Chú Đại Bi là gì? Nguồn gốc, lợi ích và các bước trì tụng
Trì tụng chú Đại Bi sẽ giúp bạn mang tâm từ bi, phát huy thiện tính trở nên thanh tịnh, vô lượng phước, diệt vô lượng tội. Đặc biệt khi hành giả niệm sẽ được sinh về thế giới Cực Lạc. Vậy Chú Đại Bi là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa và các bước trì tụng như thế nào?
Chú Đại Bi là gì?
Chú Đại Bi là bài thần chú thuộc Kinh Đại Bi Tâm Đà Ra Ni của Phật Quan Thế Âm bao gồm có 84 câu và 415 chữ với hai loại là phần hiển và phần mật. Trong đó, phần hiển còn gọi là phần kinh phô ra ý nghĩa, chân lý trong kinh để hành giả tụng niệm, phần mật chính là phần câu chú trong Chú Đại Bi.
Thần Chú này là hình thức bằng lời nói của Đà La Ni, kinh điển sử dụng các âm tiết để truyền tải thông điệp hiệu quả. Từ đó có thể tạo ra trạng thái ý thức đặc biệt và giải phóng chúng sinh đau khổ dưới địa ngục và trần thế.
Nguồn gốc Chú Đại Bi
Chú Đại Bi có nguồn gốc từ Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà Ra Ni, bắt nguồn từ câu chuyện giữa Đức Phật Thích Ca và chư Phật.
Trong kinh có ghi Ngài Quan Thế Âm Bồ Tát bạch với Phật rằng: “ Bạch Đức Thế Tôn, tôi có Chú Đại Bi Tâm Đà Ra Ni. Nay xin được nói ra vì muốn cho tất cả chúng sinh đều hưởng an vui, lìa xa chướng nạn, tiêu trừ bệnh tật, diệt tất cả ác tội nặng, thành tựu tất cả thiện căn, tiêu tan sợ hãi, sống khỏe sống lâu, giàu có, may mắn đủ đầy….Cầu xin Thế Tôn từ bi doãn hứa”.
Xem thêm: Kiến thức Phật giáo
Sau khi Quan Thế Âm Bồ Tát thuyết chú thì tất cả cõi đất sáu phen đều biến động, khắp nơi trời mưa ra hoa báu. Bên cạnh đó, mười phương chư Phật đều vui mừng rạng rỡ và chúng hội khắp nơi đều được quả chứng.
Nội dung Chú Đại Bi 84 biến
Thông thường Chú Đại Bi bao gồm có 84 câu được phiên âm tiếng Việt với nội dung như sau:
Nam-mô Đại-bi Hội-Thượng Phật Bồ-tát (tụng 3 lần).
Thiên-thủ-thiên-nhãn, vô-ngại-Đại-bi-tâm-đà-la-ni.
- Nam-mô-hắc-ra-đát-na-đa-ra-dạ-da
- Nam mô a rị da
- Bà lô kiết đế thước bát ra da
- Bồ Đề tát đỏa bà da
- Ma ha tát đỏa bà da
- Ma ha ca lô ni ca da
- Án
- Tát bàn ra phạt duệ
- Số đát na đát toả
- Nam-mô-tất-kiết-lật-đỏa-y-mông-a-rị-da
- Bà-lô-kiết-đế-thất-Phật-ra-lăng-đà-bà
- Nam mô na ra cẩn trì
- Hê rị, ma ha bàn đa sa mế
- Tát bà a tha đậu du bằng
- A thệ dựng
- Tát bà tát đa
- Na ma bà dà
- Ma phạt đạt đậu đát điệt tha
- Án a bà lô hê
- Lô ca đế
- Ca ra đế
- Di hê rị
- Ma ha bồ đề tát đỏa
- Tát bà tát bà
- ma ra ma ra
- Ma hê ma hê rị đà dựng
- Câu lô câu lô yết mông
- Độ lô độ lô phạt xà da đế
- Ma ha phạt xà da đế
- Đà ra đà ra
- Địa rị ni
- Thất Phật ra da
- Giá ra giá ra
- Mạ mạ phạt ma ra
- Mục đế lệ
- Y có di có
- Thất na thất na
- A ra sâm Phật ra xá lợi
- Phạt sa phạt sâm
- Phật ra xá da
- Hô lô hô lô ma ra
- Hô lô hô lô hê rị
- Thế thôi, thế thôi
- Tất rị tất rị
