Bộ vàng mã tất niên gồm những gì? Văn khấn và cách hoá vàng

25/10/2023 16:25:53 827 lượt xem

Lễ cúng tất niên theo phong tục người Việt Nam mang ý nghĩa tâm linh và tinh thần to lớn. Trong đó, ai cũng muốn chuẩn bị mọi thứ đầy đủ và thật tươm tất ngay từ việc nhỏ như bộ vàng mã cúng tất niên. Vậy bộ vàng mã tất niên gồm có những gì, văn khấn và cách hóa vàng đúng như thế nào? Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có thêm những kiến thức hữu ích để chuẩn bị lễ tất niên hiệu quả.

Bộ vàng mã tất niên bao gồm những gì? 

Tùy từng vùng miền, địa phương khác nhau mà sẽ có những điểm khác biệt trong mâm lễ vàng mã chuẩn bị cúng tất niên. Ngoài ra, cũng tùy điều kiện hoàn cảnh, tài chính mỗi gia đình mà việc sắm sửa vàng mã với số lượng nhiều hay ít.

Trong đó, một số loại vàng mã cơ bản dùng để cúng tất niên như:

  • Các đinh tiền như tiền thiên khối, tiền đô la, tiền polymer…
  • Các thếp vàng
  • Sớ cúng tất niên
  • Quần áo, đồ dùng cho người đã mất tùy ý gia chủ…
  • Các vật dụng thiết yếu bằng vàng mã khác

Bộ vàng mã tất niên bao gồm những gì_ Văn khấn và cách hoá vàng đúng

Lưu ý khi chuẩn bị bộ vàng mã tất niên

Thông thường lễ cúng tất niên được diễn ra vào ngày 29/ 12 âm lịch đối với tháng thiếu và ngày 30/12 âm lịch đối với tháng đủ. Khi chuẩn bị tiền vàng cúng tất niên, bạn cần lưu ý như sau:

  • Không sắm quá nhiều vàng mã gây lãng phí mà chủ yếu bạn cần có sự thành tâm đối với tổ tiên, các vị thần Phật che chở. Bởi không phải càng sắm nhiều tiền vàng mã sẽ càng được các bề trên phù hộ độ trì.
  • Các cơ sở kinh doanh vàng mã đều có chuẩn bị combo vàng mã cho từng dịp cúng lễ khác nhau. Do đó bạn có thể hỏi mua vàng mã để cúng tất niên mà không cần phải nghiên cứu chọn lựa quá nhiều.

Bộ vàng mã tất niên bao gồm những gì_ Văn khấn và cách hoá vàng đúng (2)

Đốt vàng mã tất niên khi nào?

Vàng mã cúng tất niên được các gia đình hóa ngay sau khi lễ cúng kết thúc và trước khi xin hạ mâm thụ lộc. Gia chủ cần lạy xin phép rồi tiến hành hóa vàng mã. Lưu ý khi hóa vàng thì phần tiền và vàng cần được hóa trước cho các gia thần, sau đó gia chủ hóa đến đồ dùng của tổ tiên.

Bộ vàng mã tất niên bao gồm những gì_ Văn khấn và cách hoá vàng đúng (3)

Văn khấn đốt vàng mã tất niên

Con Nam mô A Di Đà Phật (đọc lặp lại 3 lần, đồng thời chắp tay khấn vái 3 lần)

Con lạy chín phương trời, con lạy chư Phật mười phương

Con lại Hoàng Thiên Hậu Thổ, lạy chư vị tôn thần nơi đây

Con lạy các ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài Thổ địa, các vị Táo quân, vị Long mạch Tôn Thần.

Con lạy các cụ tổ khảo, lạy các cụ tổ tỷ, các cụ tổ tiên nội ngoại.

Hôm nay là ngày 30 tháng chạp năm……….

Gia chủ chúng con là:………., năm nay ….. tuổi

Nay ngụ tại:……….

Nhân dịp năm cũ sắp qua, năm mới đang tới, chúng con thành tâm sửa biện các lễ vật, hương hoa kính cẩn dâng lên trước án, xin lễ tạ các bậc Tôn thần, tổ tiên.

Kính xin được phù hộ độ trì, mọi điều tốt lành, con cháu bình an được hưởng tài lộc trong năm mới. Với lòng thành kính dâng, cúi xin chứng giám soi xét cho chúng con.

