14 loại pháp khí Mật Tông bạn nên tìm hiểu

02/04/2024 10:12:02 108 lượt xem

Pháp khí Mật Tông hỗ trợ việc thực hành pháp sự, trợ ích trong tu chứng Phật pháp. Trong đó, Mật Tông Tây Tạng là môn phái có số lượng pháp khí phong phú với tạo hình đặc biệt như chuông, chày Kim Cang, rìu Kim Cang, kèn Ốc Loa, Kinh Luân,… Xin mời bạn đọc cùng tìm hiểu kỹ hơn về những pháp khí này qua nội dung dưới đây.

Pháp khí Mật Tông là gì?

Pháp khí còn có tên gọi Phật khí, là dụng cụ hỗ trợ người tu hành tu chứng Phật pháp, thực hiện nghi thức Phật giáo. Các Phật sự dùng pháp khí như tu pháp, cúng dường, pháp hội hay được mang theo người. 

Có khá nhiều các loại pháp khí mà Phật giáo Tây Tạng sở hữu đến từ đa dạng vật liệu khác nhau. Mỗi loại pháp khí sở hữu hàm nghĩa tôn giáo riêng biệt và mang đậm màu sắc thần bí. Có 6 loại pháp khí lớn là kính lễ, tán tụng, cúng dường, trì nghiệm, hộ thân, khuyến giáo.  

Các loại pháp khí Mật Tông phổ biến

Như trên chúng ta đã biết có rất nhiều loại pháp khí Phật giáo Tây Tạng khác nhau. Trong đó phải kể đến một số chủng loại pháp khí phổ biến như sau: 

Chuông Kim Cang 

Chuông Kim Cang còn có tên gọi là chuông pháp, là nhạc khí quan trọng trong nghi lễ Mật thừa. Chuông Có cấu tạo 3 phần là chốt Kim Cang, khuân diện và bầu chuông. Ba phần của chuông Kim Cang này đại diện tiêu biểu cho tam giới là Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới. 

14 loại pháp khí Mật Tông bạn nên tìm hiểu

Chuông bên trong rỗng đại diện cho việc 3 cõi trên đều nương vào tánh Không. Mỗi khi âm thanh chuông vang lên làm rung động không gian, xua tan mọi sự phiền não, yêu ma. Đặc biệt khi thực hiện nghi thức thì Chuông và Chày Kim Cang thường đi chung và đặt trang nghiêm cạnh nhau

Chày Kim Cang 

Một trong những pháp khí Mật Tông không thể thiếu là Chày Kim Cang. Chày Kim Cang còn có nhiều tên gọi khác như Kim Cang Chùy, Kim Cương Chùy, Kim Cang Chử,  Kim Cương Chử. 

Chiếc Chày này là biểu tượng của truyền thống Kim Cương thừa, mang nghĩa bất hoại, uy lực và rực rỡ như viên kim cương. Chày Kim Cang biểu trưng cho Phật tính mang tính chất thường hằng. 

14 loại pháp khí Mật Tông bạn nên tìm hiểu (2)

Ngoài ra, pháp khí này cũng có nguồn gốc là Đại Vũ Trụ bao hàm 3 phần là vật chất, tinh thần và trí tuệ. Hầu như các Chư Tôn Kim Cang bộ trong hải nội Mandala đều cầm Chày Kim Cang. Với tạo hình từ 1 đến 9 nhánh chẽ và mỗi nhánh chẽ sẽ mang những hàm ý Phật Giáo khác nhau.

Rìu Kim Cang 

Rìu Kim Cang là một pháp khí Mật Tông có hình dáng giống loại rìu dùng  chiến đấu thời cổ đại. Phần đuôi rìu hình chóp nhọn, chính giữa gắn vào cán dài. Đây là pháp khí đại diện cho đức nhiếp triệu của Như Lai đưa chúng sinh vào trí tuệ Phật. Pháp khí Rìu Kim Cang thể hiện sự bảo vệ tuyệt đối với Phật pháp và Phật pháp là bất khả xâm phạm.