- Tô rô tô rô
- Bồ Đề dạ Bồ Đề dạ
- Bồ đà dạ bồ đà dạ
- Di đế rị dạ
- Na ra cẩn trì
- Địa rị sắc ni na
- Ba dạ ma na
- Ta bà ha
- Tất đà dạ
- Ta bà ha
- Ma ha tất đà dạ
- Ta bà ha
- Tất đà du nghệ
- Thất bàn ra dạ
- Ta bà ha
- Na ra cẩn trì
- Ta bà ha
- ma ra na ra
- Ta bà ha
- Tất ra tăng a mục khê da
- Ta bà ha
- Ta bà ma ha a tất đà dạ
- Ta bà ha
- Giả kiết ra a tất đà dạ
- Ta bà ha
- Ba đà ma yết tất đà dạ
- Ta bà ha
- Na ra cẩn trì bàn dà ra dạ
- Ta bà ha
- Ma bà rị thắng yết ra dạ
- Ta bà ha
- Nam-mô-hắc-ra-đát-na-đa-ra-dạ-da
- Nam mô a rị da
- Bà lô yết đế
- Thước bàn ra dạ
- Ta bà ha
- Án Tất điện đô
- Mạn đà ra
- Bạt đà dạ
- Ta bà ha
Tụng 3 lần câu Chú 81 đến 84 khi trì biến cuối cùng.
Bạn nên đọc thêm: Giải nghĩa Chú Đại Bi đơn giản và dễ hiểu
Các loại Chú Đại Bi
Theo phân loại thì có 2 loại khác nhau là bản dài và bản ngắn. Cụ thể, chủ yếu do Bất Không Kim Cương và Kim Cương Trí dịch vào giữa thế kỷ thứ 6 để hành giả tham khảo như sau:
Bản dài của Chú Đại Bi
- Thanh Cảnh Quán Tự Tại Bồ Tát Đà La Ni (dịch bởi Bất Không Kim Cương)
- Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Nễ La Kiến Tha Đà La Ni (dịch bởi Kim Cương Trí)
- Quán Tự Tại Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni (dịch bởi Chỉ Không)
- Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Tự Tại Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni Chú (dịch bởi Kim Cương Trí)
Bản ngắn
- Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quan Thế Âm Tự Tại Vương Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Ngại Tự Tại Thanh Cảnh Đại Bi Tâm Đà La Ni (dịch bởi Bất Không Kim Cương)
- Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Thế Âm Bồ Tát Đại Bi Tâm Đà La Ni (dịch bởi Bất không)
- Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni (dịch bởi Già Phạm Đạt Ma)
Bạn nên đọc thêm: Hướng dẫn cách học thuộc Chú Đại Bi nhanh nhất
Ý nghĩa Chú Đại Bi
Việc trì tụng có thể không cần hiểu hết ý nghĩa của nó bởi khi ta chú tâm vào thì thần chú tự biểu lộ ý nghĩa. Tuy nhiên, để các hành giả có thể hiểu thông đạt về chuyện tu hành để có thêm niềm tin thì hãy tham khảo các ý nghĩa sau:
- Trong một ngày đêm mà bạn tụng 5 biến sẽ hóa giải được tội nặng trong trăm nghìn kiếp sinh tử.
- Tụng Chú để diệt trừ tội xâm phạm, tổn hại thức ăn nước uống, tài vật gây ra nghiệp ác. Khi bạn trì tụng thì có 10 phương đạo sư đến làm chứng để tội lỗi được triệt tiêu.
- Trì tụng với sự thành kính, lòng tin tuyệt đối sẽ giúp chúng sanh hóa giải các tội ác lớn như thập ác ngũ nghịch, phạm trai,…
- Muôn loài sẽ được hưởng phước khi chúng ta thực hiện trì chú, tụng kinh hay niệm Phật.
- Niệm Chú còn giúp cho những người lầm lỡ sớm giác ngộ, chuyển xấu thành tốt. Nếu đã phạm vào điều tội lỗi, khi thành tâm sám hối sẽ được tiêu trừ để quay về chính đạo.
