Chánh ngữ là gì? Bao gồm những gì? Lợi ích tu hành chánh ngữ

22/09/2023 09:42:53 1092 lượt xem

Mỗi chúng ta cần nên rèn luyện chánh ngữ để tạo các nghiệp thiện lành, nhận về phước báu vô lượng. Vậy chánh ngữ trong bát chánh đạo là gì? Lợi ích đem lại khi tu hành ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết nhất cho bạn đọc về vấn đề này.

Chánh ngữ là gì?

Chánh ngữ là các yếu tố không ác ngữ, không nói dối, không nói lời chia rẽ, không nói lời khoe khoang, không hý luận, không nói lời tà ngữ, không thêu dệt. 

chánh ngữ là gì

Chánh ngữ bao gồm những gì?

Thực hiện chánh ngữ chính là việc làm để tạo công đức cho sự tu tập về sau của chúng ta.

Không ác ngữ 

Không ác ngữ trong chánh ngữ chính là việc không nói những lời ác, không chửi mắng, không nhục mạ hay không hăm dọa người khác. Bạn không nói những lời ác độc này sẽ khiến bạn không phải chịu nghiệp ác tạo nên.

chánh ngữ là gì (2)

Không nói dối 

Sự thật có giá trị đem lại kết quả tốt đẹp nhưng có những sự thật khi nói ra mang đến sự đổ vỡ và mâu thuẫn. Tuy nhiên việc tu chánh ngữ là chúng ta không được phép nói dối, ngoại trừ một số hoàn cảnh nhất định không nên nói hết sự thật. 

Một số sự thật mà chúng ta có thể tránh nói ra như:

  • Sự thật gây tổn hại đến nhân phẩm của người khác
  • Sự thật làm chia rẽ tình cảm của mọi người
  • Sự thật gây tổn hại đến sự đoàn kết, sự hưng thịnh, danh dự của đạo Phật
  • Sự thật về quyền lợi quốc gia của mình

Xem thêm: Bát Chánh Đạo là gì? Lợi ích và cách ứng dụng trong cuộc sống

Không nói lời chia rẽ 

Nói lời chia rẽ sẽ hủy hoại đi tình thương giữa người với người, gây mất tình cảm nhân văn. Do đó, chúng ta nên vun vén, bảo vệ tình thương và không nói lời chia rẽ nhau. Khi nói lời chia rẽ sẽ khiến bạn nhận quả báo đau khổ nặng do nghiệp này mang lại.

chánh ngữ là gì (3)

Không nói lời khoe khoang 

Khoe khoang cái hay của mình có, khoe của cải… khiến người khác phải nể phục mình là điều cần tránh khi tu hành chánh ngữ. Việc nói lời khoe khoang quá mức sẽ gây hậu quả ngược lại, khiến cho người ta chán ghét và coi thường mình.  

Chúng ta hãy khiêm tốn, biết kính trên nhường dưới, không khoe khoang bản thân mình. Bởi người khiêm tốn sẽ luôn nhận được sự yêu mến và tin tưởng của mọi người xung quanh.

Xem thêm: Luật nhân quả là gì? Quy luật và câu nói hay về luật nhân quả

Không hý luận 

Không hý luận tức là không nói đùa cợt, giỡn cợt gây mất đi sự trang nghiêm. Thay vào đó bạn nên nói lời nói đàng hoàng, đĩnh đạc, có giá trị. Ngoài ra, đừng nói lời vô ích khiến người khác bận tâm, mất thời gian người nghe. Hãy sử dụng lời nói có sự khôi hài làm tăng thêm sự hấp dẫn trong cuộc trò chuyện.

chánh ngữ là gì (4)

Không nói những lời tà ngữ

Lời nói tà ngữ là những nói bẻ sai sự thật, sai chân lý. Trong chánh ngữ thì chúng ta cần tránh nói những lời tà ngữ này. Ví dụ như người giảng sai Phật pháp làm người nghe đón nhận tu sai, ảnh hưởng đến danh dự của đạo Phật sẽ gánh quả báo nặng nề. 

Tà ngữ là kết quả của người bị bản ngã, cái tôi hay tâm bất thiện chinh phục. Do đó, chúng ta nên tập thiền im lặng hay thiền lạy nhằm buông bỏ cái tôi, ô nhiễm tồn tại ngầm trong tâm. Khi tu tập tức tính tham sân si, tính ngã mạn của bản thân đã bị tính khiêm cung chinh phục.

