Nghi thức tụng kinh đêm giao thừa 30 Tết chi tiết
Thông thường, theo truyền thống Phật giáo thì trước khi khởi đầu một năm mới hay làm việc gì quan trọng cũng đều tụng Kinh niệm Phật. Vậy tụng kinh giao thừa nên chọn kinh nào? Nghi thức tụng kinh đêm 30 như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết nhất cho bạn đọc về việc tụng kinh đêm giao thừa này.
Tại sao cần tụng kinh vào đêm giao thừa?
Chúng ta khi sống trên đời đều có mong cầu bình an trong tâm và bình an về mọi việc. Đặc biệt là thời điểm sắp bước qua năm mới, tạm biệt năm cũ thì mỗi người đều có tâm niệm tụng kinh để cầu bình an cho mình, gia đình.
Lúc này khi chúng ta tụng Kinh giúp thân khẩu ý được thanh tịnh, gieo thiện lành sẽ nhận được quả tốt và sự an lạc. Làm việc thiện sẽ phát sinh phúc báu, sinh ra quả phước, tạo sự an vui.
Tụng kinh nào tốt nhất đêm giao thừa?
Tụng Kinh giao thừa nên chọn Kinh nào là câu hỏi mà nhiều Phật tử quan tâm. Thực tế, Kinh của Phật đều quý giá với những diệu lý khác nhau từ bình dân đến sâu xa. Pháp của Phật là thuốc trị bệnh, Pháp của Phật không có phân cao thấp hay phân chia mức độ quan trọng. Tất cả các Kinh của Phật giáo sẽ phù hợp cho từng người, từng thời điểm để phát huy hiệu quả tốt nhất.
Khi mỗi người hiểu rõ được kinh Phật và lời Phật dạy mới nhận được lợi ích to lớn. Thông thường vào đêm giao thừa mọi người cầu an nên chọn tụng Kinh Phổ Môn. Còn nếu bạn muốn cầu siêu nên chọn tụng Kinh A Di Đà, Kinh Địa Tạng. Muốn khỏi bệnh nên chọn tụng Kinh Dược Sư, Chú Lăng Nghiêm và Thập Chú, Chú Đại Bi…
Cho dù hành giả chọn tụng Kinh nào cũng đều nhận được công đức vô lượng. Khi tụng kinh vào giao thừa với sự chân thành sẽ giúp bạn nhận được phước báo, đón xuân vui với thiện nghiệp, điềm lành để đạt được sự an khang thịnh vượng.
Xem thêm: Tụng Kinh ngày mùng 1 và ngày rằm thế nào? Tụng Kinh gì? Lưu ý
Nghi thức tụng kinh đêm giao thừa
Tứ chúng vân tập Chánh điện hoặc bàn thờ Phật tư gia, chủ lễ niệm hương, trổi 3 hồi chuông trống Bát Nhã, hoặc đánh 3 hồi chuông.
– Cúng hương:
Hương xông đảnh báu, Giới định huệ hương, Giải thoát tri kiến quý khôn lường, Ngào ngạt khắp muôn phương, Thanh tịnh tâm hương, Đệ tử nguyện cúng dường.
Nam mô Hương Cúng Dường Bồ tát (3 lần)
– Đãnh Lễ Tam Bảo
Chí tâm đảnh lễ Nam mô tận hư không, biến pháp giới, quá, hiện, vị lai thập phương chư Phật, Tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng thường trú Tam Bảo. (1 lạy) O
Chí tâm đảnh lễ Nam mô Ta-bà Giáo chủ Ðiều ngự Bổn Sư Thích-Ca-Mâu-Ni Phật, Ðương lai hạ sanh Di-Lặc Tôn Phật, Ðại Trí Văn-Thù-Sư-Lợi Bồ-tát, Ðại Hạnh Phổ Hiền Bồ-tát, Hộ Pháp Chư Tôn Bồ-tát, Linh Sơn hội thượng Phật Bồ-tát. (1 lạy) O
Chí tâm đảnh lễ Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Ðại Từ Ðại Bi A-Di-Ðà Phật, Ðại Bi Quán Thế Âm Bồ-tát, Ðại Thế Chí Bồ-tát, Ðại nguyện Ðịa Tạng Vương Bồ-tát, Thanh Tịnh Ðại Hải chúng Bồ-tát. (1 lạy) OO
– Tụng: ( vào chuông mõ )
Trên trời dưới trời không bằng Phật, Thế giới mười phương cũng khó sánh
Thế gian có gì con đã thấy, Tất cả không ai bằng Phật vậy.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3 lần)
– Tụng tựa chú lăng nghiêm hoặc chú đại bi
Nam mô Lăng nghiêm hội thượng Phật Bồ Tát…
– Tụng hoặc xướng:
Giao thừa Nguyên đán lễ thiêng liêng, Cung thỉnh mười phương Phật Thánh Hiền.