- Những người bệnh nặng hay già nua ốm yếu khi tụng Chú Đại Bi sẽ ra đi thanh thản, sớm siêu thoát.
Tác dụng của Chú Đại Bi
Tùy theo căn cơ, duyên nghiệp mỗi người mà sự giác ngộ Phật pháp sẽ khác nhau. Trong đó, tác dụng của Chú Đại Bi được xuất phát từ phát nguyện của Quan Thế Âm mong muốn chúng sinh về cõi Phật… Các công dụng khác nhau đối với từng đối tượng người niệm như sau:
Tác dụng Chú Đại Bi đối với người thường
Mỗi người trong chúng ta nếu thực hiện trì tụng với tất cả tâm thành sẽ đạt được điều mong cầu. Bất cứ ai cũng mong cầu được an lạc, hạnh phúc, có cuộc sống lâu dài.
Công năng đầu tiên phải kể đến của Chú Đại Bi là Cứu Khổ. Bởi khi hoạn nạn, cùng khổ, đau thương, tuyệt vọng nhất thì chúng ta chỉ có một niềm tin vào Đức Quan Thế Âm Bồ Tát. Nhờ đó giúp con người vượt qua cảnh khổ để nhanh chóng tìm đến nơi an lạc, hạnh phúc.
Để chúng ta có thể thoát khỏi cảnh khổ cần hiểu tại sao mà mình lại rơi vào nó, tất cả đau thương bất hạnh, bệnh hoạn, nghèo hèn đều do chính mình gây nên từ bao kiếp trước.
Ngoài ra, thần chú này còn có công năng Diệt Ác Thú, khi chúng ta tâm niệm thì sẽ phát ra nguồn năng lực để mọi loài ác thú đều tránh xa.
Bạn nên đọc thêm: 4 hiện tượng lạ khi trì Chú Đại Bi và 2 biện pháp khắc phục
Tác dụng Chú Đại Bi đối với người tu tập
Đối với người tu tập, thần chú này có tác dụng giúp họ Tuỳ tâm tự tại và Siêu tốc Thượng địa. Khi sử dụng sẽ là phương tiện giải phóng tâm thức khỏi âu lo, dục vọng để bước vào cảnh giới thiền yên bình.
Khi bạn định thiền tốt thì công việc tu tập sẽ thăng lên, giúp họ thăng tiến nhanh chóng vào nấc thang mới khi tu tập. Tuy nhiên việc tu tập nhanh hay chậm còn do duyên nghiệp và ngộ đạo của mỗi người. Mỗi người trong chúng ta hãy cố gắng niệm chú Đại Bi với tất cả tấm lòng thành để nhận về tâm hồn thanh thản, xóa bỏ phiền muộn.
Lợi ích của Chú Đại Bi
Toàn bài chú này có 84 câu nên khi người trì tụng thần chú sẽ nhận được 15 điều lành, không bị 15 thứ hoạnh tử bức hại.
15 điều lành
Những hành giả khi chuyên tâm trì tụng Chú Đại Bi sẽ nhận được 15 điều lành như sau:
- Được sinh ra ở nơi có người lãnh đạo tốt.
- Được sinh ra ở đất nước tốt.
- Sinh ra ở thời điểm tốt.
- Luôn gặp may mắn, nhiều vận may trong cuộc sống.
- Có nhiều người bạn tốt.
- Sáu căn đầy đủ,cơ thể khỏe mạnh, trái tim tinh khiết.
- Không phạm giới cấm.
- Sinh vào gia đình tử tế, anh em hòa thuận thương yêu.
- Giàu có, hạnh phúc và sở hữu nhiều của cải vật chất.
- Nhận được nhiều sự tôn trọng, cung kính và giúp đỡ của người khác.
- Có tài sản mà không bị cướp đoạt.
- Sở hữu được những thứ đúng như mong muốn.
- Long, Thiên, thiện thần thường đi theo hộ vệ.
- Được thấy đức Phật, được nghe pháp chính nơi sinh ra.
- Nghe Chánh pháp có thể ngộ được những ý nghĩa thâm sâu.