14 loại pháp khí Mật Tông bạn nên tìm hiểu (3)

Dao Phổ Ba (Phurba) – pháp khí Mật Tông

Pháp khí tiếp theo mà chúng tôi muốn giới thiệu đó là Dao Phổ Ba, dạng dao găm hình tam giác. Vũ khí sắc nhọn này có thể đâm xuyên mọi thứ nhưng lại không có gì xuyên qua nó được. Năng lượng xuyên thủng và sự sắc bén của pháp khí này sử dụng trong thực hành tu tập.

14 loại pháp khí Mật Tông bạn nên tìm hiểu (4)

Khi hành giả thực hành pháp này và sử dụng dao Phurba ở đâu thì nơi đó sẽ nhận sự an bình, tránh xa ma chướng. Từ oai lực của pháp khí và đàn pháp này mà sự thực hành pháp bí mật sẽ nhanh chóng đạt thành tựu.

Kinh Luân

Không thể không nhắc đến loại pháp khí Mật Tông độc đáo, tiêu biểu là Kinh Luân. Kinh Luân hay còn có tên gọi là Kim luân, là bánh xe cầu nguyện với một hình trụ xoay trên trục trung tâm. 

Xung quanh trục trung tâm đó được cuộn kinh ghi chân ngôn. Vỏ bên ngoài của bánh xe chạm khảm chân ngôn Lục Tự Đại Minh Chú và biểu tượng Tam muội da hay biểu tượng cát tường cúng dường thù thắng. Loại pháp khí này mang đến năng lượng từ trường an lành tích cực, giúp thân tâm an lạc.

14 loại pháp khí Mật Tông bạn nên tìm hiểu (5)

Có rất nhiều kích thước Kinh Luân khác nhau từ vài centimet cho đến đường kính vài mét. Hơn nữa, chất liệu tạo nên Kinh Luân rất phong phú như vải, da, gỗ, khảm đồng, thếp vàng.

Kèn Ốc Loa 

Kèn Ốc Loa là loại pháp khí có thể tạo ra âm thanh tượng trưng âm “Om” vô cùng uy lực trong các câu mật chú. Âm “Om” là âm thanh khởi đầu của vũ trụ và khởi đầu cho các câu chú trong Phật giáo Tây Tạng.

Kèn Ốc Loa cũng xem là Pháp Loa, biểu tượng cho chánh pháp với sức vang rền và chấn động. Đây cũng là một trong 8 thứ quý báu để cúng dường cho Bổn Tôn hay là một trong 8 thứ bảo vật trong Bát Bảo Cát Tường.

14 loại pháp khí Mật Tông bạn nên tìm hiểu (6)

Trống Damaru

Trống Damaru có 2 mặt từ Ấn Độ và Tây Tạng, được làm từ gỗ và mặt trống  bằng da. Ngoài ra, trống cũng có thể được làm từ xương sọ. Loại pháp khí Mật Tông này có nhiều kích thước từ 10 cm cho đến lớn hơn 30cm. 

Thông thường, trống Damaru dùng trong nghi thức Phật Giáo Tây Tạng, sử dụng bằng 1 tay và lắc trống với cổ tay.  Ở Ấn Độ, chiếc trống này liên quan tới thần Shiva khi đang trình diễn điệu vũ của tanvada. 

14 loại pháp khí Mật Tông bạn nên tìm hiểu (7)

Cờ Tây Tạng

Cờ cầu nguyện Tây Tạng thường được làm bằng vải hình vuông với nhiều gam màu trắng, xanh dương, vàng, xanh lá và đỏ. Lá cò còn có những hình ảnh, thần chú và lời cầu nguyện in bên trên. Tại tâm của lá cờ là hình ảnh con ngựa gió đại diện cho Tam Bảo Phật Giáo. Bốn góc của lá cờ là linh thú Garuda, Rồng, Cọp và Sư Tử Tuyết. Những linh thú này đại diện cho trí tuệ, quyền năng, sự tự tin và vô úy.

