Nghiệp chướng là gì? Nguồn gốc và cách tiêu trừ nghiệp chướng

25/09/2023 17:48:26 1906 lượt xem

Trong Phật giáo, chúng ta được nghe nhiều về khái niệm nghiệp chướng trong cuộc sống mỗi khi có hoàn cảnh không may. Vậy nghiệp chướng là gì? Nguồn gốc và cách hóa giải như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết nhất cho bạn đọc về nghiệp chướng.

Nghiệp chướng là gì? 

Nghiệp chướng là tạo ra từ chính suy nghĩ, tư tưởng, lời nói, hành động của chính mình và có kết quả sinh ra chướng ngại về sau. 

“Nghiệp” trong nghiệp chướng có nghĩa là khởi đầu, sự tạo nghiệp dựa vào hành động. Đây là hành động tạo nên từ những suy nghĩ, tư tưởng, lời nói của mỗi người. Nghiệp có 2 loại là nghiệp lành và nghiệp ác. “ Chướng” mang ý nghĩa cản trở, ngăn cách. 

Ghép 2 từ lại thì theo Phật giáo, cuộc sống có luật nhân quả, khi tạo nghiệp thiện sẽ nhận được điều may mắn, tốt lành. Khi tạo nghiệp xấu sẽ gây những hệ lụy về sau nên chúng ta cần phải giải nghiệp.

Nghiệp chướng là gì_ Nguồn gốc và cách tiêu trừ nghiệp chướng

Hóa giải nghiệp xấu đòi hỏi con người có trí tuệ sáng suốt và tinh thần kiên định để đưa ra quyết định sáng suốt, quyết đoán. Đặc biệt chúng ta cần cẩn trọng trong suy nghĩ, lời nói, hành động để tránh tạo nghiệp xấu và hậu quả sau này.

Nguồn gốc nghiệp chướng

Nguồn gốc đến từ vô minh ái dục, là do chính chúng ta tự tạo ra. Cụ thể, mỗi người có những suy nghĩ để tạo tác nên hành động, biểu hiện qua thân, khẩu, và ý khác nhau. Do đó những điều xấu, tốt, vui, khổ mà mỗi người nhận được chính là do kết quả của người ấy làm trong quá khứ. Sự sáng suốt, thanh tịnh, sự cao thượng hay thấp hèn đều từ lý nghiệp báo, tự mình tạo nên.

Nghiệp chướng là gì_ Nguồn gốc và cách tiêu trừ nghiệp chướng (2)

Cách tiêu trừ nghiệp chướng

Nghiệp lực là điều khiến chúng ta trở nên bận rộn, bực bội và chứa nhiều phiền muộn. Khi hóa giải sẽ giúp chúng ta có thể đón nhận những điều tốt lành và tâm được thanh tịnh. Giải nghiệp chướng còn giúp chúng ta tiêu trừ những việc ác, lầm lỗi gây ra trong quá khứ để nhận lấy may mắn và niềm vui.

Phóng sinh

Phóng sinh không chỉ là một việc làm từ bi mà còn mang lại những giá trị nhân văn sâu sắc. Dù không thể so sánh với việc cứu người, nhưng giải thoát những sinh linh bé nhỏ khỏi lưỡi dao tàn nhẫn cũng là một nghĩa cử cao đẹp, đem lại phước báo lớn lao.

Khi mở rộng lòng mình để cứu giúp, cuộc sống của bạn cũng sẽ thay đổi theo hướng tốt đẹp hơn, tràn đầy sự bình an và hạnh phúc.

Sám hối việc xấu đã làm

Sám hối chính là việc chúng ta phải nhận lỗi về mình, ăn năn, hối hận, quyết không để phạm lại hay tạo thêm tội lỗi mới. Tuy nhiên những người có nghiệp chướng nặng có thể làm nhiều việc thiện cũng không thể hóa giải hết nghiệp lực do họ gây mà chỉ giảm bớt phần nào. Chúng ta nên niệm Phật đúng cách hàng ngày để tâm hồn thanh tịnh, đem lại niềm an lạc cho cuộc sống.

Nghiệp chướng là gì_ Nguồn gốc và cách tiêu trừ nghiệp chướng (3)

Sống bao dung khi hoàn cảnh không tốt

Thông thường nghiệp chướng phát sinh từ sự tham, sân, si, đố kỵ và khi chúng ta nuôi dưỡng các cảm xúc tiêu cực này sẽ tạo thêm nghiệp ác cho chính mình. Tốt nhất mỗi người nên sống bao dung hơn, tâm thanh tịnh và an nhiên thì nghiệp ác càng giảm bớt. Hãy luôn tha thứ và khoan dung với người khác là cách đơn giản và hiệu quả nhất để tạo nghiệp lành.