Không bị 15 điều xấu
Đặc biệt hơn, khi bạn niệm Chú Đại Bi chuyên tâm, hết lòng tin tưởng có thể giúp bản thân tránh 15 thứ hoạnh tử như sau:
- Chết vì đói, chết vì sự thiếu thốn, khổ sở.
- Tự sát vì oan gia báo thù.
- Chết dưới kẻ thù hay do đối tượng khác trù ếm.
- Chết vì bị áp bức, bị bỏ tù hay giam cầm đánh đập.
- Chết tại các chiến trận, trên các lĩnh vực quân sự.
- Chết vì điên rồ.
- Bị chết vì bị ác thú hổ, lang sói làm hại.
- Bị chết vì rắn độc, bò cạp cắn.
- Bị chết vì thuốc độc, trùng độc.
- Bị chết trôi, chết cháy.
- Bị chết vì phép thuật.
- Chết vì các yếu tố như tà thần, ác quỷ làm hại.
- Chết vì ngã từ cây cao hay bị rơi xuống vực thẳm.
- Bị chết vì sự điên loạn mất trí.
- Bị chết vì bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo.
Các lợi ích khác
Ngoài 15 điều lành và tránh được 15 điều xấu nêu trên thi khi bạn niệm sẽ nhận được lợi ích khác. Cụ thể tất cả mọi phiền não của bạn đều được tiêu trừ, thân khẩu ý thanh tịnh. Trong cuộc sống, nhiều may mắn sẽ đến với hành giả, sẽ không còn những lo lắng thường nhật gây căng thẳng, mệt mỏi.
Bạn nên đọc thêm: Hướng dẫn cách chép kinh Chú Đại Bi chi tiết
Các bước trì tụng Chú Đại Bi
Dưới đây là các bước giúp bạn có thể thực hiện trì tụng dễ dàng để tâm hồn thanh tịnh.
Chuẩn bị tinh thần trước khi trì tụng
Khi đọc Chú, tư tưởng của các hành giả cần thoải mái và chọn lựa không gian niệm chú thanh tịnh. Bên cạnh việc chuẩn bị tinh thần trước khi niệm chú thì bạn cũng cần giữ thân thể sạch sẽ. Cụ thể, bạn hãy tắm gội sạch sẽ, thay đổi y phục trang nghiêm., tránh để cơ thể có mùi hôi khi trì tụng.
Địa điểm, bàn thờ trang nghiêm
Để đạt hiệu quả cao khi trì tụng thì hành giả cần chuẩn bị bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát trang nghiêm. Không gian trì chú cần yên tĩnh, thoáng đãng để tâm hồn bạn được tập trung hơn. Các hành giả cũng nên chuẩn bị trái cây, hoa tươi, nước, đèn, lư hương trước khi trì tụng.
Cách thức ngồi và lạy
Khi tụng kinh Chú Đại Bi, hành giả cần chuẩn bị khăn bông sạch xếp lại làm nơi tọa thiền. Hãy ngồi ở tư thế thoải mái nhất với cách kiết già hoặc hình thức bán già tùy theo. Có nghĩa hành giả ngồi xếp bằng, dùng chân trái gác lên chân phải hay ngược lại tùy ý. Hai lòng bàn tay úp vào nhau hướng chếch ngang cằm.
Cách lạy đúng khi niệm là ngồi tư thế hành thiền, khi lạy chỉ cần cúi gập đầu về phía trước và giữ tư thế khoảng thời gian đủ niệm câu “Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát”. Sau khi niệm xong, hành giả ngồi thẳng dậy.
Cách trì tụng
Nếu ở chỗ đông người hay khi hành giả mới bắt đầu vào tụng niệm thì nên tụng thật to, rõ ràng, giọng điệu trầm hùng, liên tục. Bởi âm thanh tụng phát ra là để nhắc nhở người hành giả chuyên tâm vào lời thần chú. Đồng thời sẽ giúp đánh thức tâm ý bồ đề của bản thân và người xung quanh.
Khi bạn đã quen với việc trì niệm thì có thể niệm chú bằng ý nghĩ mà không cần phát ra tiếng. Cho dù trì kinh Chú Đại Bi bằng bất kỳ hình thức nào thì người tụng phải một lòng hướng Phật. Quá trình trì tụng cần có sự chú tâm, chăm chú vào từng lời, từng chữ để giác ngộ chân lý.