Có 2 loại cờ Tây Tạng, loại ngang là Lungta và loại dọc là Darchor. Cờ ngang hình vuông và nối với nhau tại cảnh đỉnh trên cùng bởi sợi dây dài. Người Tây Tạng tin rằng khi treo cờ thì các lời nguyện cầu và thần chú sẽ thổi tới cung trời là là phẩm vật cúng dường tới các hộ thần.

Đặc biệt, cờ Pháp khí Mật Tông này cần được treo đúng ngày, bởi nếu treo sai ngày sẽ đem lại kết quả tiêu cực. Cờ treo lâu bao nhiêu thì mọi chướng ngại sinh ra sẽ lớn hơn.   

14 loại pháp khí Mật Tông bạn nên tìm hiểu (8)

Khata

Tấm lụa mỏng Khata là pháp khí Mật Tông thể hiện sự tôn kính trong Phật giáo Tây Tạng. Tấm lụa mỏng hình chữ nhật với nhiều màu như màu trắng, đỏ, vàng, xanh lam và dài từ 3 thước đến hơn trượng tùy theo. 

Độ dài và màu sắc khata thay đổi tùy theo thân phận, địa vị người được nhận. Có nghĩa người nhận Khata có địa vị càng tôn kính thì khata sẽ càng dài. Thông thường Khata màu trắng được xem là cao quý nhất, đại diện cho sự thuần khuyết, cao thượng.

14 loại pháp khí Mật Tông bạn nên tìm hiểu (9)

Tranh Thang-ka 

Tranh Phật Thang -ka được bồi trục là loại hình nghệ thuật đặc thù của Phật giáo Tây Tạng. Tranh thang-kar khi bảo quản cần tuân theo những quy tắc cơ bản như cuốn tranh theo chiều từ dưới lên trên. Khi chúng ta cuốn tranh ngược lại quy tắc trên chính là sự bất kính, phỉ báng thánh thần. Thang-kar  dùng trong tu hành với tư cách là đối tượng quán đỉnh, chiêm bái.

14 loại pháp khí Mật Tông bạn nên tìm hiểu (10)

Vật khí dùng cúng dường Mandala

Khi áp dụng phương pháp tích tập phước đức trong Mật Tông có rất nhiều pháp khí. Trong đó, pháp đem lại lợi lạc nhiều nhất là pháp cúng dường Mandala. Pháp cúng dường Mandala dùng đồ cúng dường mandala như hạt gạo, cát, đá quý…. lên từng vòng, theo thứ lớp. Cúng dường này đem đến phước báu lợi lạc, giúp cắt bỏ tâm chấp trước, chấp ngã….

14 loại pháp khí Mật Tông bạn nên tìm hiểu (11)

Mạn đà la Kalachakra – Kim Cang Thời Luân

Biểu tượng Kalachakra (Kim Cang Thời Luân) có sự kết hợp của 10 chủng tự mật tông và đại diện cho 10 quyền lực của Phật. Ngoài ra, biểu tượng Kim Cang Thời Luân cũng đại diện cho bàn thờ thập phương chư Phật. Nơi có biểu tượng Kalachakra sẽ nhận được sự cát tường và không bị nạn về đất, nước, gió, lửa.

14 loại pháp khí Mật Tông bạn nên tìm hiểu (12)

Bát Gabbra

Bát Gabbra là chiếc bát được làm từ nắp hộp sọ người, phần lớn từ nắp hộp sọ của cao tăng đại đức căn cứ theo di chúc để lại. Miệng bát và lòng bát khảm bạc, trôn đế kim loại và nắp kim loại.  