Không nói lời thêu dệt 

Không nói lời thêu dệt, lời nói thêm bớt không đúng sự thật khiến cho người nghe buồn phiền và khởi tà niệm. Không được xui bảo người khác nói điều thêu dệt chính là bạn đang tu chánh ngữ.  Nói lời thêu dệt là dối gạt chúng sinh gây ra nghiệp báo nghiêm trọng mà mình phải chịu. Do đó, mỗi người cần nên tu chánh ngữ không nói lời thêu dệt để có được tâm thanh bình và an yên.

chánh ngữ là gì (5)

Lợi ích của chánh ngữ

Tu hành chánh ngữ là việc mà mỗi người chúng ta nên thực hành mỗi ngày. Áp dụng chánh ngữ có thể cải thiện cuộc sống chúng ta về nhiều phương diện khác nhau. 

Nói lời hay sẽ giúp bạn có thể truyền đạt tình yêu thương, sự chân thành đến cộng đồng. Đặc biệt thực hành chánh ngữ giúp bạn tránh phạm phải khẩu nghiệp, tránh nhận quả báo nặng nề. 

Bài viết chia sẻ những kiến thức cơ bản về chánh ngữ là gì và những loại chánh ngữ phổ biến. Tu hành chánh ngữ sẽ giúp chúng ta không gây khẩu nghiệp, có được phước báu và sự an yên trong tâm.

55 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Nên Niệm “Nam Mô A Di Đà” Hay “Nam Mô Bổn Sư Thích Ca”?

Kiến thức 04/07/2025 09:48:02

Mây Ngũ Sắc: Biểu tượng thiêng liêng trong đạo Phật

Kiến thức 03/07/2025 10:49:30

Mây Ngũ Sắc: Biểu tượng thiêng liêng trong đạo Phật

Kiến thức 03-07-2025 10:49:30

Bạn đã từng nghe đến mây ngũ sắc hiện tượng kỳ diệu được nhắc đến trong kinh điển Phật giáo như điềm lành từ chư Phật và Bồ Tát? Không chỉ là vẻ đẹp tự nhiên, mây ngũ sắc còn biểu tượng cho từ bi, giác ngộ và sự hiện diện linh thiêng giữa đời thường. Cùng khám phá ý nghĩa sâu sắc của hiện tượng này và thông điệp tỉnh thức mà nó mang lại.
4688 lượt xem 0 Bình luận

Chuông trống Bát nhã trong đạo Phật

Kiến thức 27/06/2025 10:38:51

Chuông trống Bát nhã trong đạo Phật

Kiến thức 27-06-2025 10:38:51

Trong sự kiện hơn 18.000 ngôi chùa cùng lúc cử hành hồi chuông trống Bát Nhã cầu nguyện quốc thái dân an, tiếng chuông ấy không chỉ là nghi lễ truyền thống mà còn là âm thanh của nguyện lực, lòng từ và sự hợp nhất, hướng về một đất nước hòa hợp, an lành trong thời khắc sáp nhập 34 tỉnh thành.
2723 lượt xem 0 Bình luận

Tìm hiểu Đại Nhật Như Lai trong Phật giáo

Kiến thức 26/06/2025 15:04:48

Tìm hiểu Đại Nhật Như Lai trong Phật giáo

Kiến thức 26-06-2025 15:04:48

Đại Nhật Như Lai là pháp thân của Đức Phật Thích Ca, biểu tượng của trí tuệ, từ bi và giác ngộ. Ngài là ánh sáng soi đường, dẫn dắt chúng sinh bước vào chánh đạo, giúp họ nhận ra con đường giải thoát qua tuệ giác.
1302 lượt xem 0 Bình luận

Tam Pháp Ấn: Chìa khóa mở cửa giác ngộ

Kiến thức 26/06/2025 11:04:40

Tam Pháp Ấn: Chìa khóa mở cửa giác ngộ

Kiến thức 26-06-2025 11:04:40

Vô thường, khổ và vô ngã là ba dấu ấn xác định Chánh pháp. Mọi giáo lý Phật dạy đều phải mang đủ ba pháp ấn này; nếu thiếu, chắc chắn không phải Chánh pháp.
6526 lượt xem 0 Bình luận