Lưu ý khi trì tụng Chú Đại Bi
Khi tụng kinh Phật Chú Đại bi, hành giả nên nghĩ về điều nào đó cụ thể như:
- Bệnh tật nơi thân thể con người để hình dung ra mình đang được chữa trị.
- Nỗi khổ của người thân để hình dung mình đang trì tụng giúp họ vượt qua.
- Khởi lòng thương xót con vật khi bị giết thịt để hình dung mình đang bên cạnh và trì tụng cho các loài vật nghe.
- Nhìn thấy ông bà, cha mẹ thân già yếu đuối để trì tụng với mong muốn họ sống khỏe.
- Thấy người thân làm nhiều việc bất thiện để trì chú giúp họ sớm tỉnh ngộ, nhận được cơ duyên thấy Phật, học pháp.
Video tụng chú Đại Bi
Các câu hỏi thường gặp khi tụng Chú Đại Bi
Chú Đại Bi 3 biến, 5 biến, 7 biến, 21 biến nghĩa là gì?
Bài Kinh Chú được dịch ra bản tiếng Việt cơ bản có 84 dòng. Hành giả có thể trì tụng lặp đi lặp lại bài kinh gốc bao nhiêu lần tùy ý dựa theo ý thích của mình. Trong đó, mỗi lần là một biến.
- Chú Đại Bi 3 biến là bài kinh chú được hành giả trì tụng lại 3 lần.
- Chú Đại Bi 5 biến là bài kinh chú được hành giả trì tụng lại 5 lần.
- Chú Đại Bi 7 biến là bài kinh chú được hành giả trì tụng lại 7 lần.
- Chú Đại Bi 21 biến là bài kinh chú được hành giả trì tụng lại 21 lần.
Nên tụng Chú Đại Bi bao nhiêu biến?
Thông thường các hành giả được khuyên nên trì tụng ít nhất 5 biến, có nghĩa trì tụng lặp lại 5 lần. Bên cạnh đó, nếu hành giả có nhiều thời gian hơn, có thể chọn niệm 7 biến, 21 biến tùy ý.
Nên tụng Chú Đại Bi khi nào?
Các hành giả có thể niệm chú Đại Bi vào bất cứ thời điểm nào trong ngày tùy theo. Tuy nhiên, tốt nhất nên Niệm vào thời điểm trước khi đi ngủ, đây là lúc cơ thể có sự tĩnh tâm, tập trung và không bị nhiều yếu tố khác tác động.
Chú Đại Bi là gì, ý nghĩa và lợi ích đã được thể hiện rõ nét qua nội dung nêu trên. Nắm vững thông tin về Chú Đại Bi sẽ giúp hành giả có thêm niềm tin để niệm chú. Từ đó mỗi người có thể giác ngộ được những chân lý của Phật Pháp vô biên.
Tin liên quan
19 công đức chí tâm niệm danh hiệu, cúng dường, tán thán ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát
Kiến thức 05/10/2024 10:57:41
19 công đức chí tâm niệm danh hiệu, cúng dường, tán thán ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát
Kiến thức 05-10-2024 10:57:41
Kinh Chuyển Pháp Luân bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật
Kiến thức 01/10/2024 08:20:38
Kinh Chuyển Pháp Luân bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật
Kiến thức 01-10-2024 08:20:38
Câu chuyện hạt cải – Bài học về lẽ sống chết vô thường của Đức Phật
Sách Phật giáo 30/09/2024 14:48:41
Câu chuyện hạt cải – Bài học về lẽ sống chết vô thường của Đức Phật
Sách Phật giáo 30-09-2024 14:48:41
Đức Phật dạy về 4 hạng người đáng thân cận
Kiến thức 24/09/2024 10:13:53
Đức Phật dạy về 4 hạng người đáng thân cận
Kiến thức 24-09-2024 10:13:53
Vì sao nói niệm Phật, lễ Phật có thể tiêu trừ nghiệp chướng?
Kiến thức Phật giáo 24/09/2024 08:57:30
Vì sao nói niệm Phật, lễ Phật có thể tiêu trừ nghiệp chướng?
Kiến thức Phật giáo 24-09-2024 08:57:30
94 lượt thích 0 bình luận