?
Kiến thức 16/11/2024 09:21:17
Hoàng Thần Tài là ai?
Kiến thức 16-11-2024 09:21:17
37 phẩm trợ đạo trong Phật giáo bao gồm những gì?
Kiến thức 15/11/2024 09:09:57
37 phẩm trợ đạo trong Phật giáo bao gồm những gì?
Kiến thức 15-11-2024 09:09:57
Chí tâm đảnh lễ và 6 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo
Kiến thức 12/11/2024 08:47:49
Chí tâm đảnh lễ và 6 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo
Kiến thức 12-11-2024 08:47:49
46 lượt thích 0 bình luận