Nghiệp chướng là gì_ Nguồn gốc và cách tiêu trừ nghiệp chướng (4)

Đọc Kinh niệm Phật trì giới

Hóa giải nghiệp chướng là gì? Chúng ta nên thực hiện đọc Kinh niệm Phật trì giới để có khả năng phát hiện được lỗi lầm để tiêu trừ. Nghe thuyết pháp, học kinh Phật… giúp mỗi người có được trí tuệ phân định, xác định phương hướng đúng để tu hành. 

Nghiệp chướng là gì_ Nguồn gốc và cách tiêu trừ nghiệp chướng (5)

Ngoài ra, thực hiện công phu tu tập như ngồi thiền, đi thiền hành, niệm Phật, trì chú là để phát triển sức định tâm, duy trì chánh niệm, đạt thành tựu trí tuệ vô lậu, giải thoát. Khi đắc đạo, chứng được tứ thánh quả A La Hán sẽ chấm dứt sự luân hồi sinh tử làm cho khổ đau.

Hoan hỷ khi nhân quả tới

Cuối cùng, chúng ta nên hiểu rằng mọi sự vật sự việc diễn ra đều do nhân quả tạo thành. Do đó mỗi người nên hoan hỷ khi nhân quả tới, cho dù là nhân quả lành hay xấu. Bởi tất thảy nhân quả đều do chúng ta gây dựng nghiệp tạo nên. Để hưởng quả lành thì cần gây dựng nhân thiện lành, làm điều tốt và ngược lại.

Trên đây là những chia sẻ về nghiệp chướng là gì, cách hóa giải hiệu quả. Mong rằng mỗi người sẽ cố gắng tu tập, làm nhiều việc thiện để tích đức cho bản thân, loại trừ nghiệp chướng gây khổ đau.

80 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Nên Niệm “Nam Mô A Di Đà” Hay “Nam Mô Bổn Sư Thích Ca”?

Kiến thức 04/07/2025 09:48:02

Mây Ngũ Sắc: Biểu tượng thiêng liêng trong đạo Phật

Kiến thức 03/07/2025 10:49:30

Mây Ngũ Sắc: Biểu tượng thiêng liêng trong đạo Phật

Kiến thức 03-07-2025 10:49:30

Bạn đã từng nghe đến mây ngũ sắc hiện tượng kỳ diệu được nhắc đến trong kinh điển Phật giáo như điềm lành từ chư Phật và Bồ Tát? Không chỉ là vẻ đẹp tự nhiên, mây ngũ sắc còn biểu tượng cho từ bi, giác ngộ và sự hiện diện linh thiêng giữa đời thường. Cùng khám phá ý nghĩa sâu sắc của hiện tượng này và thông điệp tỉnh thức mà nó mang lại.
4689 lượt xem 0 Bình luận

Chuông trống Bát nhã trong đạo Phật

Kiến thức 27/06/2025 10:38:51

Chuông trống Bát nhã trong đạo Phật

Kiến thức 27-06-2025 10:38:51

Trong sự kiện hơn 18.000 ngôi chùa cùng lúc cử hành hồi chuông trống Bát Nhã cầu nguyện quốc thái dân an, tiếng chuông ấy không chỉ là nghi lễ truyền thống mà còn là âm thanh của nguyện lực, lòng từ và sự hợp nhất, hướng về một đất nước hòa hợp, an lành trong thời khắc sáp nhập 34 tỉnh thành.
2725 lượt xem 0 Bình luận

Tìm hiểu Đại Nhật Như Lai trong Phật giáo

Kiến thức 26/06/2025 15:04:48

Tìm hiểu Đại Nhật Như Lai trong Phật giáo

Kiến thức 26-06-2025 15:04:48

Đại Nhật Như Lai là pháp thân của Đức Phật Thích Ca, biểu tượng của trí tuệ, từ bi và giác ngộ. Ngài là ánh sáng soi đường, dẫn dắt chúng sinh bước vào chánh đạo, giúp họ nhận ra con đường giải thoát qua tuệ giác.
1304 lượt xem 0 Bình luận

Tam Pháp Ấn: Chìa khóa mở cửa giác ngộ

Kiến thức 26/06/2025 11:04:40

Tam Pháp Ấn: Chìa khóa mở cửa giác ngộ

Kiến thức 26-06-2025 11:04:40

Vô thường, khổ và vô ngã là ba dấu ấn xác định Chánh pháp. Mọi giáo lý Phật dạy đều phải mang đủ ba pháp ấn này; nếu thiếu, chắc chắn không phải Chánh pháp.
6526 lượt xem 0 Bình luận