Bát sọ người là pháp khí Mật Tông dùng trong nghi thức quán đỉnh. Lúc này thượng sư Mật Tông đựng nước, rượu trong bát nhỏ lên đầu người thụ pháp để đem đến sự gia trì.

14 loại pháp khí Mật Tông bạn nên tìm hiểu (13)

Torma

Torma là đồ ăn làm từ bột mì, bột mạch chín để cúng tế chư Phật Bồ Tát, Bản tôn, vị thần. Ngoài ra Torma cũng dùng để bố thí cho vong hồn, dùng trong quán đỉnh đại diện sự gia trì của thần Bản tôn đến đệ tử.

14 loại pháp khí Mật Tông bạn nên tìm hiểu (14)

Người tu hành cần nhờ vào sự trợ giúp của pháp khí Mật Tông nêu trên để tăng cường trí tuệ và linh cảm, đạt chứng ngộ. Pháp khí được xem là cầu nối để liên kết người tu hành với chư Phật, chúng sinh. Hiểu rõ về các pháp khí này là điều quan trọng đối với mỗi người tu hành chúng ta.

7 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

[Góc Giải Đáp] Tôn kính là gì? Những điều cần tôn kính? 

Kiến thức 02/04/2024 10:12:12

[Góc Giải Đáp] Tôn kính là gì? Những điều cần tôn kính? 

Kiến thức 02-04-2024 10:12:12

Trong cuộc sống hàng ngày chắc hẳn bạn sẽ không thể không có những lúc thể hiện sự tôn kính đến ai đó, đấng thần linh nào đó. Điều này rất dễ hiểu! Vậy tôn kính là gì? Trong Phật giáo có những điều nào cần tôn kính? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết nhất đến bạn đọc về vấn đề tôn kính này.
94 lượt xem 0 Bình luận

Ý nghĩa đặc biệt của 7 vị Phật Dược Sư

Kiến thức 02/04/2024 10:12:08

Ý nghĩa đặc biệt của 7 vị Phật Dược Sư

Kiến thức 02-04-2024 10:12:08

Đức Phật Dược Sư trong Phật giáo có đến 7 hình tướng khác nhau và mang hàm nghĩa tương ứng. Vậy bạn đã biết gì về 7 vị Phật Dược Sư hay chưa? Bài viết dưới đây giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ý nghĩa, phước báo nhận được khi thờ phụng các vị Phật Dược Sư này. 
122 lượt xem 0 Bình luận

Top 8 vị Hộ Pháp Mật Tông bạn nên biết

Kiến thức 02/04/2024 10:11:08

Top 8 vị Hộ Pháp Mật Tông bạn nên biết

Kiến thức 02-04-2024 10:11:08

Pháp môn Mật Tông xuất hiện từ thế kỷ 5 với sự kết hợp giữa Ấn Độ giáo và Phật giáo Đại thừa, sau đó đã trở thành tôn giáo chính ở Tây Tạng. Trong pháp môn này thì các vị Hộ Pháp Mật Tông được xem là người có hạnh nguyện truyền bá chánh pháp. Xin mời bạn đọc cùng tìm hiểu kỹ hơn về các vị Hộ pháp này qua nội dung dưới đây. 
174 lượt xem 0 Bình luận

Tìm hiểu về Ngũ Trí Như Lai trong Mật Tông

Kiến thức 02/04/2024 10:08:19

Tìm hiểu về Ngũ Trí Như Lai trong Mật Tông

Kiến thức 02-04-2024 10:08:19

Ngũ Trí Như Lai trong Mật Tông bao gồm năm vị Phật đại diện cho 5 khía cạnh, tích cách hay 5 loại trí tuệ khác nhau với những con đường đi riêng để đạt cảnh giới Niết Bàn. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về thông tin Ngũ Trí Như Lai này qua nội dung dưới đây bạn nhé!
161 lượt xem 0 Bình luận

Cách tu Mật Tông: Điều kiện, nghi thức

Kiến thức 02/04/2024 10:04:35