Con Nam mô A Di Đà Phật (đọc lặp lại 3 lần kèm chắp tay vái 3 lạy)

Bộ vàng mã tất niên bao gồm những gì_ Văn khấn và cách hoá vàng đúng (4)

Xem thêm: 5 Bài văn khấn cúng tất niên trong nhà, ngoài trời cuối năm 2023

Cách hóa vàng mã tất niên đúng

Người xưa quan niệm khi hóa vàng cúng tất niên thì phần tiền vàng của gia thần phải hóa trước của tổ tiên. Tại nơi đốt vàng mã, người ta sẽ đặt vài ba cây mía dài  làm “đòn gánh” cho linh hồn mang hàng hóa theo.

Bộ vàng mã tất niên bao gồm những gì_ Văn khấn và cách hoá vàng đúng (5)

Chúng ta không nên hóa vàng mã quá nhiều dẫn đến sự lãng phí tiền của một cách không cần thiết. Mỗi gia đình chỉ cần thể hiện lòng thành của mình với những đồ vàng mã tùy tâm để dâng lên tổ tiên. Ngoài ra, khi hóa vàng cần đốt sạch sẽ hết thành tro tàn rồi bạn rắc chút rượu lên làm tắt đám cháy. Điều này cũng tránh để hỏa hoạn xảy ra gây mất an toàn.

Xem thêm: 23 món quà tặng tất niên ý nghĩa Giáp Thìn 2024

Trên đây là những chia sẻ về việc chọn bộ vàng mã cúng tất niên và cách hóa vàng chính xác. Mong rằng bạn đọc sẽ có thêm những kiến thức bổ ích khi chuẩn bị lễ cúng tất niên để gia đình sum họp.

Đăng ký cầu an

Quý Phật tử có thể phát tâm công đức cho
Văn phòng Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam theo thông tin sau:

STK: 12 12 12 5577

Tên tài khoản: Văn phòng Trung Ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB)

63 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Văn khấn nguyện Phật Dược Sư cầu an, tiêu trừ bệnh tật

Sự kiện 23/01/2025 11:17:10

Nghi thức tụng kinh cầu an đầu năm chuẩn

Sự kiện 23/01/2025 11:11:04

Nghi thức tụng kinh cầu an đầu năm chuẩn

Sự kiện 23-01-2025 11:11:04

Tụng niệm là hành động đọc và nhớ lời Phật dạy, là sự kết hợp giữa miệng và tâm để tạo nên một sự tập trung sâu sắc vào lời kinh, giúp thanh lọc tâm hồn và hướng con người đến những giá trị đạo đức, tinh thần.
538 lượt xem 0 Bình luận

Bài tụng kinh cầu an tại nhà: Tụng Kinh gì? Ý nghĩa

Sự kiện 23/01/2025 11:05:17

Bài tụng kinh cầu an tại nhà: Tụng Kinh gì? Ý nghĩa

Sự kiện 23-01-2025 11:05:17

Tụng kinh cầu an tại nhà là nghi thức giúp gia đình cầu mong bình an, sức khỏe và hạnh phúc. Qua việc tụng kinh, gia đình thể hiện lòng kính trọng với Phật và tổ tiên, tạo không gian bình yên và thanh tịnh.
240 lượt xem 0 Bình luận

Tụng kinh ngày 23 tháng chạp: Tụng Kinh gì? Hướng dẫn, nghi thức

Tết An Viên 20/01/2025 17:00:55

Tụng kinh ngày 23 tháng chạp: Tụng Kinh gì? Hướng dẫn, nghi thức

Tết An Viên 20-01-2025 17:00:55

Ngày 23 tháng Chạp hàng năm là ngày cúng ông Công ông Táo về trời. Bên cạnh việc chuẩn bị lễ vật cúng bái, nhiều gia đình còn lựa chọn tụng kinh như một hình thức thể hiện lòng thành kính và cầu mong bình an cho gia đạo. Vậy ngày 23 tháng Chạp tụng kinh gì? Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết cách tụng kinh ngày 23 tháng Chạp chuẩn, bao gồm cả nghi thức và ý nghĩa của việc làm này.
189 lượt xem 0 Bình luận

Cách cúng giao thừa ở chung cư: Đồ lễ, lưu ý, ý nghĩa

Tết An Viên 18/01/2025 18:07:01