Duyên giác, Thanh văn cùng liệt Tổ, Thiện thần Hộ pháp với Long thiên.
Thiêu thân liệt Thánh tử vì đạo, Dũ ánh uy quang giáng tọa tiền.
Lễ nhạc hương hoa xin hiến cúng, Nguyện cầu giáng phước lễ Minh niên.
-Tụng:
Nam mô Long hoa Giáo chủ Di Lặc tôn Phật (3 lần).
Đêm nay ngày lành Nguyên Đán Giờ nầy phút thiêng Giao thừa.
Tuân lệ cổ tục ngày xưa Mở cửa nghinh Xuân tiếp phước.
Truyền thừa di phong thuở trước Lên chùa lễ Phật dâng hương.
Cầu minh niên vạn sự cát tường Nguyện Xuân nhật tam nguyên như ý.
Nhớ xưa có Đại sỹ, Đức Di Lặc hóa sinh.
Huyện Phụng Hóa, châu Minh, Thuộc đời Lương Trung Quốc.
Tin vui của trời đất, Ân huệ của nhơn sinh.
Ngài có một thân hình, Đầy từ bi hoan hỷ.
Người có nhiều thần bí, Rất khó nghĩ, khôn lường
Và không ít dị thường, Thật ngờ phàm ngại Thánh
Người có nhiều kỳ hạnh, Nói năng không định lời
Xôn xao trong một thời, Không ai biết sự thật
Có người bảo là Phật, Có kẻ gọi là Thầy
Đi khất thực đó đây, Ai cúng gì cũng lấy
Bị vải treo đầu gậy, Vật phẩm chứa không đầy
Có lúc thấy ở đây, Có khi gặp nơi khác
Khuyên người chớ làm ác, Dạy người nên làm lành
Không ai biết tánh danh, Gọi Bố Đại Hòa thượng
Một hôm Ngài dựng trượng, Tại núi chùa Nhạc Lâm
Ngồi trên đá tịnh tâm, nói bài kệ vắn tắt:
“Rằng ta chơn Di Lặc, Phân thân ngàn muôn ức,
Thường hiện trước mọi người, Mọi người tự không biết”
Nói xong Ngài nhập diệt, Diệt Đông lại sinh Tây
Ứng hóa khắp đó đây, Vận thần thông diệu dụng
Và trong một dịp khác, Trước một số dân chúng
Ngài tuyên bố như vầy:
“Ta có một vị Thầy (Phật)
Mọi người đều không biết, không tô vẽ sơn thếp
Không chạm trổ điêu khắc, không một chút thể sắc
Không một chút cát bụi, sạch sẽ không lau chùi
Thợ vẽ vẽ không thành, kẻ trộm lấy không được
Thể tánh vốn tự nhiên, tuy là có một thể, phân thân ngàn muôn ức”.
Ngài sử dụng thần lực, Hóa hiện khắp nhân thiên.
Dạy vẽ kẻ hữu duyên, Dắt dìu người vô phúc.
Xa lánh đời trần tục, Đưa vào cõi thiên cung.
Hẹn Long Hoa tam hội trùng phùng; Nguyện Đâu Suất nhất sanh thân cận.
Giờ này mọi nhà kính cẩn, Xưng dương tán lễ hồng danh.
