Ngày rút chân nhang vào ngày nào? 5 bước rút chân nhang đúng cách

02/11/2023 08:51:29 491 lượt xem

Việc rút chân nhang trong bát hương trên bàn thờ Tổ tiên, bàn thờ Thần tài thường được làm vào dịp cuối năm. Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào từng văn hoá địa phương sẽ có những ngày rút chân nhang phù hợp. Để rõ hơn chúng ta hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Ngày rút chân nhang vào ngày nào?

Thờ cúng tổ tiên, thần linh vốn là truyền thống thiêng liêng của người Việt bao đời. Theo quan niệm xưa, bát hương trên ban thờ không được phép tự ý xê dịch. Bởi như thế sẽ làm động đến phần âm trong gia đình và từ đó ảnh hưởng đến những người đang sống. Do vậy, việc thay tro bát hương và tỉa chân nhang rất quan trọng cần phải thực hiện đúng cách, đúng thời điểm. Thường việc rút chân nhang sẽ được thực hiện cuối năm, bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp, ông Công, ông Táo về trời đến trước 30 Tết. 

Đồ dùng bao sái ban thờ thường được sử dụng riêng, tuyệt đối không chung đụng. Nước lau bàn thờ trước tiên là nước sạch sau đó dùng rượu trắng với gừng hoặc nước vang – nước ngũ vị hương để lau sạch bàn thờ. 

Ngày rút chân nhang vào ngày nào_ Cách rút chân nhang với 5 bước

Nhiều người mong muốn thực hiện rút chân nhang vào ngày tốt để mang muốn một năm mới đón tài lộc, bình an và hạnh phúc. Và Tết Nguyên Đán là dịp để trang hoàng nhà cửa, bao sái ban thờ tổ tiên, thần linh. Tuy nhiên, khi thực hiện việc bao sái, dọn dẹp, rút chân nhang cần di dời nhẹ nhàng, tránh làm rơi các vật dụng trên ban thờ. Đồ vật nào không dùng đem hoá tro, riềng đồ vật nào không đốt có thể rửa sạch sẽ cất bảo nơi thanh tịnh. 

Trước khi rút chân nhang, gia chủ nên dân lễ, thắp hương xin phép các vị thần linh, tổ viên đang thờ cúng. Đặc biệt, trong quá trình bao sái ban thờ gia chủ nên mở rộng cửa chính, thắp sáng không gian thờ cúng.

Xem thêm: Thắp nhang bị gãy chân nhang có sao không? Nguyên nhân và cách xử lý

Cách rút chân nhang bằng 5 bước

Xin phép tổ tiên và thần linh, thổ công

Trước khi tiến hành bao sái ban thờ, rút chân nhang chúng ta cần phải tắm gội sạch sẽ, ăn mặc chỉn chu, gọn gàng, sạch sẽ sau đó thắp nhang để thông báo với ông bà, tổ tiên, thần linh về việc sắp sửa dọn dẹp bàn thờ. 

Việc làm này mang ý nghĩa quan trọng để tránh động chạm đến phần âm ảnh hưởng đến bề trên, thậm chí ảnh hưởng đến đường tài lộc, công danh của thành viên trong gia đình.

Tiến hành đọc bài văn tỉa rút chân nhang

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con xin tấu lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương

Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ con là:………………Ngụ tại:………………….

Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đó dòng họ X. (họ nhà bạn là gì thì thêm vào) tại…… (nhà ở đâu, quê ở đâu thì thêm vào)

Hôm nay là ngày ……………………. con xin phép được bao sái lại bàn thờ Thần tài để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới, mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ X, chấp thuận.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Xem thêm: 3 Bài văn khấn cúng rút chân nhang trên bàn thờ chuẩn

Lau dọn bàn thờ

Sau khi đã xin phép và đọc bài văn khấn rút chân nhang, gia chủ cần phải chuẩn bị dụng cụ để bao sái ban thờ. Khi thực hiện lau dọn ban thờ nên sử dụng nước sạch để lau sau đó sử dụng rượu giã gừng hoặc nước ngũ vị rồi lau sạch bằng khăn khô. Khi ban thờ đã sạch sẽ, trang nghiêm gia chủ cẩn thận xếp lại đồ đạc đúng vị trí, gọn gàng. 

Ngày rút chân nhang vào ngày nào_ Cách rút chân nhang với 5 bước (2)

Thắp hương khi hoàn thành

Sau khi đã hoàn thành việc bao sái và rút chân nhang, gia chủ cần thắp nén hương để thông báo với bề trên về việc dọn dẹp đã hoàn thành và mời ông bà, tổ tiên, thần linh về ngự. Bên cạnh đó, có thể chuẩn bị thêm mâm hoa quả, hoa tươi để cúng lên ban thờ trở nên ấm cúng.

Xem thêm: Cháy chân nhang là lành hay dữ? Nguyên nhân và cách xử lý

Lưu ý khi tỉa chân nhang

Việc bao sái và rút chân nhang là việc con cháu nên làm tuy nhiên cũng cần chú ý thực hiện đúng cách để tránh phạm phải những điều kiêng kỵ. Bởi nếu như thực hiện không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến tài lộc, may mắn, sức khỏe của thành viên trong gia đình. Một số lưu ý khi rút chân nhang cần nắm rõ gồm:

  • Người thực hiện rút chân nhang là đàn ông trụ cột trong nhà, chủ nhà hoặc người lo chuyện thờ cúng trong gia đình.
  • Trước khi rút chân nhang người thực hiện cần phải tắm gội sạch sẽ, ăn mặc chỉnh chu, kín đáo, nghiêm túc. Tuyệt đối không được ăn mặc hở hang, chân tay phải sạch sẽ thì mới thực hiện.
  • Sử dụng đồ vật mới để lau ban thờ và tỉa chân nhang hoặc sử dụng đồ chuyên dùng cho việc lau dọn ban thờ, tránh dùng chung vật dụng lau chùi khác lên ban thờ.

Ngày rút chân nhang vào ngày nào_ Cách rút chân nhang với 5 bước (3)

Trên đây là nội dung ngày rút chân nhang vào ngày nào? Cách rút chân nhang với 5 bước mà Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên tổng hợp để gửi đến quý khán giả. Mời quý vị đón đọc thêm nhiều thông tin hữu ích khác tại website bchannel.vn.

Đăng ký cầu an

Quý Phật tử có thể phát tâm công đức cho
Văn phòng Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam theo thông tin sau:

STK: 12 12 12 5577

Tên tài khoản: Văn phòng Trung Ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB)

32 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Ni sư Thích Tâm Trí: Chữ “Duyên” với đạo Phật của vị Ni sư tận tâm

Tết An Viên 13/02/2024 13:59:47

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: ‘Mỗi người Việt Nam đều là một đại sứ văn hoá’

Sự kiện 12/02/2024 11:52:27

Tiến sĩ Phan Bích Thiện: Nỗ lực mang Tết Việt tới xứ người

Sự kiện 12/02/2024 10:02:41

Hành trình trở về quê hương của Ni sư Thích Tâm Trí

Tết An Viên 10/02/2024 17:57:10

Đức Pháp chủ GHPGVN – Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng chúc mừng Tết Giáp Thìn

Tết An Viên 10/02/2024 00:16:38