Đêm nay trăm họ chí thành, Trân trọng cúng dường vía Thánh.
Trăm hoa hân hạnh, Mừng hóa Phật giáng sinh.
Muôn vật vươn mình, Đón Xuân thiên khai thái.
– Đến đây tất cả chúng con:
Cúi đầu lễ bái, Cầu gia đình hạnh phúc an khương.
Ngửa mặt dâng hương, Nguyện đất nước hòa bình hưng thạnh.
Năm châu an định, bốn bể thanh bình, tình với vô tình, đồng thành Phật đạo.
Nam mô Đương lai hạ sinh Di Lặc Từ Thị tôn Phật (3 lần)
-Xướng:
Bố Đại Hoà Thượng, Di Lặc hóa thân, Giao Thừa mừng đón lễ tân Xuân, Ban phước xuống nhân dân, Hân hạnh muôn phần, Mừng rước lễ sanh thần.
Nam mô Từ Thị Di Lặc Tôn Phật (3 lần)
-Tụng: Tiêu tai cát tường thần chú (3 biến)
-Xướng: Nguyện ngày an lành đêm an lành …
-Tụng: Thất Phật diệt tội chân ngôn… (3 biến)
-Xướng: Tội từ tâm khởi đem tâm sám…
Nam mô Cầu Sám Hối Bồ tát (3 lần)
-Tụng: Ma ha Bát nhã…
-Hồi hướng:
Vừa rồi bao nhiêu công đức, bấy nhiêu hương hoa,
Thành kính thiết tha, nguyện xin dâng cúng.
Chư Phật, Thánh chúng, Hộ pháp thiện thần,
Duy nguyện ai lân, thuỳ từ minh chứng.
-Tụng: Nguyện tiêu tam chướng… Nguyện dĩ…
Phục nguyện: Phật nhựt tăng huy, Pháp luân thường chuyển ….
Tự quy …
-Tụng:
Giao thừa nguyên đán lễ nghiêm trang, Rước Phật đón Xuân lễ đã hoàn
Công đức vô biên ban tất cả, Vui mừng chúc tụng khắp nhân gian
Nam mô Viên Mãn Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần).
Bài viết đã chia sẻ đến bạn đọc về việc tụng kinh giao thừa là loại kinh nên chọn tụng niệm. Thông qua những kiến thức này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về lợi ích tụng niệm để nhận được phước báu cho mình và gia đình.
Tin liên quan
Câu chuyện của Lê Thị Hà: Từ nỗi đau đến nghị lực phi thường
Nhân vật 21/11/2024 11:20:57
Câu chuyện của Lê Thị Hà: Từ nỗi đau đến nghị lực phi thường
Nhân vật 21-11-2024 11:20:57
Đức Phật cảm hóa Angulimāla từ kẻ sát nhân thành người tu đạo
Ứng dụng 16/11/2024 10:43:06
Đức Phật cảm hóa Angulimāla từ kẻ sát nhân thành người tu đạo
Ứng dụng 16-11-2024 10:43:06
Bài văn khấn cúng rằm tháng 10 Giáp Thìn 2024
Phật pháp ứng dụng 14/11/2024 14:42:19
Bài văn khấn cúng rằm tháng 10 Giáp Thìn 2024
Phật pháp ứng dụng 14-11-2024 14:42:19
Có duyên với Phật pháp, tháo gỡ mọi khó khăn trong cuộc sống nhờ bài giảng của Thiền sư Minh Niệm
Nhân vật 14/11/2024 10:11:47
Có duyên với Phật pháp, tháo gỡ mọi khó khăn trong cuộc sống nhờ bài giảng của Thiền sư Minh Niệm
Nhân vật 14-11-2024 10:11:47
Niệm Phật giữ bình tâm đưa người bệnh len qua vách núi hiểm trở
Nhân vật 14/11/2024 09:56:35
Niệm Phật giữ bình tâm đưa người bệnh len qua vách núi hiểm trở
Nhân vật 14-11-2024 09:56:35
52 lượt thích 0 bình luận